Bảo vệ người lao động trước nguy cơ sập bẫy lừa đảo qua mạng
Khích lệ tinh thần sáng tạo của người lao động từ phong trào thi đua trở thành "Công nhân giỏi" Nâng cao hiệu quả công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở |
Mới đây, gần 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động huyện Phúc Thọ đã tham dự buổi Giao lưu trực tuyến có chủ đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến người lao động và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng" do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ tổ chức.
Tại đây, đoàn viên, người lao động đã được giải đáp những chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến bản thân mình như: Chế độ bảo hiểm xã hội, tiền lương, chế độ thai sản, điều kiện làm việc và các quy định của pháp luật về lao động, việc làm…
Đáng chú ý, tình trạng lừa đảo, nhất là lừa đảo qua mạng xã hội diễn ra ngày càng tinh vi, không ít trường hợp, trong đó có đoàn viên, người lao động đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây cũng là vấn đề mà đoàn viên, người lao động mong muốn nhận được sự tư vấn, giải đáp của chuyên gia.
Theo đó, chị Hoàng Thị Nguyệt (Chủ tịch Công đoàn Trường Trung học cơ sở Phụng Thượng) mong muốn được tư vấn về những điều cần lưu ý để không sập bẫy tín dụng đen. Còn chị Trần Thị Hợp (Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Tam Hiệp) kiến nghị về cách phòng tránh bị lừa đảo trên mạng...
Buổi giao lưu trực tuyến có chủ đề "Những điểm mới về chính sách liên quan đến người lao động và cách nhận diện, phòng tránh lừa đảo qua mạng". |
Trực tiếp giải đáp những băn khoăn của đoàn viên, người lao động liên quan đến lừa đảo qua mạng, Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu - Cục Truyền thông, Bộ Công an cho hay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì các hình thức xuất hiện lừa đảo qua mạng ngày càng nhiều.
Có số liệu thống kê, tổng số tiền thiệt hại qua các vụ lừa đảo tại Việt Nam là 16 tỷ USD trên tổng số 53 tỷ USD toàn cầu. Con số này có nhiều ý kiến phản biện trái chiều do quá lớn, nhưng phản ánh thực tế danh sách nạn nhân của các vụ lừa đảo trên không gian mạng là rất nhiều và càng ngày càng dài.
Đa số các vụ lừa đảo trực tuyến thường rất khó tìm ra kẻ chủ mưu cầm đầu các đường dây lừa đảo, do nhiều nguyên nhân. Nguyên do, đối tượng gây án không nằm trong lãnh thổ Việt Nam; tài khoản người bị lừa thường là tài khoản ảo… Bởi vậy, đoàn viên, người lao động cần cố gắng không để bị lừa.
Có 24 hình thức lừa đảo chính. Trong đó nổi bật là lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice, dùng công nghệ để ghép mặt và giọng nói của người quen sau đó nhờ chuyển tiền.
Các đối tượng cũng dùng thủ đoạn giả mạo cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án... nói người nhà “vô tình” liên quan đến tội phạm như ma túy, bí mật an ninh...; lừa đảo giả mạo trang thông tin điện tử của các cơ quan, doanh nghiệp như bảo hiểm xã hội, ngân hàng, chứng khoán... thông báo các vấn đề được quan tâm về lương, bảo hiểm.
Chuyên gia giải đáp băn khoăn của đoàn viên, người lao động. |
Bên cạnh đó là các hình thức lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp với mức siêu lợi nhuận; lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng rồi xin lấy lại tiền hoặc lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa; lừa đảo có người gửi bưu kiện, hoặc trúng thưởng, hoặc có khoản tiền ngoại tệ chuyển đến... cần có tiền ứng trước để rút tiền ra...
Nhìn chung, các thủ đoạn lừa đảo chủ yếu nhằm vào sự hám lợi và thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân, Thượng tá Đào Trung Hiếu khuyến cáo người lao động cần chậm lại một nhịp và hết sức tỉnh táo, không tham những tài sản, món quà... không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận “phi thực tế” mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ “việc nhẹ, lương cao”.
Khi có người lạ mặt trên mạng xã hội kết bạn làm quen, mời tham gia các hội nhóm mà không rõ là ai, mục đích thì không nên kết bạn, bắt chuyện, tham gia; không được cung cấp các thông tin cá nhân để đối tượng có thể lợi dụng. Không truy cập vào các đường link lạ... Đồng thời, phải liên hệ với công an khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo hoặc không có cơ sở khẳng định nội dung thì các cá nhân phải báo ngay cho cơ quan chức năng để được hướng dẫn xử lý.
Về các nguy cơ của tín dụng đen, Thượng tá Đào Trung Hiếu cho biết tín dụng đen theo nghĩa hẹp là cho vay lãi nặng, còn theo nghĩa rộng là các dạng huy động và cho vay tín dụng dân sự bất hợp pháp không qua hệ thống ngân hàng, không đăng ký kinh doanh, cũng như không chịu sự quản lý chính thức bởi bất cứ cơ quan quản lý Nhà nước nào. Theo quy định của pháp luật lãi suất cho vay không được quá 20% của khoản vay/năm, vay tín dụng đen thường cao gấp 5 lần quy định này.
Chị Hoàng Thị Nguyệt, Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phụng Thượng mong muốn được tư vấn về những điều cần lưu ý để không sập bẫy tín dụng đen. |
Thời gian qua, những đối tượng này đã tinh vi hơn và chuyển hoạt động lên không gian mạng và thông qua các mạng xã hội với nhiều hình thức, người dân dễ sập bẫy hơn và công tác đấu tranh tội phạm cũng phức tạp hơn. Việc vay qua app rất phổ biến trong công nhân lao động và sinh viên, nhiều trường hợp cần 1 khoản tiền gấp thì tìm đến vay qua app.
Khi người vay không có khả năng chi trả, các tổ chức này thường sẽ “khủng bố, gây sức ép” với người vay thông qua cuộc gọi hoặc gửi tin nhắn gây áp lực buộc họ phải trả khoản vay với lãi suất rất cao. Ngoài ra, thủ đoạn của tội phạm là ghép mặt, ghép hình ảnh của nạn nhân vào các clip đen và tung lên các trang mạng xã hội để gây áp lực, khủng bố tinh thần nạn nhân để đòi nợ.
Nói về cách phòng ngừa, Thượng tá Đào Trung Hiếu nhấn mạnh với đoàn viên, người lao động trước hết đừng đẩy mình vào tình huống phải đi vay tín dụng đen. Trường hợp cần tiền gấp, nên hỏi vay họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp hoặc các quỹ xã hội, quỹ hỗ trợ cho người lao động vay để tăng gia sản xuất, thực hiện phát triển kinh tế gia đình. Điển hình là Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức, lao động nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (HANOI FEI) của LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Trực tiếp nghe tư vấn của chuyên gia với ví dụ sinh động, chị Cao Thị Bích Duyên (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học thị trấn Phúc Thọ) bày tỏ sự phấn khởi đã có thêm nhiều kiến thức pháp luật và nâng cao sự cảnh giác của mình trước những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi trên không gian mạng.
“Những chia sẻ rất hữu ích để tôi và các đoàn viên, người lao động chủ động phòng ngừa được những thủ đoạn của tội phạm lừa đảo. Tôi mong các cấp Công đoàn sẽ có thêm các hoạt động truyền thông chính sách, pháp luật như thế này để đoàn viên có thêm kiến thức bổ ích”, chị Duyên nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tin khác
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công đoàn 19/12/2024 18:25
Phát huy vai trò bảo vệ lợi ích của người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:38
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Khám sức khoẻ miễn phí cho 200 đoàn viên, người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:30
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 17/12/2024 06:36
Thanh Trì: Nhiều hoạt động nữ công thiết thực, hiệu quả
Vì lợi ích đoàn viên 15/12/2024 16:30
Đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo việc làm cho người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 12/12/2024 13:59
Truyền thông, khám tầm soát ung thư cho hơn 1.000 công nhân lao động
Vì lợi ích đoàn viên 09/12/2024 06:16
Infographic: Hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ 2025 của tổ chức Công đoàn Thủ đô
Vì lợi ích đoàn viên 07/12/2024 15:44
Năm 2025, LĐLĐ quận Long Biên tận tâm chăm lo đoàn viên, phát triển tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 07/12/2024 08:14