Bảo vệ bản thân trong mùa cúm
Không chủ quan trước những biến chứng nguy hiểm của cúm A Đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm Cảnh giác biến chứng cúm mùa |
Theo các chuyên gia, tình trạng thời tiết ẩm ướt, thay đổi nhiệt độ đột ngột là điều kiện lý tưởng cho các loại virus cúm phát triển, lây lan. Tuy vậy, nhiều gia đình chủ quan hoặc thiếu các kiến thức liên quan về cúm khiến việc điều trị cho người bệnh không đúng lúc, kịp thời, rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Ghi nhận tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai, từ 2024 đến nay, bệnh viện đã và đang điều trị nhiều ca bệnh cúm mùa. Trong những ngày trời trở lạnh, mưa ẩm thất thường, các ca bệnh có chiều hướng gia tăng.
![]() |
Trung tâm Bệnh nhiệt đới của Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận và điều trị nhiều ca bệnh cúm trở nặng. |
Cụ thể với trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị M. (89 tuổi, Nam Định) được chuyển từ bệnh viện tuyến tỉnh lên Trung tâm Bệnh nhiệt đới trong tình trạng sốt cao, khó thở mỗi lúc một nặng. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp thấp và phổi kém. Khi ở nhà, con cháu của người bệnh chủ quan cho rằng cụ chỉ bị bệnh cảm thông thường nên điều trị tại nhà bằng các loại thuốc không kê đơn. Sau 2 ngày thấy bệnh không có tiến triển tốt mà ngày càng trở nặng hơn, người nhà cho bệnh nhân nhập viện và xin chuyển thẳng lên tuyến trên để điều trị. Bệnh nhân phải thở ôxy và nằm viện điều trị hơn 10 ngày.
Không chỉ với người cao tuổi, người có bệnh mạn tính,… mà trẻ nhỏ cũng rất dễ gặp phải các biến chứng khi bị bệnh cúm. Gia đình chị Ngân có một bạn nhỏ 6 tuổi bị mắc cúm A, gia đình cho cháu uống thuốc tại nhà nhưng vẫn sốt cao 39 độ C không dứt. Khi tới khám bệnh tại bệnh viện thì mới biết cháu bị cúm A. Theo các bác sĩ, trường hợp của cháu may mắn đã đến bệnh viện kịp thời, nếu để thời gian kéo dài hơn nữa có khả năng bệnh cúm sẽ biến chứng, khiến bệnh nhi có thể viêm phổi hoặc co giật.
![]() |
Người dân ngồi chờ lấy thuốc tại Bệnh viện Bạch Mai. |
Theo dược sĩ Nguyễn Ngọc Diệp, điều quan trọng nhất là người dân cần phân biệt được cảm thông thường với các loại cúm A, B để có cách xử lý phù hợp. Nhiều người thường không phân biệt được rõ ràng bệnh cảm thông thường với cúm do virus gây ra do những triệu chứng không rõ rệt những ngày đầu, do đó có thể bỏ qua thời gian thăm khám điều trị tốt nhất.
Bản chất của cảm thông thường là do vi khuẩn gây ra. Khi cơ thể bạn yếu đi, sức đề kháng suy giảm khiến các loại vi khuẩn tấn công và gây ra cảm, có các triệu chứng như sổ mũi, ho, sốt nhẹ.
Trong khi đó, cúm A, B là do các loại virus cúm gây ra, triệu chứng thường nặng hơn như sốt cao liên miên không dứt, ho, khó thở. Cơ thể chúng ta có thể tự đề kháng và tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, nhưng với những người có hệ miễn dịch yếu, người già, trẻ nhỏ thì cần thiết phải có thuốc kê đơn của bác sĩ.
Đối với bệnh cảm thông thường, triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể dùng các loại thuốc điều trị cảm không kê đơn bán phổ biến trên thị trường như Tiffi, Decolgen, Panadol để điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi xuất hiện các dấu hiệu sốt cao nhiều ngày không hạ, khó thở, cần phải đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.
Dược sĩ Ngọc Diệp cũng lưu ý thêm, vào các giai đoạn chuyển mùa như hiện nay, thời tiết thường xuyên thay đổi đột ngột, làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Người dân có thể đề phòng và tự bảo vệ bản thân bằng cách đi tiêm định kỳ vắc xin ngăn ngừa cúm, hoặc mua các bộ test nhanh để phân biệt cúm A/B và Covid-19 có bán phổ biến ở các hiệu thuốc và nhà cung cấp thiết bị y tế trên toàn quốc.
Tuy thế, cũng cần lưu ý rằng, các loại cúm A/B và cảm thông thường có thể diễn ra quanh năm chứ không chỉ riêng vào các thời điểm giao mùa. Hãy có ý thức tự giác bảo vệ bản thân và người nhà để có một môi trường sống khỏe mạnh.
Khuyến cáo của Bộ Y Tế để phòng ngừa bệnh cúm:
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp;
Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng;
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi);
Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng;
Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết;
Tiêm Vaccine cúm mùa phòng bệnh;
Thực hiện lối sống lành mạnh: Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội: Hơn 94.000 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT

Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Quận Long Biên: Huy động sự vào cuộc của các cấp cùng chăm lo tốt hơn cho người lao động

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa được triển khai trong "Tháng Công nhân" năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Quận Tây Hồ thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính
Tin khác

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng
Y tế 23/04/2025 16:34

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Y tế 21/04/2025 14:36

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành
Y tế 21/04/2025 14:21

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34