Bảo hiểm y tế - tấm thẻ vàng bảo vệ sức khỏe mỗi người dân

(LĐTĐ) Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) tăng dần qua các năm, tiệm cận mục tiêu BHYT toàn dân. Cùng đó, hệ thống cơ sở y tế ngày càng được mở rộng, chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt hệ thống y tế cơ sở ngày càng được củng cố, hoàn thiện, qua đó góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc sức khỏe người dân.
Nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế và chất lượng khám chữa bệnh Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7 với ba nhóm đối tượng Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, học sinh, sinh viên từ ngày 1/7/2024

Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 93,35% dân số

Chính sách BHYT là một trong những trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội. Với ý nghĩa, giá trị nhân văn, thiết thực, chính sách BHYT đã ngày càng phát triển và hoàn thiện, tạo điều kiện cho mọi người dân, nhất là các nhóm người yếu thế đều được tiếp cận, tham gia và thụ hưởng các lợi ích, giá trị nhân văn, thiết thực của chính sách ưu việt này.

Bảo hiểm y tế - tấm thẻ vàng bảo vệ sức khỏe mỗi người dân
Hệ thống khám chữa bệnh BHYT được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, giúp người dân thuận lợi trong tiếp cận, sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh BHYT.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng dần qua các năm, tiệm cận mục tiêu BHYT toàn dân. Cụ thể, nếu như năm 2008, toàn quốc có 39,7 triệu người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ đạt 46,1% dân số; đến năm 2015 đạt tỷ lệ 74,87%; thì đến hết năm 2023 đạt tỷ lệ bao phủ 93,35% dân số (tương ứng với 93,6 triệu người tham gia BHYT).

Đặc biệt, trong giai đoạn 2022 đến nay, mặc dù có nhiều khó khăn trong công tác phát triển đối tượng do tác động của dịch bệnh Covid-19, nhưng diện bao phủ BHYT vẫn tăng hằng năm. Hầu hết tất cả các nhóm người có thu nhập thấp, người nghèo, người yếu thế trong xã hội đều đã được tham gia BHYT; được ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương hoặc huy động từ các nguồn lực khác để đóng, hỗ trợ đóng BHYT.

Chất lượng khám chữa bệnh BHYT được đảm bảo, quyền lợi ngày càng nâng cao

BHXH Việt Nam cho biết, hiện nay, cả nước có gần 13 nghìn cơ sở khám chữa bệnh BHYT (gồm khoảng 2.897 cơ sở khám chữa bệnh và gần 10.000 trạm y tế xã). Hệ thống khám chữa bệnh BHYT được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, gồm cả các cơ sở công lập và ngoài công lập đã giúp người dân thuận lợi trong tiếp cận, sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh BHYT.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, số lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh tăng qua từng năm. Trong 15 năm đã có trên 2.120 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT. Năm 2023 có trên 174 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT (tăng gần 2 lần so với năm 2009) của trên 39 triệu người sử dụng thẻ BHYT.

Y tế cơ sở (gồm tuyến huyện và tuyến xã) chiếm 95% số cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Giai đoạn 2018 - 2023, số lượt khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở chiếm khoảng gần 75% trong tổng số lượt khám chữa bệnh BHYT; số chi khám chữa bệnh BHYT tại tuyến này chiếm khoảng 34% tổng số chi khám chữa bệnh BHYT. Qua đó cho thấy vai trò quan trọng của y tế cơ sở trong việc khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT ở tuyến đầu, góp phần nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ y tế.

Song song với việc tăng tỷ lệ bao phủ BHYT và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, Quỹ BHYT được bảo toàn, tăng trưởng bền vững qua các năm trong điều kiện các nguồn lực có hạn. Kiểm soát chi, chống trục lợi, gian lận quỹ được tăng cường; tối ưu hoá trong sử dụng nguồn Quỹ BHYT, cân đối được thu chi và đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT.

Trong 15 năm qua, Quỹ BHYT đã chi trả gần 1 triệu tỷ đồng cho khám chữa bệnh BHYT. Năm 2023, số chi khám chữa bệnh BHYT từ Quỹ BHYT khoảng 123 nghìn tỷ đồng, gấp 8 lần so với năm 2009. Quỹ BHYT đã thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần chăm lo sức khỏe nhân dân.

Bảo hiểm y tế - tấm thẻ vàng bảo vệ sức khỏe mỗi người dân
Quy định về thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đã tạo thuận lợi rất lớn cho người tham gia BHYT. Ảnh minh họa.

Cùng với đó, mức chi trả BHYT và danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật được quỹ BHYT chi trả ngày càng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh BHYT. Nhiều loại thuốc đắt tiền, thuốc điều trị đích để chữa trị bệnh ung thư cũng được được đưa vào Danh mục chi trả của BHYT. Các loại vật tư thay thế đắt tiền như khớp háng nhân tạo, stent động mạch… đã được Quỹ BHYT chi trả hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Về mức chi trả, Luật BHYT sửa đổi năm 2014 đã tăng mức chi BHYT cho người thuộc hộ gia đình nghèo từ 95% lên 100%; người cận nghèo từ 80% lên 95%; nhóm bảo trợ xã hội cũng được Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh. Năm 2023, mức chi khám chữa bệnh BHYT bình quân cho nhóm hưu trí là 6,3 triệu đồng/người; nhóm bảo trợ xã hội là 5 triệu đồng/người, trong đó, mức đóng BHYT bình quân của các nhóm đối tượng là 1,3 triệu đồng/năm.

Đặc biệt, quy định về thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đã tạo thuận lợi rất lớn cho người tham gia BHYT. Từ năm 2016, người tham gia BHYT có thể đến bất kỳ bệnh viện tuyến huyện nào để khám chữa bệnh và từ năm 2021, điều trị nội trú tại bất kỳ bệnh viện tuyến tỉnh nào trong cả nước đều được hưởng quyền lợi như đúng tuyến.

Có thể nói, Quỹ BHYT đã thực sự mang ý nghĩa chia sẻ rất lớn, giữa người khỏe và người có bệnh, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Thực tế những năm qua, ngoài việc chi trả chi phí khám chữa bệnh thông thường, nhiều trường hợp người bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm… đã được Quỹ BHYT chi trả lên tới hàng tỷ đồng/năm.

Gần đây nhất như trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Quốc Trình (19 tuổi, ở tỉnh Thanh Hóa) mắc căn bệnh đặc biệt hiếm Pemphigus á u, sau 7 tháng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai được Quỹ BHYT chi trả gần 800 triệu đồng.

Hay như em Lê Sỹ Đức Phát (ở tỉnh Thanh Hóa) từ 9 tháng tuổi đã phát hiện bị bệnh hemophilia (bệnh máu khó đông), 1 tháng 2 lần phải vào viện để tiêm thuốc. Năm nay, Phát 19 tuổi cũng là từng đấy năm em gắn bó với bệnh viện.

“Nhờ tấm thẻ BHYT thuộc diện bảo trợ xã hội, em được cấp thẻ BHYT miễn phí, đi viện được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh, nên gia đình em không phải chi trả chi phí điều trị. Không có thẻ BHYT thì gia đình em không biết xoay sở thế nào.", em Phát tâm sự.

Được biết, năm 2023, Quỹ BHYT chi trả cho Phát chi phí điều trị là 306 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2024, em bị thủy đậu và bị va đập ở đầu, nên chi phí điều trị lớn, Quỹ BHYT đã chi trả cho em 1,15 tỷ đồng.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao tặng gần 900 triệu đồng hỗ trợ đồng bào tái thiết cuộc sống sau bão

Trao tặng gần 900 triệu đồng hỗ trợ đồng bào tái thiết cuộc sống sau bão

(LĐTĐ) Triển khai chuỗi hoạt động sát cánh cùng các gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam đã trao tặng gần 900 triệu đồng nhằm hỗ trợ đồng bào các địa phương tái thiết cuộc sống.
Rộn ràng Ngày hội hiến máu trong đoàn viên, người lao động Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội

Rộn ràng Ngày hội hiến máu trong đoàn viên, người lao động Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 6/10, tai Khu Công nghiệp Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội), Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội đã tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo năm 2024. Ngày hội đã thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động 10 Công ty thuộc Khu công nghiệp Quang Minh tham gia hưởng ứng.
Hội Luật gia Hà Nội: Tích cực tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, hòa giải ở cơ sở

Hội Luật gia Hà Nội: Tích cực tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, hòa giải ở cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của các luật gia, những năm qua, các cấp Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã năng động, tích cực trong hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải... ở địa phương, góp phần hướng dẫn người dân thực hiện đúng pháp luật.
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

(LĐTĐ) “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời nhìn lại 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" từ UNESCO, khẳng định những nỗ lực không ngừng của Thành phố trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời xây dựng một Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế.
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Tại “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”, thành phố Hà Nội đã giới thiệu về các di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và Quốc gia vinh danh, các đại biểu và quần chúng nhân dân đã được thưởng thức các nét văn hoá đặc sắc nhất của Thăng Long - Hà Nội.
Xúc động hình ảnh Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954

Xúc động hình ảnh Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954

(LĐTĐ) Tại “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” sáng 6/10, người dân Hà Nội được chứng kiến màn thực cảnh tái hiện thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954, khi đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô trong rợp trời cờ, hoa và niềm hân hoan chiến thắng.
Thanh Trì: Chặng đường 70 năm giải phóng

Thanh Trì: Chặng đường 70 năm giải phóng

(LĐTĐ) Cách ngày này đúng 70 năm (6/10/1954), huyện Thanh Trì hoàn toàn giải phóng. Đây là sự kiện, dấu mốc quan trọng khẳng định bề dày lịch sử; niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân về vùng đất giàu truyền thống anh hùng, địa linh nhân kiệt.

Tin khác

Hà Nội: Chính thức triển khai chiến dịch tiêm phòng vắc xin sởi từ ngày 14/10

Hà Nội: Chính thức triển khai chiến dịch tiêm phòng vắc xin sởi từ ngày 14/10

(LĐTĐ) Ngày 4/10, Sở Y tế Hà Nội - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị liên ngành về việc triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn thành phố năm 2024.
Triển khai tiêm vắc xin zona thần kinh tại Việt Nam

Triển khai tiêm vắc xin zona thần kinh tại Việt Nam

(LĐTĐ) Vắc xin zona thần kinh (giời leo) có hiệu quả phòng bệnh lên đến 97% ở người từ 50 tuổi trở lên và đến 87% trên người từ 18 tuổi bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý, đồng thời giảm biến chứng đau thần kinh sau zona và các biến chứng nguy hiểm khác với hiệu quả cao lên đến hơn 90%.
Ngành Y tế Thủ đô nỗ lực hoàn thành sứ mệnh đặc biệt

Ngành Y tế Thủ đô nỗ lực hoàn thành sứ mệnh đặc biệt

Trong suốt 70 năm đồng hành cùng nhân dân Hà Nội sau ngày giải phóng (10/10/1954 - 10/10/2024), thấm nhuần lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành Y tế Thủ đô đã không ngừng phấn đấu, vươn lên hoàn thành sứ mệnh đặc biệt: "chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân". Thời gian qua, ngành Y tế Thủ đô đã từng bước nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đẩy mạnh chuyển đổi số, nhiều kỹ thuật chuyên sâu được triển khai tại các cơ sở y tế, đặc biệt là hiện thực hóa ước mơ ghép tạng từ người cho chết não, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
Bệnh viện Nhi Hà Nội sẵn sàng khám chữa bệnh

Bệnh viện Nhi Hà Nội sẵn sàng khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Từ ngày 9/10, Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho trẻ em trên địa bàn.
Tập huấn quản lý an toàn thực phẩm cho các trường học có bếp ăn tập thể

Tập huấn quản lý an toàn thực phẩm cho các trường học có bếp ăn tập thể

(LĐTĐ) 600 học viên là lãnh đạo quản lý, người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm và tổ giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) tại bếp ăn căng tin trường học các khối mầm non đến trung học cơ sở quận Bắc Từ Liêm, vừa được tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về quản lý ATTP.
Care For Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

Care For Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai) Bộ Y tế đã tổ chức Cuộc thi "Y tế cơ sở giỏi năm 2024" khu vực Nam Bộ, với sự tham dự của 6 đội thi đến từ các tỉnh: Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.
“Tiền mất tật mang” vì chữa bệnh theo cách…truyền miệng

“Tiền mất tật mang” vì chữa bệnh theo cách…truyền miệng

(LĐTĐ) Y khoa hiện đại đã phát triển, nhưng nhiều người dân vẫn tin theo những cách chữa bệnh truyền miệng, “mẹo” chữa bệnh vô căn cứ, phản khoa học như: Nhịn ăn “thanh lọc cơ thể” bằng nước kiềm, sơ cứu đột quỵ bằng cách châm kim vào hai bên dái tai; giảm đau bằng phương pháp ong châm... Đây đều là những cách làm không được kiểm chứng và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe người bệnh.
Thanh Oai: Nhiều học sinh nhập viện nghi do uống nước ngọt miễn phí

Thanh Oai: Nhiều học sinh nhập viện nghi do uống nước ngọt miễn phí

(LĐTĐ) Tin từ huyện Thanh Oai, đã có học sinh Trường THCS Bình Minh, có dấu hiệu ngộ độc sau khi sử dụng nước ngọt đóng chai được phát miễn phí ở cổng trường.
Hà Nội ghi nhận thêm 279 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 279 ca mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Trong tuần qua (từ ngày 20 đến 27/9), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận thêm 279 ca mắc sốt xuất huyết và 18 ổ dịch tại 8 quận, huyện.
Cung ứng, kiểm soát giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão

Cung ứng, kiểm soát giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc, các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu đảm bảo cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão.
Xem thêm
Phiên bản di động