Bao giờ “phủ kín” nước sạch nông thôn?
Tăng tốc “phủ sóng” nước sạch Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung nước sạch theo nhu cầu của người dân |
Vẫn còn nhiều hộ dân chưa có nước sạch
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện tổng công suất nguồn cấp nước từ các nhà máy nước tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt khoảng 1.530.000m3/ngày đêm, trong đó nguồn nước ngầm khoảng 735.000m3/ngày đêm tại 16 nhà máy ngầm và 12 trạm sản xuất nước cục bộ; nguồn nước mặt là 795.000 m3/ngày đêm tại 5 nhà máy nước mặt.
Về mạng lưới cấp nước, khu vực đô thị hệ thống mạng lưới cấp nước đã được phủ kín với tỷ lệ cấp nước đạt 100% và chỉ tiêu cấp nước khoảng 100-150 lít/người/ngày. Tại khu vực nông thôn, từ năm 2021 đến tháng 6/2023, thành phố đã triển khai tổng cộng 5 dự án lớn, đã có thêm 27 xã được đầu tư hệ thống đường ống cấp nước. Trong đó, huyện Đông Anh 7 xã, Phú Xuyên 5 xã, Chương Mỹ 7 xã, Ứng Hòa 4 xã, Sóc Sơn 3 xã, Ba Vì 1 xã với khoảng 62.000 hộ, nâng tổng số xã được cấp nước lên 274/413 xã. Tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch tập trung lên đến 85%. Trong đó, 100% các xã thuộc các huyện Gia Lâm, Phú Xuyên, Mê Linh, Hoài Đức, Thanh Trì và Thị xã Sơn Tây, tương đương 1.037.000 hộ và 3.600.250 dân.
Người dân huyện Hoài Đức phải sử dụng nước giếng khoan để duy trì sinh hoạt khi hệ thống nước sạch ngừng cung cấp nhiều ngày. |
Như vậy, đến nay vẫn còn 139/413 xã, tương đương 183.133 hộ với 372.500 nhân khẩu chưa hoàn thành việc cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung. Để hoàn thiện nốt hệ thống cung cấp nước sạch tại các khu vực này, Sở Xây dựng đã tham mưu báo cáo UBND Thành phố giao 9 đơn vị đang cấp nước trên địa bàn thành phố triển khai tại 127 xã theo hình thức xã hội hóa, 3 xã miền núi hyện Ba Vì do không thể tiếp cận nguồn cấp tập trung, thực hiện hình thức đầu tư công. Riêng 9 xã còn lại của huyện Phúc Thọ, có 2 nhà đầu tư đề xuất dự án, việc lựa chọn nhà thầu sẽ được nhanh chóng triển khai theo quy định để các đơn vị thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2025…
Điều cần nói thêm, dù nhiều địa bàn đã hoàn thành “phủ sóng” nước sạch, song lại nảy sinh bất cập. Một số dự án hợp phần chưa được hoàn thiện đã dẫn đến tình trạng thiếu nước, không đảm bảo nguồn cung trong những ngày cao điểm. Đơn cử như dự án cấp nước cho 14 xã thị trấn thuộc huyện Hoài Đức do Công ty Cổ phần Nước sạch Tây Hà Nội triển khai, dự kiến hoàn thành năm 2018, tuy nhiên đến nay, dự án vẫn đang xây dựng trạm bơm tăng áp số 1,2 và phần ngoài đê của 3 xã Cát Quế, Dương Liễu, Minh khai vẫn chưa triển khai. Thiếu các trạm tăng áp đã dẫn đến tình trạng hàng nghìn hộ dân của Hoài Đức phải sống trong cảnh nhiều ngày không có nước sạch ở cao điểm nắng nóng năm 2023 vừa qua.
Tại huyện Chương Mỹ, dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 8 xã và khu vực lân cận (4 xã) được phê duyệt tiến độ hoàn thành từ năm 2017, nhưng nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Xuân Mai cũng mới chỉ hoàn thành 8/12 xã theo giai đoạn 1 của dự án. Hiện còn 4 xã đang được nhà đầu tư triển khai thi công. Còn dự án cấp nước cho 8 xã của huyện Đan Phượng, đơn vị đầu tư là Công ty nước sạch Tây Hà Nội đang xin gia hạn thời gian thực hiện do vướng mắc một số thủ tục liên quan đến xây dựng và chưa có nguồn cấp nước cho dự án…
Thống kê sơ bộ, hiện nay còn 139 xã trên tổng số 413 xã chưa hoàn thành việc cung cấp nước sạch từ hệ thống tập trung gồm: Đông Anh (2/24 xã), Sóc Sơn (15/26 xã), Thạch Thất (11/23 xã), Đan Phượng (8/16 xã), Quốc Oai (2/21 xã), Phúc Thọ (9/21 xã), Thanh Oai (10/21 xã), Chương Mỹ (15/32 xã), Ứng Hòa (22/29 xã), Mỹ Đức (21/22 xã), Thường Tín (21/29 xã), Ba Vì (3/31 xã). Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không có sự “đột phá”, thì sẽ rất khó để hoàn thành việc “phủ sóng” nước sạch cho người dân nông thông như Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội đã đề ra.
Nhiều vấn đề đặt ra
Từ kết quả giám sát của các đoàn kiểm tra Hội đông nhân dân Thành phố cho thấy, bên cạnh việc cần bám sát tiến độ dự án, nhiều dự án, công trình trạm cấp nước sạch được đầu tư xây dựng hoàn thành từ lâu nhưng chưa hoàn thành quyết toán, nhiều dự án hồ sơ công trình không có hoặc có nhưng không đầy đủ. Công tác thu hồi vốn ngân sách đã đầu tư từ nguồn khấu hao cơ bản cho các dự án, hạng mục còn chậm. Trong khi đó, phần lớn các công trình nước sạch nông thôn lại phân tán, có quy mô nhỏ, nhiều công trình xây dựng không đồng bộ, sau khi bàn giao không sử dụng được ngay, phải đầu tư cải tạo, đầu tư bổ sung mới có khả năng đưa vào khai thác kinh doanh. Thực tế, vốn đầu tư bổ sung lớn gây khó khăn trong việc thu hồi vốn và hoàn trả nguồn vốn ngân sách đã đầu tư, hiệu quả kinh doanh không cao, không thu hút được doanh nghiệp.
Chất lượng nước cũng không đảm bảo ổn định, chưa đáp ứng tiêu chuẩn nước sạch đô thị do vướng mắc về công nghệ cũ, lạc hậu, tỷ lệ thất thoát nước lớn do mạng truyền vận hành xuống cấp. Một số đơn vị vận hành chưa thực hiện đầu đủ quy định về quản lý và giám sát chất lượng nước sau xử lý. Nhiều đơn vị chưa thực hiện bổ sung công nghệ lọc mới theo chỉ đạo của Thành phố, nhiều trạm cấp nước sạch nông thôn đang hoạt động nhưng chưa lắp đồng hồ đo nước đầu vào để làm cơ sở nộp thuế khai thác tài nguyên nước.
Những nguyên nhân này đã dẫn đến tình trạng tỷ lệ người dân sử dụng nguồn nước sạch vẫn chưa cao, nhiều khu vực nước sạch đã đến tận nhà nhưng người dân lại không mặn mà. Đơn cử như tại Mê Linh, mặc dù tiến độ phủ hệ thống cấp nước được triển khai là tương đối tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch lại khá thấp.
Xét trên bình diện toàn huyện, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch mới đạt khoảng 44%, tương ứng với 28.728/65.531 hộ dân toàn huyện. Thực tế hiện nay, tại nhiều xã đã có hệ thống đường ống dẫn nước đến tận nhà, nhưng vẫn còn rất nhiều hộ chưa đồng ý lắp đặt đồng hồ. Hay như tại thị trấn Quang Minh còn hơn 1.200 hộ, xã Tiền Phong còn hơn 1.000 hộ, các đơn vị hành chính khác như Thị trấn Chi Đông, xã Tráng Việt, Mê Linh, Đại Thịnh cũng còn từ 800 - 1.000 hộ chưa lắp đặt đồng hồ sử dụng nước sạch. Một số ý kiến của người dân tại đây cho rằng, họ muốn “nghe ngóng” thêm về khoản đóng góp 3,5 triệu đồng/hộ phục vụ lắp đặt đồng hồ trước khi sử dụng nước sạch. Nhìn chung, đây đều không phải là những vấn đề mới nhưng là những tồn tại đã lâu chưa có hướng giải quyết cụ thể.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 19/12/2024 09:49
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28