Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

(LĐTĐ) Với chủ đề xuyên suốt: “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”, hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 là diễn đàn lớn để Hà Nội và các địa phương khác tại Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp chuyển đổi số và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, hướng đến một tương lai đô thị thông minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Bước tiến mới trong quản lý đô thị thông minh Hà Nội định hướng phát triển trở thành đô thị thông minh, phát triển bền vững Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 sắp diễn ra tại Hà Nội

Sáng 2/12, hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 với chủ đề: “Đô thị thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững” diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.

Hội nghị do Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức.

Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững
Các đại biểu tham quan Triển lãm giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ công nghệ tiên tiến phục vụ xây dựng Thành phố thông minh bên lề hội nghị.

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 hướng đến việc đưa ra các giải pháp công nghệ và chiến lược quản lý giúp các thành phố hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ thông minh và bền vững cho cư dân; được định vị sẽ là điểm đến thường niên uy tín của các chuyên gia về thành phố thông minh trong khu vực và thế giới.

Dự hội nghị về phía đại biểu Trung ương có: Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền các nước tại Việt Nam, lãnh đạo 28 tỉnh, thành phố và doanh nghiệp trong cả nước.

Đại biểu thành phố Hà Nội có: Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Việt Hùng.

Về phía đơn vị tổ chức có ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA).

Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, “Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024” không chỉ là một sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024, mà còn là diễn đàn lớn để Hà Nội và các địa phương khác tại Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp chuyển đổi số và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, hướng đến một tương lai đô thị thông minh, hiện đại, phát triển bền vững.

Với chủ đề xuyên suốt: “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”, hội nghị không chỉ gắn với ba mục tiêu chiến lược mà còn phản ánh những trụ cột chính trong tầm nhìn chiến lược, “tầm nhìn mới, tư duy mới toàn cầu“ trong phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như các địa phương trong khu vực.

“Sự kiện là cơ hội để các nhà lãnh đạo, các chuyên gia, các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu cùng nhau thảo luận, xây dựng những giải pháp đột phá trong các lĩnh vực như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, thành phố thông minh, giao thông thông minh, năng lượng sạch, và môi trường bền vững… Những kinh nghiệm và bài học thực tiễn được chia sẻ tại hội nghị sẽ là động lực quan trọng để Hà Nội và các địa phương trong khu vực nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng các đô thị xanh, thông minh và phát triển bền vững”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ.

Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu tại hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết thêm, trong bài viết ngày 2/9/2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất”.

Những tư tưởng chỉ đạo, định hướng chiến lược đó chính là kim chỉ nam để Hà Nội tiếp tục nỗ lực phấn đấu hơn, tiên phong trong chuyển đổi số, xây dựng “3 trụ cột 1 nền tảng”, là chính quyền số, kinh tế số , xã hội số với nền tảng là văn hoá và công dân số, an ninh an toàn trên không gian mạng.

Hội nghị là minh chứng rõ ràng cho sự cam kết mạnh mẽ của chúng ta trong việc tạo lập một môi trường hợp tác đa cấp độ, với vai trò của Thủ đô, Thành phố kết nối toàn cầu, kết nối chặt chẽ doanh nghiệp, các trường, viện nghiên cứu, các chuyên gia nhà khoa học, với chính quyền và các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển xanh, thông minh, bền vững.

Bên cạnh các phiên thảo luận và tọa đàm chuyên sâu, hội nghị còn mang đến một không gian triển lãm sáng tạo, nơi giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ công nghệ tiên tiến phục vụ xây dựng thành phố thông minh. Với tinh thần “hành động vì tương lai xanh và phát triển bền vững, vì con người trong hệ sinh thái”, thành phố Hà Nội tin rằng Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, đồng thời mang lại nhiều giá trị thiết thực không chỉ cho Hà Nội mà còn cho cả khu vực.

Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA phát biểu tại hội nghị.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA cho hay, về phát triển smart city tại Việt Nam, 48/63 tỉnh, thành phố đang triển khai đề án phát triển đô thị thông minh. Hơn 50 địa phương đã triển khai Trung tâm điều hành thông minh (IOC) cấp tỉnh, và gần 200 IOC cấp huyện.

Các đô thị đều đã hoàn thiện các hạ tầng cơ bản như dữ liệu, truyền dẫn, và giải pháp. Hầu hết các đô thị xây dựng những ứng dụng thông minh để hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp

Đến tháng 12/2023, cả nước có 902 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 42,7%. Tỷ lệ đô thị hóa ngang tầm của châu Á. Kinh tế đô thị đóng góp khoảng 70% GDP cả nước.

“Bài toán đặt ra là làm thế nào để tìm kiếm những động lực phát triển mới trong biến động không ngừng của chính trị, kinh tế, công nghệ. Kinh tế số, Kinh tế xanh, và Công nghệ mới có thể là câu trả lời”, ông Nguyễn Văn Khoa nói.

Trong đó, kinh tế số là thúc đẩy chuyển đổi số các ngành kinh tế truyền thống; Kinh tế xanh là tạo ra sự phát triển bền vững hướng tới môi trường và văn hóa; Công nghệ mới là những ngành công nghiệp mà Việt Nam đang có được sức hấp dẫn lớn như bán dẫn, AI, Automotive.

Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Hà Nội vượt qua rất nhiều khó khăn, nhưng đã chọn cách tiếp cận khác hướng đến phát triển bền vững và hiệu quả phục vụ, hạnh phúc của người dân. Và cũng đã đạt được nhiều thành tựu lớn như: Sẵn sàng hạ tầng 5G với 12.000 trạm BTS, và cáp quang tới 100% hộ gia đình. iHanoi đã có 1,1 triệu tài khoản. 5,4 triệu hồ sơ sức khỏe đã được kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia, và hệ thống bệnh viện, thẻ vé giao thông đang được triển khai.

Trong khuôn khổ hội nghị, Ban Tổ chức kỳ vọng với hơn 80 diễn giả, chuyên gia cùng hơn 1000 quý vị đại biểu tham gia 7 phiên chuyên đề diễn ra trong hôm nay và ngày mai, sẽ lắng nghe, đóng góp ý kiến hữu ích về chính sách, phương thức, công nghệ để các thành phố của Việt Nam nhanh chóng trở lên thông minh hơn, bền vững hơn, đem lại cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc cho người dân.

N.Hoa - P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

(LĐTĐ) Đối với công tác bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp; giao Sở Xây dựng chủ trì với các sở, ngành, ban quản lý dự án và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đến 2/9/2025 phải hoàn thành, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào. Quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý phương án bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái Hồ Tây bổ cập nước hồ về sông Tô Lịch.
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

(LĐTĐ) Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng, mục tiêu của Hà Nội là phát triển Thủ đô hài hòa, theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại” vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả; xây dựng nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh…
Thẻ tín dụng HDBank - Ưu đãi đa tầng, hưởng trọn niềm vui cuối năm

Thẻ tín dụng HDBank - Ưu đãi đa tầng, hưởng trọn niềm vui cuối năm

(LĐTĐ) Gia nhập hội chi tiêu phong cách cùng thẻ tín dụng HDBank để khám phá chuỗi ưu đãi độc quyền dịp cuối năm. Với vô vàn chương trình giảm giá đa tầng hấp dẫn, thẻ tín dụng HDBank không chỉ mang lại lợi ích thiết thực mà còn giúp chủ thẻ tiết kiệm tối đa trong mọi giao dịch, từ ăn uống, di chuyển đến mua sắm, du lịch.
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nghệ An là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển mô hình du lịch cộng đồng và thời gian qua, địa phương này đã từng bước triển khai hiệu quả.
Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

(LĐTĐ) Với chủ đề xuyên suốt: “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”, hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 là diễn đàn lớn để Hà Nội và các địa phương khác tại Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp chuyển đổi số và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, hướng đến một tương lai đô thị thông minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên

Biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I năm 2025, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Dấu ấn Masan Consumer và niềm vui của cổ đông trong năm 2024

Dấu ấn Masan Consumer và niềm vui của cổ đông trong năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng điểm ấn tượng từ mức 89.200 đồng/cổ phiếu lên mức dao động quanh vùng giá 220.000 đồng/cổ phiếu (tháng 11). Mức tăng giá này đã giúp MCH đạt vị trí dẫn đầu top công ty tiêu dùng có giá trị vốn hóa cao nhất tại Việt Nam. Doanh nghiệp đã chi trả cổ tức tiền mặt tổng tỷ lệ 268% và dự kiến sẽ IPO trong năm 2025.

Tin khác

Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

(LĐTĐ) Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp, với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, Quốc hội đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn  bộ máy của hệ thống chính trị

Quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị

(LĐTĐ) Ngày 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Tổng Thư ký Quốc hội: Tinh gọn phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng công việc

Tổng Thư ký Quốc hội: Tinh gọn phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng công việc

(LĐTĐ) Tại cuộc Họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phương án tinh gọn bộ máy ở Quốc hội sẽ có thay đổi và ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ này và nhiệm kỳ sau.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

(LĐTĐ) Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Thị xã Cửa Lò chính thức sáp nhập vào thành phố Vinh

Thị xã Cửa Lò chính thức sáp nhập vào thành phố Vinh

(LĐTĐ) Hôm nay 1/12, thị xã Cửa Lò chính thức sáp nhập vào thành phố Vinh, Nghệ An còn 20 đơn vị hành chính cấp huyện.
Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Liên quan đến điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chịu thuế thu nhập cá nhân, ông Vũ Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho hay, nội dung này Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét điều chỉnh.
Chủ tịch Quốc hội: Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau khi ban hành

Chủ tịch Quốc hội: Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau khi ban hành

(LĐTĐ) Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8.
Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp

Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp

(LĐTĐ) Với đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) biểu quyết tán thành, chiều 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Quốc hội yêu cầu không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô

Quốc hội yêu cầu không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô

(LĐTĐ) Quốc hội yêu cầu triển khai các giải pháp quản lý nhằm ổn định thị trường vàng; nâng cao vai trò quản lý và điều tiết thị trường vàng của Nhà nước theo đúng quy định; không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Quốc hội đồng ý lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an

Quốc hội đồng ý lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an

(LĐTĐ) Kết quả biểu quyết điện tử chiều 30/11, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV cho thấy, có 451/458 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,15% tổng số đại biểu. Quốc hội đã thông qua Luật Dữ liệu.
Xem thêm
Phiên bản di động