Bài toán khai thác “tài nguyên” vỉa hè: Vừa để thông thoáng, vừa có nguồn thu

Sau hơn 1 năm thí điểm, việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè dù còn tồn tại nhiều ý kiến nhưng bước đầu cũng ghi nhận sự chuyển biến tích cực đó là công tác quản lý được đề cao, các tuyến phố cũng trở nên sạch đẹp hơn chứ không chỉ đơn thuần là thu phí cho thuê.
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố Công khai, minh bạch trong quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố

3 nguyên tắc của đề án

“Đề án quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn Hà Nội” được UBND thành phố giao Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì thực hiện đã hoàn thành các khâu khảo sát công phu, kỹ lưỡng. Hiện, Đề án đang được lấy ý kiến phản biện xã hội của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học cũng như chính quyền các địa phương trong diện thực hiện.

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Công, 3 nguyên tắc xây dựng Đề án Quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hà Nội là lòng đường và hè phố được sử dụng cho mục đích chính là phục vụ giao thông. Hè phố phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.

Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố ngoài mục đích giao thông phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc chấp thuận. bảo đảm đúng mục đích và phạm vi cho phép.

Bài toán khai thác “tài nguyên” vỉa hè: Vừa để thông thoáng, vừa có nguồn thu
Sở Xây dựng Hà Nội cùng các chuyên gia tư vấn đã khảo sát toàn diện hiện trạng, kết cấu hè phố.

Căn cứ vào số lượng các tuyến phố đề xuất của 17 quận, huyện, thị xã, Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng, Sở Xây dựng Hà Nội cùng các chuyên gia tư vấn đã khảo sát toàn diện hiện trạng, kết cấu hè phố tại 273 tuyến phố, với 468 đoạn tuyến và 899 hè phố

Từ kết quả khảo sát cùng bài học tham khảo cả trong nước và quốc tế, Đề án thiết lập 6 nhóm tiêu chí sử dụng hè phố. Trong đó, tiêu chí đầu tiên là hè phố phải có chiều rộng tối thiểu 3m trở lên để đáp ứng cho người đi bộ và bố trí hạ tầng kỹ thuật, một phần để kinh doanh và trông giữ phương tiện. Đối với khu phố cổ, cho phép hè phố có chiều rộng nhỏ hơn 3m được kinh doanh trong thời gian tổ chức không gian đi bộ hoặc thời gian khác được UBND quận cấp phép.

Tổ soạn thảo cũng đã đề xuất 9 mô hình trong quản lý, khai thác và sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố nhằm bảo đảm tính khả thi, khả dụng và là cơ sở để áp dụng trên địa bàn thành phố, trong đó ưu tiên tập trung tại khu vực phố cổ, phố cũ. 9 mô hình này được thiết kế dựa trên các tiêu chí khu phố cổ có hè phố nhỏ hơn 3m; các hè phố có bề rộng 3-4,5m; 4,5-6m; 6-7,5m và trên 7,5m.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Công cho biết, khi triển khai, các địa phương căn cứ hiện trạng thực tế hoặc bất cập phát sinh để điều chỉnh, bảo đảm tính linh hoạt. Về thu phí, tổ soạn thảo nghiên cứu kỹ, dựa trên căn cứ của Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mức thu phí cụ thể sẽ được các quận, huyện triển khai chi tiết trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, UBND cấp huyện cũng sẽ lấy ý kiến các hộ dân thuộc biển số nhà khu vực cấp phép kinh đoanh để bảo đảm đồng thuận và có ưu tiên cho người dân đã kinh doanh ở vị trí đó. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các tập thể, cá nhân, Sở Xây dựng đang hoàn thiện Đề án để trình UBND thành phố.

Vai trò của chính quyền cơ sở

Theo ông Vũ Hào Quang, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Tổng hợp và Phân tích Dư luận xã hội, Ủy ban Mặt trật Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, từ lâu người dân Hà Nội đã sử dụng vỉa hè lòng đường làm nơi buôn bán, kinh doanh, tuy nhiên chưa có quy định có tính toàn diện và đồng bộ để quản lý hiệu quả vấn đề này. Thậm chí có tới 22,43% tuyến phố có tình trạng khai thác sử dụng trái phép để trông giữ xe trái phép gây mất an toàn giao thông và trật tự an ninh Thành phố

“Hiện tình trạng chiếm dụng lòng đường, hè phố để buôn bán và làm các loại dịch vụ khác nhau vẫn xảy ra thường xuyên gây bức xúc trong nhân dân và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp, tính thanh lịch văn minh của người Hà Nội”, ông Vũ Hào Quang nhấn mạnh.

Để tiếp tục hoàn thiện Đề án, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đề nghị Đề án phải nêu rõ thời gian thực hiện thí điểm; cần phân cấp kiểm tra xử lý vi phạm và nói rõ chi tiết của bãi để xe.

Đại diện đơn vị được lựa chọn thí điểm thực hiện Đề án, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Trịnh Hoàng Tùng cho biết, trên cơ sở dự thảo Đề án, quận Hoàn Kiếm đã xây dựng bộ tiêu chí cơ chế quản lý để triển khai tới từng phường và công khai tới nhân dân. Quận cũng sẽ áp dụng công nghệ số vào việc cấp phép, thu phí điện tử; sẽ phân theo các nhóm: Hè trông giữ xe, phố kinh doanh dịch vụ…; xác định diện tích sử dụng cho từng tuyến phố và công khai rộng rãi đến người dân.

Trước mắt, quận sẽ triển khai thí điểm 6 tháng tại phố Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo sau đó sẽ rút kinh nghiệm và triển khai rộng trên địa bàn.

Về các nội dung trong đề án, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cũng chia sẻ về quan điểm xuyên suốt của lãnh đạo thành phố Hà Nội đó là quản lý, khai thác có hiệu quả nhằm xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị chứ không phải mục đích thu phí thuê kinh doanh. Từ cơ sở này, rõ ràng vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát và triển khai của chính quyền cơ sở càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Trần Tuấn Dũng
Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 31/3, Đội cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở các nơi bị ảnh hưởng động đất tại Myanmar.
Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: 10/35 BHXH khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới từ ngày 1/4/2025 do đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ.
Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện.
Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025 - 2026 của 30 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đã được công bố. Phụ huynh có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn/) để nắm được thông tin chi tiết.
Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đã xây dựng và đang đưa ra lấy ý kiến về Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức để làm cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Ngày 30/3, Công đoàn Công ty TNHH Cao su INOUE Việt Nam đã phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức thành công Ngày hội thể thao lần thứ hai với sự tham gia của hơn 400 vận động viên là đoàn viên, người lao động của Công ty.

Tin khác

Hà Nội giao đất cho 3 quận, huyện làm công viên, trường học

Hà Nội giao đất cho 3 quận, huyện làm công viên, trường học

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có 5 quyết định giao đất tại các quận, huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Long Biên để thực hiện các dự án.
TP.HCM: 1 năm thu phí sử dụng vỉa hè được 7 tỷ đồng

TP.HCM: 1 năm thu phí sử dụng vỉa hè được 7 tỷ đồng

Sau 1 năm thực hiện việc quản lý, thu phí các hoạt động sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chỉ thu được số tiền 7 tỷ đồng. Điều này khiến dư luận hoài nghi về tính hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM - địa bàn sầm uất các hoạt động kinh doanh, buôn bán, thương mại.
Quận Ba Đình sẽ cắt điện nước đối với hộ dân chậm bàn giao mặt bằng dự án Vành đai 1

Quận Ba Đình sẽ cắt điện nước đối với hộ dân chậm bàn giao mặt bằng dự án Vành đai 1

Nhằm đẩy nhanh dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục và đảm bảo trật tự đô thị, UBND quận Ba Đình sẽ thực hiện biện pháp mạnh với các trường hợp không chấp hành giải phóng mặt bằng.
Nghiên cứu phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên

Nghiên cứu phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên

UBND quận Ba Đình cho biết đang phối hợp với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội nghiên cứu các phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên thông qua cuộc thi kiến trúc quốc tế AIAC 2025 với chủ đề "Reconstruction of LongBien market".
Hà Nội: Sẽ phê duyệt 4 đồ án quy hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong tháng 5

Hà Nội: Sẽ phê duyệt 4 đồ án quy hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong tháng 5

Vừa qua, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 139/TB-VP về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tại buổi làm việc về 4 đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu chung cư cũ Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Hào Nam, quận Đống Đa.
Vì sao xe tự chế vẫn hoành hành trên phố?

Vì sao xe tự chế vẫn hoành hành trên phố?

Đã có rất nhiều sự cố từ nhỏ đến lớn với xe 3, 4 bánh tự chế trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Mặc dù đã bị cấm lưu hành từ lâu, song do thiếu giám sát và chế tài xử lý chưa nghiêm nên dù sau nhiều đợt ra quân xử lý của lực lượng chức năng, những chiếc xe tự chế vẫn đang là “hung thần” đường phố.
Công viên Thống Nhất tiếp tục được tháo rào

Công viên Thống Nhất tiếp tục được tháo rào

Sau hơn 2 năm thực hiện chủ trương “mở cửa”, hàng rào Công viên Thống Nhất khu vực đường Lê Duẩn đang được quận Hai Bà Trưng tiến hành tháo dỡ, đồng bộ với dự án cải tạo vỉa hè phố Lê Duẩn. Từ thành công của “hàng rào mềm” dọc đường Trần Nhân Tông, nhiều ý kiến cho rằng việc tháo dỡ hàng rào là cần thiết, tuy nhiên cũng cần có nhưng “phương án phụ” để vừa hài hoà được cảnh quan, vừa đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực.
Kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh hàng nghìn m2 đất nông nghiệp biến thành kho bãi

Kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh hàng nghìn m2 đất nông nghiệp biến thành kho bãi

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh đất nông nghiệp biến thành kho bãi và thông tin phản ánh lấn đất, đe dọa "xử" người nhà cán bộ...
TP.HCM: Cháy nhiều ki-ốt tại chợ Thanh Đa

TP.HCM: Cháy nhiều ki-ốt tại chợ Thanh Đa

Vụ cháy đã diễn ra hàng giờ, thiêu rụi 7 ki-ốt của các tiểu thương cùng nhiều đồ đạc nhưng không thiệt hại về người.
“Bát nháo” xe khách - Kỳ 4: Hàng nghìn lượt khách lên xuống các “bến cóc” mỗi ngày

“Bát nháo” xe khách - Kỳ 4: Hàng nghìn lượt khách lên xuống các “bến cóc” mỗi ngày

Mỗi ngày, có hàng trăm chuyến xe đi tỉnh xuất phát từ Bến xe Yên Nghĩa đã đón trả khoảng vài nghìn hành khách dọc theo tuyến đường từ bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) tới Vành đai 3 trên cao (Thanh Xuân, Hà Nội).
Xem thêm
Phiên bản di động