Phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số ở Hà Nội:

Bài cuối: Tháo gỡ những “nút thắt”

(LĐTĐ) Mặc dù đã xuất hiện những “điểm sáng” trong phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số tại một số địa phương ở thành phố Hà Nội, tuy nhiên so với yêu cầu, nhiều địa phương vẫn chưa đạt được những mục tiêu như kỳ vọng. Khó khăn được nhắc đến bởi cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan, song để làm tốt công tác phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số bên cạnh việc khắc phục tình trạng “thiếu nguồn”, thì giải pháp hữu hiệu chính là thông qua những đảng viên nữ để tuyên truyền, vận động.
Bài 2: Thiếu nguồn “rào cản” trong phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số ở Hà Nội Bài 1: Phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số: Những bông hoa đẹp từ cơ sở Huyện Đan Phượng: Chú trọng phát triển đảng viên ở doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Tạo nguồn đảng viên nữ để tuyên truyền, vận động

Như đã đề cập ở bài viết trước, công tác phát triển đảng, đặc biệt là đảng viên nữ người dân tộc thiểu số ở xã Ba Vì (huyện Ba Vì) và xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã đạt được một số kết quả khả quan và cho thấy công tác bình đẳng giới được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương rất quan tâm. Song không thể phủ nhận thực tế, việc bình đẳng nam, nữ vẫn còn có một khoảng cách nhất định tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực tế, nhiều phụ nữ năng lực, trình độ còn hạn chế so với nam; thậm chí nhiều người sớm kết hôn, sinh con dẫn đến quá trình phấn đầu, rèn luyện, bồi dưỡng đảng bị ngắt quãng, hay không nhận được sự đồng thuận của gia đình…

Chị Dương Thị Ánh Tuyết, đảng viên trẻ thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội) chia sẻ, khó khăn nhất đối với các chị em khi tham gia vào tổ chức đảng đó chính là thuyết phục và nhận được sự đồng thuận của gia đình. Bởi, nhiều chị em vừa phải tham gia công tác ở cơ quan, đơn vị, làm nương rẫy… nhưng lại vừa phải chăm sóc con cái, gia đình nên khi được giới thiệu, bồi dưỡng kết nạp đảng thường không nhận được sự chia sẻ của gia đình.

Bài cuối: Tháo gỡ những “nút thắt”
Quách Thị Hạnh một trong những nữ đảng viên trẻ tiêu biểu ở thôn 4, xã Tiến Xuân, Thạch Thất (Hà Nội)

Từ chia sẻ của chị Ánh Tuyết, trở lại với câu chuyện của Quách Thị Hạnh, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn 4 (xã Tiến Xuân) và đảng viên trẻ Đinh Thị Phương Thảo, Bí thư Chi đoàn thôn 4 (xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất) để thấy rằng, bên cạnh sự hăng hái, năng nổ tham gia các phong trào thi đua, thì các nữ đảng viên này còn rất khéo léo trong công tác vận động, tuyên truyền. Thậm chí, nhiều trường hợp vừa phải thuyết phục đối tường, vừa phải thuyết phục gia đình đối tượng…

Nhận thức được tầm quan trọng của đảng viên nữ trong việc tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, thanh niên tham gia vào tổ chức đảng tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Song, không phải chi bộ nào cũng có thuận lợi như chi bộ thôn 4 xã Tiến Xuân. Bởi lẽ, để tạo nguồn trước hết cần phải tạo được môi trường thuận lợi cho quần chúng nữ phấn đấu, thể hiện mình; đồng thời định hướng, giúp đỡ để họ vượt qua tâm lý tự ti, vượt qua “rào cản” của gia đình.

Những tấm gương đảng viên nữ người dân tộc thiểu số như Hạnh, Thảo hay Ánh Tuyết… trở thành số nhỏ đại diện cho những đảng viên nữ người dân tộc thiểu số trên địa bàn mình sinh sống, trở thành cầu nối đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống. Đồng thời, góp phần quan trọng cùng cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Từ đó, đem đến nguồn sinh lực mới cho đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng từ cơ sở, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền.

Gỡ “nút thắt” thiếu nguồn

Có thể thấy, công tác phát triển đảng, đặc biệt là đảng viên nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm từ cấp ủy đảng, chính quyền tại các địa phương. Nhưng thực tế cho thấy, công tác tạo nguồn đang gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc thiếu hụt nhân sự, thiếu hụt nguồn đảng viên mới kế cận bởi những vướng mắc cả về khách quan lẫn chủ quan. Như đồng chí Quách Hữu Nghiệp, phó Bí thư Đảng ủy xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) chia sẻ, trong công tác tạo nguồn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và các đoàn thể ở địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên là nữ tham gia…

Bởi thế, nếu cấp ủy đảng, các tổ chức đoàn thể không quan tâm chú ý, các chi bộ chưa làm hết vai trò trách nhiệm trong công tác phát triển đảng viên nói chung, đảng viên nữ người dân tộc thiểu số nói riêng, thì việc thiếu nguồn sẽ không tránh khỏi… Do đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giác ngộ ý tưởng cách mạng và nâng cao nhận thức về đảng cho quần chúng là nữ người dân tộc thiểu số. Và giải pháp cho vấn đề này đó là, cần phải có những nữ đảng viên làm “hạt nhân”, nhất là ở những địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

thieu-nguon-bai-toan-nan-giai-trong-phat-trien-dang-tai-xa-ba-vi-1
Đồng chí Dương Trung Tuấn, Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì, huyện Ba Vì (Hà Nội)

Cùng với việc tìm kiếm, xây dựng các “hạt giống đỏ” là nữ, một trong những “nút thắt” tại địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chính là việc “thiếu nguồn”. Thực tế, việc thanh niên đi làm ăn xa ở các thành phố lớn khiến lực lượng “nguồn” kết nạp đảng tại nông thôn gặp khó, không phải đến thời điểm này mới xảy ra, mà thực trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay. Và để tháo gỡ “nút thắt” này, hiện tại vẫn còn là vấn đề nan giải tại nhiều địa phương.

Đồng chí Dương Trung Tuấn, Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì, chia sẻ, với đặc thù là xã miền núi, thành phần dân tộc thiểu số sinh sống chiếm đến 98% và cơ bản là sống bằng nghề bốc thuốc Nam, để gỡ “nút thắt” trên thì chính quyền cấp trên cơ sở cần phải có những chính sách đào tạo nghề phù hợp, tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng…qua đó giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên địa phương. Có như vậy mới giữ chân được lực lượng thanh niên ở lại địa phương làm việc, và lúc đó cũng sẽ hạn chế tối đa được thực trạng thiếu nguồn đảng viên, đặc biệt là đảng viên nữ ở cơ sở.

Song song với công tác giải quyết việc làm tại cơ sở, theo đồng chí Dương Trung Tuấn, để giải quyết công tác thiếu nguồn đảng viên nữ tại cơ sở, đặc biệt là khu vực nông thôn, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số thì tại các chi bộ nông thôn cần phải tạo được sự hứng khởi để các quần chúng ưu tú phấn đấu vào đảng; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ lý tưởng cách mạng và nhận thức về Đảng cho quần chúng, trong đó có quần chúng là nữ người dân tộc thiểu số, tạo niềm tin và động cơ để quần chúng tích cực tham gia xây dựng Đảng và phấn đấu vào Đảng.

Bên cạnh đó, đề cao tinh thần trách nhiệm của bí thư chi bộ thôn, bản; nâng cao trách nhiệm và nhận thức của cấp ủy đảng, của cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng trong công tác phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số. Đồng thời, tăng cường củng cố tổ chức và hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là cấp cơ sở, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, qua thực tiễn ở cơ sở phát hiện, giới thiệu đoàn viên, thanh niên, hội viên, quần chúng ưu tú cho Đảng…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động