15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô (1/8/2008 - 1/8/2023): Khẳng định Nghị quyết mang tầm chiến lược:

Bài 6: Môi trường vẫn là vấn đề nan giải

(LĐTĐ) Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, môi trường là gam màu "xám" nhất trong bức tranh kinh tế- xã hội của Thành phố. Quá trình đô thị hóa, tăng dân số cơ học, phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề... làm cho môi trường ngày một ô nhiễm. Đây là thực trạng mà Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội đang quyết tâm giải quyết.
Khẳng định kết quả nổi bật của Thủ đô sau 15 năm điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Bài 1: Hệ thống hạ tầng với những bước tiến đột phá Bài 2: Nông nghiệp, nông thôn chuyển mình

Các dòng sông đều ô nhiễm

Từ một đoạn mương trong xanh với từng đàn cá nhỏ bơi lội, giờ đây khu vực mương nước tại ngõ 298 Trần Điền, quận Hoàng Mai, Hà Nội, đã biến thành dòng sông rác khổng lồ. Việc đổ trộm rác thải bấy lâu nay gây nhức nhối và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân xung quanh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tuyến đường ngõ 298 phố Trần Điền kết nối Khu đô thị Định Công với ngõ 192 phố Lê Trọng Tấn. Đây là khu vực trong diện giải phóng mặt bằng của Dự án đường Vành đai 2,5. Ngõ có một mương thoát nước hở, theo quy hoạch của dự án, các đơn vị sẽ thi công xây dựng cống hộp thay thế cho mương tiêu thoát nước.

Tuy nhiên, từ nhiều năm qua, đơn vị được Công ty Thoát nước Hà Nội bàn giao quản lý, duy tu là Công ty TNHH Hoàng Mai vẫn chưa thực hiện hạng mục của dự án. Lâu dần, khu vực mương thoát nước này trở thành nơi tập kết rác, phế thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Dòng nước trong mương bị rác bủa vây nên chảy rất chậm...

Bài 6: Môi trường vẫn là vấn đề nan giải
Đoạn mươn nước ô nhiễm tại ngõ 298 phố Trần Điền.

“Khu vực đoạn sông này trước kia rất sạch và có thể dùng nước để tưới rau, nước trong có thể nhìn thấy cá và dòng chảy phía dưới. Tuy nhiên, từ khi có dự án xây dựng đường Vành đai 2,5, đoạn sông này nằm trong quy hoạch và dần trở thành điểm tập kết rác, bốc mùi hôi thối rất khó chịu”, bà Nguyễn Thị Tiến, người dân sống tại khu vực, cho biết.

Trên thực tế, không chỉ riêng đoạn mương nước tại ngõ 298 Trần Điền, cả 4 dòng sông thuộc nội đô Hà Nội bao gồm sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét và sông Lừ đêu đang bị “bức tử” từng ngày vì ô nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cả 4 dòng sông đang phải “gồng gánh” gần như toàn bộ nguồn nước thải của người dân Thủ đô. Nhiều người dân đã phải thốt lên thay vì gọi tên 4 dòng sông chúng ta nên đổi tên thành "4 mương nước thải".

Những năm vừa qua, Hà Nội đã triển khai nhiều dự án kết hợp với các doanh nghiệp từ Đức, Nhật Bản nhằm “hồi sinh” sông Tô Lịch. Mới đây nhất là dự án “Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá” được khởi công từ ngày 18.5.2020 với mục tiêu đưa hàng trăm nghìn mét khối nước thải về nhà máy Yên Xá xử lý trước khi đổ ra sông. Tuy vậy, kể cả khi dự án được đưa vào vận hành cũng rất khó để có thể trả lại môi trường trong nhanh như cũ cho các dòng sông bởi lẽ toàn bộ nguồn nước bổ cập để dòng sông có thể tự duy trì hệ sinh thái đều đã bị lấn chiếm, vùi lấp.

Bài 6: Môi trường vẫn là vấn đề nan giải
Dòng sông Tô Lịch chỉ "xanh mướt" khi Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội xả hàng triệu m3 nước hồ Tây.

Anh Châu Văn Phương, phường Định Công, quận Hoàng Mai, cho biết: “Mùa đông còn đỡ chứ mùa hè nắng nóng, nước sông Lừ bốc hơi lên khiến cho chúng tôi không chịu nổi. Bên cạnh nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, dân gần bờ sông cũng rất dễ bị sốt xuất huyết hoặc các bệnh truyền nhiễm khác do ruồi, muỗi gây ra”.

Nếu như các dòng sông khu vực nội đô ô nhiễm bởi nguồn nước thải sinh hoạt thì ở khu vực ngoại thành, các khu công nghiệp nhỏ, làng nghề với nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, thủ công cũng đang ngày đêm bức tử môi trường sống của các dòng sông. Đơn cử như trường hợp tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy là một trong những lưu vực sông có chất lượng môi trường nước kém nhất khu vực phía Bắc. Có tới 62% số điểm quan trắc cho kết quả chỉ số chất lượng nước WQI <50 ở mức xấu đến rất xấu, trong đó 31% số điểm quan trắc cho giá trị WQI <25, nước bị ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai.

Báo cáo của Ủy ban Lưu vực Nhuệ - Đáy, Tổng cục Môi trường cũng chỉ rõ, lượng nước thải chủ yếu vào Lưu vực sông Nhuệ - Đáy là nước thải sinh hoạt, tiếp theo là nước thải làng nghề, cụm công nghiệp, khu công nghiệp. Mỗi ngày lưu vực sông Nhuệ - Đáy phải tiếp nhận khoảng 1.982 nguồn thải, với tổng lưu lượng nước thải xả 19.048m3/ngày đêm. Trong đó lưu lượng phát sinh từ sinh hoạt của người dân 16.421m3/ngày đêm.

Bài 6: Môi trường vẫn là vấn đề nan giải
Nước thải được xả thẳng xuống các dòng sông là nguồn cơn gây ô nhiễm.

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt thải ra sông Nhuệ - Đáy chiếm rất lớn so với tất cả các nguồn thải khác gộp lại, lên tới trên 65%, hầu hết đều không được xử lý. Thêm nữa, lượng nước thải do phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và nước thải y tế cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường nước của hai con sông này.

Cũng cần phải nói thêm rằng, tình trạng ô nhiễm môi trường của ở các con mương hay những dòng sông được nêu ở trên không phải là chuyện mới nhưng nó ngày càng diễn ra trầm trọng hơn trong thời gian gần đây. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh để sớm có những biện pháp khắc phục hoặc chí ít tránh gây trầm trọng thêm.

Thiếu đồng bộ, buông lỏng quản lý

Chỉ một từ khóa “ô nhiễm môi trường hà nội” trong ít giây mạng xã hội Google đã trả về cả triệu kết quả, mới nhất có thể kể đến gồm: Núi rác thải xây dựng tại dự án nối đường Phạm Hùng và Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm; Bãi tập kết rác thải tự phát trên Đại lộ Chu Văn An; ô nhiễm môi trường tại cụm công nghiệp làng nghề Thạch Thất và cả ô nhiễm không khí tại Hà Nội… Hà Nội đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường mà đa phần trong số đó xuất phát từ sự buông lỏng quản lý ở cấp cơ sở.

Bài 6: Vẫn còn đó thách thức môi trường
Thùng rác thông minh nhưng người dân đổ rác chưa văn minh.

Phát biểu tại phiên chất vấn Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố về vấn đề ô nhiễm đô thị vừa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã thẳng thắn chỉ ra sự thiếu trách nhiệm của không ít lãnh đạo địa phương.

“Trong chừng mực quản lý, lãnh đạo các cấp, đặc biệt cấp cơ sở xã, huyện, sở ngành đã quan tâm đầy đủ chưa? Quả thực là chưa ăn cùng, ngủ cùng, nghĩ về... Chính vì vậy mới có sự chậm trễ, buông lỏng trong quản lý, lơ là. Cảm giác như không trực tiếp ảnh hưởng đến mình. Điều đó rất là nguy hiểm, hậu quả rất ghê gớm, ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân, con cháu chúng ta. Chưa tương xứng với thực trạng chung”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Nhận định của người đứng đầu UBND Thành phố là rất chính xác, bởi lẽ ở ít nơi, chính quyền cấp cơ sở tỏ ra khá chậm chạp nếu so sánh với tốc độ phát sinh của các vấn đề ô nhiễm đô thị như xả rác thải bừa bãi, sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm… và tất cả đều vô tình hay cố ý đều nhắc đến cụm từ “xảy ra đã lâu, địa phương đã nhiều lần vào cuộc nhưng tình hình không có tiến triển”.

Ở cấp độ Thành phố những nguy cơ về môi trường như sự quá tải của Bãi rác Nam Sơn, Xuân Sơn; sự chậm trễ của các dự án Thoát nước; sự thiếu hụt của các dự án nước thải Khu công nghiệp; ô nhiễm bụi giao thông… cũng đã nhiều lần được lãnh đạo Thành phố nhắc đến nhưng quá trình khắc phục thì vẫn còn chậm chễ.

Bài 6: Vẫn còn đó thách thức môi trường
Sự quá tải của các bãi rác Nam Sơn, Xuân Sơn đã được cảnh báo từ lâu.

Theo quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 17 khu xử lý chất thải có xử lý chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên đến nay, theo Sở Xây dựng Hà Nội, chỉ có 3 khu xử lý chất thải sinh hoạt có thể hoạt động là bãi rác Nam Sơn ở huyện Sóc Sơn; Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn ở thị xã Sơn Tây; Khu xử lý chất thải Cầu Diễn, ở quận Nam Từ Liêm.

Trên thực tế khu Cầu Diễn chỉ là trạm trung chuyển và lượng rác toàn bộ được đổ dồn về hai bãi Nam Sơn và Xuân Sơn. Những cảnh báo về sự quá tải của bãi rác Nam Sơn đã được nhắc đến từ những năm 2018 - 2019, tuy nhiên đều không được khắc phục.

Hệ lụy là các ô chôn lấp quá tải, người ta đã phải đổ rác trùm lên giữa các khe hố trôn, cho đến khi các khe này được đổ đầy thì cốt của các hố chôn cũng đã cao lên thêm vài mét. Ngay cả vào năm 2022, khi thành phố phê duyệt xây thêm hố chôn lấp mới với hàng chục tỉ đồng đã được chi ra thì khu vực này cũng chưa được đưa vào sử dụng vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhiều chuyên gia cho rằng, các vấn đề về môi trường của Thủ đô không phải mới, cũng không phải cá biệt, mấu chốt vẫn đề là cần xác định rõ trách nhiệm của từng cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tác hại của ô nhiễm môi trường.

Trong đó, nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu các địa phương, ở đâu bị phản ánh nhiều nhưng không giải quyết được thì người đứng đầu nơi đó phải chịu trách nhiệm, qua đó, tạo ra tính đồng bộ, kết nối chặt chẽ từ cơ sở đến các cấp cao hơn. Mặt khác, các quy định pháp luật hiện hành cần thể hiện rõ vai trò của người dân vì đây là nhóm người chịu ảnh hưởng trực tiếp.

(Còn nữa)

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, gió đông nam cấp 2-3.
Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 14/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Liên tục xảy ra động đất, chuyên gia nói gì?

Liên tục xảy ra động đất, chuyên gia nói gì?

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong khoảng thời gian từ 1/1 đến ngày 10/7, đã có 142 trận động đất có độ lớn dao động trong khoảng từ 2,5 đến 4,1 độ richter theo thang Mô men trên lãnh thổ và vùng biển Việt Nam. Trong đó, có 24 trận động đất có độ lớn M ≥ 3,5 đã được thông báo đầy đủ trên các phương tiện thông tin. Đặc biệt, ngày 25/3/2024, trận động đất có độ lớn 4 độ richter đã xảy ra tại ở khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
Thời tiết ngày 13/7: Hà Nội ngày nắng nóng, gió đông nam cấp 2 - 3

Thời tiết ngày 13/7: Hà Nội ngày nắng nóng, gió đông nam cấp 2 - 3

(LĐTĐ) Dự báo ngày 13/7, khu vực Hà Nội chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng, gió đông nam cấp 2-3.
Hãy chung tay bảo vệ những “lá phổi xanh” của Thủ đô

Hãy chung tay bảo vệ những “lá phổi xanh” của Thủ đô

(LĐTĐ) Không chỉ chú trọng tới việc khai thác lợi thế của các con sông trên địa bàn Thủ đô, mà việc giữ gìn và bảo vệ các ao, hồ cũng Thành phố đặc biệt quan tâm. Tại điều 28 của Luật Thủ đô (sửa đổi), vấn đề nghiêm cấm việc san lấp, lấn chiếm các ao hồ đã được luật hoá, để có thể hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng diện tích ao hồ của Hà Nội đang ngày càng bị thu hẹp…
Dự báo thời tiết ngày 12/7: Hà Nội nắng nóng oi bức, chiều tối có dông

Dự báo thời tiết ngày 12/7: Hà Nội nắng nóng oi bức, chiều tối có dông

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 12/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, gió đông nam đến nam cấp 2-3.
Thời tiết ngày 11/7: Hà Nội nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa rào và dông

Thời tiết ngày 11/7: Hà Nội nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 11/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ từ 27 - 36 độ.
Dự báo thời tiết ngày 10/7: Hà Nội nắng nóng trên diện rộng

Dự báo thời tiết ngày 10/7: Hà Nội nắng nóng trên diện rộng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 10/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng chiều tối có lúc có mưa rào và dông, đêm không mưa.
Dự báo thời tiết ngày 9/7: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 9/7: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 9/7, khu vực Hà Nội tiếp tục nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Dự báo thời tiết ngày 7/7: Hà Nội nắng nóng, gió đông nam cấp 3

Dự báo thời tiết ngày 7/7: Hà Nội nắng nóng, gió đông nam cấp 3

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết hôm nay (7/7), khu vực Hà Nội trời nhiều mây, ngày nắng có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Xem thêm
Phiên bản di động