15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô (1/8/2008 - 1/8/2023): Khẳng định Nghị quyết mang tầm chiến lược

Bài 2: Nông nghiệp, nông thôn chuyển mình

(LĐTĐ) Một trong những chuyến biến rõ nét nhất sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, chính sách tam nông (nông nghiệp- nông thôn- nông dân) luôn được Thành phố đặc biệt quan tâm và thực tế đã có những kết quả vượt bậc. Trong đó, nông nghiệp, nông thôn Hà Nội là một trong những điểm sáng. Quá trình chuyển đổi mô hình đồng loạt của các huyện ngoại thành đã giúp cho nông thôn ngày càng đổi mới, hiện đại, hòa mình vào tiến trình phát triển kinh tế của Thành phố...
Khẳng định kết quả nổi bật của Thủ đô sau 15 năm điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Bài 1: Hệ thống hạ tầng với những bước tiến đột phá

Thời gian qua, các huyện ngoại thành Hà Nội đã chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Thông qua các mô hình chuyển đổi, từng bước hình thành vùng sản xuất nông sản, chăn nuôi tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó là việc áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, tiêu chuẩn VietGap, gắn với mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp cho nông nghiệp dần chiếm được vị thế trong nền kinh tế chung.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng hướng

Một trong những huyện thuộc diện mở rộng địa giới hành chính đặc biệt nhất của Thủ đô Hà Nội, huyện Thạch Thất đã có những bước chuyển mình rõ nét. Trước khi hợp nhất, toàn huyện Thạch Thất có diện tích đất tự nhiên là 13.183,67ha, với 20 đơn vị hành chính, dân số 164.886 người. Sau hợp nhất, huyện Thạch Thất có thêm 3 xã là xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình (sáp nhập từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình), đến nay, toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 18.459 ha, với 23 đơn vị hành chính, dân số 225.955 người, dân tộc Mường chiếm 5,2% dân số toàn huyện.

Bài 2: Nông nghiệp, nông thôn chuyển mình
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện Thạch Thất

Trong những năm qua, cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện Thạch Thất chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trong nông nghiệp, nông dân đã tích cực dồn điền đổi thửa, tăng cường cơ hóa, chuyển đối cơ cấu cây trồng theo quy hoạch, từng bước chuyển dịch theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị; phát triển các vùng sản xuất tập trung, mô hình liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đến nay, huyện đã hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gồm vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại các xã Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải. Vùng sản xuất rau an toàn tại các xã Tiến Xuân, Hương Ngải, Dị Nậu, Yên Bình, Yên Trung. Vùng sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế cao tại các xã Bình Yên, Kim Quan, Lại Thượng... Quá trình chuyển đổi đã tạo được các vùng chuyên canh cho giá trị thu nhập cao hơn 5-7 lần so với chỉ cấy lúa.

Các mô hình như cấy lúa cao sản chất lượng cao; mô hình hoa ly, hoa đồng tiền, trồng nấm đông trùng hạ thảo, nấm linh chi; mô hình thanh long ruột đỏ, sản xuất rau an toàn ở các xã Đại Đồng, Hương Ngải, Phú Kim, Dị Nậu, Tiến Xuân, Bình Yên, Kim Quan, Yên Bình,… là những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả.

Ông Nguyễn Mạnh Hồng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất cho biết, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội, huyện Thạch Thất đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế và đạt được những kết quả tích cực. Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, toàn huyện đã có 142 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao, trong đó có 114 sản phẩm đạt 4 sao và 28 sản phẩm đạt 3 sao.

Bài 2: Nông nghiệp, nông thôn chuyển mình
Dồn điển, đổi thửa, chuyển đổi sang trồng hoa cây cảnh là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết việc làm cho người lao động huyện Gia Lâm

Cùng với các huyện ngoại thành, từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, hòa mình vào nhịp phát triển chung của Thủ đô, trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết biến đổi thất thường, giá cả vật tư nông nghiệp bấp bênh, song huyện Đông Anh đã vượt khó để đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra trong sản xuất nông nghiệp. Một trong những thành công phải kể đến là huyện đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành công, đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra, Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, giai đoạn 2020 - 2025 đã phát huy các sản phẩm có lợi thế, có giá trị giá trị kinh tế cao. Đến nay, huyện Đông Anh đã có 172 sản phẩm của 42 chủ thể được công nhận sản phẩm OCOP. Việc đẩy mạnh chương trình OCOP tại địa phương đã đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển làng nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn rộng khắp ở hầu hết các huyện có vùng nông nghiệp, nhiều mô hình điển hình như trồng hoa ở Gia Lâm, du lịch sinh thái nông nghiệp ở Thanh Trì, Thường Tín; trồng lúa ở Mê Linh, Sóc Sơn,... đã cho thấy chủ trương đúng đắn của Thành phố trong quá trình đưa nông nghiệp trở thành trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế.

Ứng dụng khoa học, công nghệ vào nông nghiệp

Cùng với dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nông nghiệp trên toàn Thành phố đã có những bước tiến bộ vượt bậc khi áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, canh nông. Nói đến làm nông nghiệp công nghệ cao không thể không kể đến các huyện đi đầu như Thanh Trì, Đan Phượng, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai,…

Là một địa bàn có giá trị sản phẩm nông nghiệp nổi bật trên toàn Thành phố, huyện Đan Phượng đã cho thấy thành quả của việc ứng dụng khoa học công nghệ mới theo chuỗi giá trị vào nông nghiệp. Ông Thiều Văn Son - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng cho hay, trong những năm qua, Hội đã vận động, hướng dẫn nông dân xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tiêu biểu như các như mô hình trồng cây ăn quả; trồng nho hạ đen, trồng rau an toàn, rau giá,… bằng mô hình tự động hóa.

Đối với các mô hình chăn nuôi lợn, gà, vịt, cá,.. cũng đều áp dụng biện pháp chăn nuôi khoa học, nâng cao quy trình tự động hóa, giảm sức người. Tại một số xã có nghề truyền thống, các mô hình nông nghiệp cũng được hiện đại hóa theo quy trình sản xuất “xanh”, bảo vệ môi trường nông thôn.

Bài 2: Nông nghiệp, nông thôn chuyển mình
Nông thôn Đan Phượng ngày càng đổi mới nhờ các mô hình nông nghiệp du lịch sinh thái

“Trong giai đoạn 5 năm, các cấp Hội đã vận động, hướng dẫn xây dựng được 54 mô hình kinh tế có hiệu quả với 3.287 hộ tham gia; hướng dẫn vận động thành lập được 9 Hợp tác xã kiểu mới, 18 Tổ hợp tác trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản và kinh doanh dịch vụ với trên 1.800 thành viên tham gia”, ông Thiều Văn Son cho biết.

Hòa mình vào dòng chảy chung của nông thôn Thủ đô trong quá trình 15 năm mở rộng địa giới hành chính, huyện Thanh Trì, một huyện nằm sát vùng lõi của Thủ đô cũng đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế nông nghiệp hiện đại. Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, huyện Thanh Trì chú trọng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo nhiều sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm, mang lại giá trị cao cho người dân địa phương.

Ông Bùi Văn Bình - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Trì cho biết, thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HNDTW, ngày 27/7/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, Hội Nông dân huyện Thanh Trì đã tập trung vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả. Hiện nay trên địa bàn huyện có 6 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Hằng năm, huyện dành hàng tỷ đồng hỗ trợ các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Các mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao phù hợp định hướng phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng quy mô lớn gắn với đô thị sinh thái, sản xuất hàng hóa thành vùng tập trung, cho năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng cạnh tranh, thân thiện với môi trường.

Xây dựng nền nông nghiệp xanh, hiện đại, hội nhập

Theo báo cáo của thành phố Hà Nội, đến nay Hà Nội có 58,9% diện tích đất nông nghiệp, nông thôn gắn với các vùng “xanh”. Trong các quy hoạch lớn của Thủ đô đang được triển khai đều xác định trọng tâm, trọng điểm đầu tư, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Giai đoạn từ 2012 - 2021, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành 9 nghị quyết về các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn để cụ thể hóa một số nội dung hỗ trợ trung ương giao cấp tỉnh quy định chi tiết và quy định một số cơ chế hỗ trợ đặc thù của Thủ đô trong phát triển nông nghiệp.

Với việc chủ động, tích cực triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương và Thành phố, đã góp phần duy trì mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp Thủ đô trung bình trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt 2,53%; từ năm 2021 - 2022 đạt trên 3%, trước mắt đảm bảo mục tiêu tăng trưởng từ 2,5 - 3,0% của nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Bài 2: Nông nghiệp, nông thôn chuyển mình
Nông thôn Hà Nội hôm nay đã khác so với 15 năm trước

Đến nay, thành phố có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 382/382 (đạt 100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới; 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2022 đạt 56,3 triệu đồng/người/năm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện. Toàn thành phố có 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 2.167 sản phẩm OCOP đã được đánh giá xếp hạng từ 3 sao trở lên, đứng đầu cả nước; hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp được quan tâm, dần đi vào hiệu quả...

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid - 19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội từ đầu năm 2020 đến đầu năm 2022 và tình hình bất ổn của kinh tế, chính trị thế giới thời gian gần đây, sản xuất nông nghiệp đã là bệ đỡ quan trọng, góp phần đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, an sinh xã hội khu vực nông thôn.

Ngành Nông nghiệp Thủ đô luôn khẳng định được vai trò quan trọng, vừa tăng cường nguồn nông sản cho thị trường, bảo đảm ổn định giá cả, vừa thúc đẩy sản xuất, duy trì tăng trưởng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế Thủ đô.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và phát triển Thủ đô. Là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. Đây cũng là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng và rất thiết thực.

Để phát triển ngành nông nghiệp Thủ đô trong thời gian tới, Thành phố đang sớm hoàn thiện quy hoạch, xây dựng các vùng sảu xuất chuyên canh, sản phẩm chủ lực; cùng với những chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn bài bản để có những bước đột phá vượt bậc. Các cơ chế, chính sách hướng về cơ sở, hướng về người dân, đi vào thực tiễn, hướng tới gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững.

Bảo Thoa

(Còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday

Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday

(LĐTĐ) Lợi dụng thời điểm ngày hội mua sắm Black Friday, các đối tượng xấu sẽ chủ động tiếp cận nạn nhân thông qua tin nhắn Email và các trang web giả mạo, dụ dỗ nạn nhân đặt mua các sản phẩm với mức giá ưu đãi nhằm chiếm đoạt thông tin và tài sản.
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm

Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Chiều 25/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm”. Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà và PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đồng chủ trì hội thảo.
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển

Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển

(LĐTĐ) Chủ trì tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn mong muốn mối quan hệ hợp tác hữu nghị gần 30 năm giữa Tổng Công hội Bắc Kinh và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ngày càng sâu sắc và bền chặt; giao lưu học hỏi lẫn nhau để cùng đưa phong trào công nhân lao động và hoạt động Công đoàn của hai nước phát triển hơn nữa, đáp ứng yêu cầu chung của phong trào công đoàn quốc tế.
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, các đại biểu cho biết, trẻ em đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các em.
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

(LĐTĐ) Chiều 25/11, tại trụ sở Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã diễn ra hội đàm giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội với Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc).
Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024

Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024

(LĐTĐ) Dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số với phương pháp luận Viettel Agile của Viettel Solutions vừa được Giải thưởng quốc tế BIG Awards for Business 2024 công bố là điển hình của năm (Case Study of the Years).

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động