Hãy chung tay bảo vệ những “lá phổi xanh” của Thủ đô

(LĐTĐ) Không chỉ chú trọng tới việc khai thác lợi thế của các con sông trên địa bàn Thủ đô, mà việc giữ gìn và bảo vệ các ao, hồ cũng Thành phố đặc biệt quan tâm. Tại điều 28 của Luật Thủ đô (sửa đổi), vấn đề nghiêm cấm việc san lấp, lấn chiếm các ao hồ đã được luật hoá, để có thể hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng diện tích ao hồ của Hà Nội đang ngày càng bị thu hẹp…
Bảo vệ “lá phổi xanh” cho Hà Nội: Quyết giữ lại 3.164 hồ, ao “Lá phổi xanh” giữa trung tâm Thủ đô thay đổi ấn tượng Nỗ lực hồi sinh những “lá phổi xanh” trong nội đô

Thực trạng buồn

Ý nghĩa và quan trọng như vậy, nhưng trước sức ép của quá trình phát triển dân cư, đô thị và do công tác quản lý ao hồ của chính quyền cơ sở còn chưa sát sao, nên nhiều ao hồ bị san lấp, chiếm dụng. Những “lá phổi xanh” của Thủ đô đang có nguy cơ ngày càng bị “xâm hại”…

Hồ Đầm Bông thuộc địa bàn phường Định Công, quận Hoàng Mai. Sau một thời gian dài bị san lấp bằng rác thải, phế thải xây dựng, tới tháng 6/2021, phần còn lại của mặt hồ không chỉ rất nhỏ mà còn bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tới thời điểm hiện tại, hồ Đầm Bông với diện tích 3,5 hecta đã hoàn toàn biến mất.

Hay như tại hồ Ngòi Cầu Trại nằm giáp ranh giữa quận Hà Đông và quận Nam Từ Liêm, diện tích mặt nước cũng ngày càng bị thu hẹp bởi phế thải xây dựng và rác thải…

Hãy chung tay bảo vệ những “lá phổi xanh” của Thủ đô
Diện tích Hồ Ngòi Cầu Trại đang ngày càng bị thu hẹp.

Theo số liệu thống kế cho thấy, chỉ trong giai đoạn 2010-2015, Hà Nội có 17 hồ bị san lấp hoàn toàn, giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 diện tích mặt nước tự nhiên đô thị giảm hơn 203 ha, bởi có tới 65% ao hồ bị san lấp. Năm 2023, tại Quyết định số 1614 của UBND Thành phố đã phê duyệt danh mục 3.164 ao, hồ, đầm nghiêm cấm không được san lấp, chính quyền cơ sở cũng nỗ lực đưa ra các giải pháp để chống đổ trộm phế thải, lấn chiếm các ao, hồ nhưng vẫn không giải quyết được dứt điểm tình trạng này.

Trước thực trạng ao hồ bị ô nhiễm và san lấp, năm 2023, UBND Thành phố đã phê duyệt danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp. Đặc biệt trong dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi cũng đã thể hiện rõ nội dung: Nghiêm cấm lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, ao, đầm…

Việc luật hoá các quy định về bảo vệ ao hồ của Hà Nội là cần thiết nhằm duy trì và giữ gìn những lá phổi của thủ đô, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý những vi phạm sau này. Và để triển khai được những quy định này, không thể thiếu sự vào cuộc của chính quyền cơ sở.

Cần chế tài đủ mạnh

PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, nhận định: Ao hồ, các thủy vực nói chung cùng với công viên cây xanh được xem là “lá phổi xanh” của thành phố. Nâng cao chất lượng sống của người dân đó là mục tiêu của chính quyền các cấp ở Hà Nội, trong đó, môi trường sống được coi là rất quan trọng.

Những người đứng đầu Nhà nước cũng đã khẳng định, chúng ta không đánh đổi kinh tế lấy môi trường, cho nên việc giữ môi trường an lành cho người dân là vô cùng quan trọng. Ao hồ, cây xanh giúp điều hoà không khí, giảm khói bụi và tăng cường sức khoẻ, ổn định đời sống dân cư. Chính vì vậy, ao hồ đang hiện có ở Hà Nội cần được giữ nguyên, bởi “lấp đi thì dễ nhưng tạo ra hồ mới rất khó”; do vậy, khi quy hoạch, đề nghị phải nghiên cứu kĩ, đừng lấp hồ nữa mà hãy giữ lại các ao hồ nguyên vẹn...

Hãy chung tay bảo vệ những “lá phổi xanh” của Thủ đô
Hãy chung tay gìn giữ những "lá phổi xanh" của Thủ đô. (Ảnh minh họa: K.T)

Theo các chuyên gia môi trường, dù có diện tích mặt nước lớn, nhưng trong những năm qua, Hà Nội đã lấp đi quá nhiều ao hồ tự nhiên trong khi hồ đã hình thành tự nhiên thì sẽ có chức năng điều hòa nguồn nước, tạo cảnh quan. Vì thế, không nên vì lợi ích trước mắt mà lấp hồ, bởi hệ quả của việc lấp hồ sẽ gây ra những biến động của thiên nhiên ngay lập tức như: Ngập lụt, ô nhiễm, giảm lượng nước ngầm đột ngột.

Quá trình bê tông hoá diễn ra quá nhanh, bề mặt đất đai bị che phủ, san lấp ao hồ khiến cho hệ thống thoát nước của Thủ đô bị đình trệ, dẫn tới tình trạng ngập úng như hiện nay. Việc tự ý san lấp ao hồ không chỉ là hành vi vi phạm trong quản lý đất đai, để lại nhiều hệ lụy cho môi trường, mà còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các hoạt động xây dựng công trình, nhà xưởng trái phép, gây khó khăn cho công tác quản lý của chính quyền cơ sở.

Với những hệ lụy để lại, việc đảm bảo diện tích ao, hồ của Thủ đô không bị sụt giảm là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường. Chính vì vậy, cần phải có chế tài mạnh hơn nữa với hành vi lấn, chiếm ao hồ.

Theo luật sư Ngọc Anh (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội): Tại điều Điều 57 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định “công viên, vườn hoa, cây xanh, mặt nước, đường giao thông công cộng, hệ sinh thái tự nhiên phải được bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, đáp ứng yêu cầu về mỹ quan, bảo vệ môi trường và không được lấn chiếm, san lấp, sử dụng sai mục đích”.

Điều 11 của Luật Kiến trúc 2019 cũng yêu cầu các công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị trên tuyến phố, bao gồm cả đài phun nước đều phải đảm bảo thiết kế phù hợp với cảnh quan và đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ.

Mặt khác, công viên, cây xanh đô thị và ao, hồ cũng là một loại tài sản công quan trọng và quý giá. Điều 4 của Luật Quản lý và sử dụng tài sản công (2017) nêu rõ, tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng bao gồm nhiều công trình kết cấu hạ tầng. Trong đó, bao gồm hạ tầng đô thị, hạ tầng văn hóa và hạ tầng du lịch.

Như vậy, chính ao, hồ, công viên và cây xanh đô thị thuộc về ba loại tài sản kết cấu hạ tầng nêu trên. Đã là tài sản công thì phải được quản lý và khai thác “công khai, minh bạch, chống lãng phí, chống tham nhũng và đúng pháp luật” (Điều 6). Vì vậy, những hành vi san lấp, lấn chiếm ao hồ trái phép đều là những hành vi vi phạm và cần được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

“Chính quyền các địa phương phải là đơn vị đứng ra quản lý, bảo vệ ao hồ và chịu trách nhiệm chính khi ao hồ trên địa bàn bị xâm hại. Ngoài quy trách nhiệm, cần phải xây dựng chế tài xử phạt thật nặng cho các hành vi xâm hại, bức tử ao hồ. Có như vậy mới đảm bảo tính răn đe”, luật sư Ngọc Anh cho biết.

Đầu năm 2023, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp nhằm siết chặt quản lý, công khai để người dân thực hiện, tránh tình trạng quy định không rõ ràng, khó xử lý vi phạm. Cụ thể, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp đến các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã và trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê, đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố theo quy định. Nhiều chuyên gia nhận định, đây là giải pháp hiệu quả để bảo vệ ao, hồ trên địa bàn thành phố.
H.D

Nên xem

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát Phòng Cảnh sát PCCC& CNCH đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền Thành phố chỉ đạo quyết liệt tổ chức thực hiện các mặt công tác.
Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm.
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
Siêu Cup châu Âu - Nam Mỹ: Messi đọ sức với Yamal?

Siêu Cup châu Âu - Nam Mỹ: Messi đọ sức với Yamal?

(LĐTĐ) Trận Finalissima tranh Siêu Cup châu Âu - Nam Mỹ 2025 có thể chứng kiến màn đọ sức giữa thần đồng Lamine Yamal với siêu sao từng tắm cho anh 17 năm trước Lionel Messi.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.

Tin khác

Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, gió đông nam cấp 2-3.
Thời tiết ngày 15/7: Khu vực Hà Nội có mưa dông

Thời tiết ngày 15/7: Khu vực Hà Nội có mưa dông

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 15/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, gió đông nam cấp 2-3.
Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 14/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Liên tục xảy ra động đất, chuyên gia nói gì?

Liên tục xảy ra động đất, chuyên gia nói gì?

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong khoảng thời gian từ 1/1 đến ngày 10/7, đã có 142 trận động đất có độ lớn dao động trong khoảng từ 2,5 đến 4,1 độ richter theo thang Mô men trên lãnh thổ và vùng biển Việt Nam. Trong đó, có 24 trận động đất có độ lớn M ≥ 3,5 đã được thông báo đầy đủ trên các phương tiện thông tin. Đặc biệt, ngày 25/3/2024, trận động đất có độ lớn 4 độ richter đã xảy ra tại ở khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
Thời tiết ngày 13/7: Hà Nội ngày nắng nóng, gió đông nam cấp 2 - 3

Thời tiết ngày 13/7: Hà Nội ngày nắng nóng, gió đông nam cấp 2 - 3

(LĐTĐ) Dự báo ngày 13/7, khu vực Hà Nội chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng, gió đông nam cấp 2-3.
Dự báo thời tiết ngày 12/7: Hà Nội nắng nóng oi bức, chiều tối có dông

Dự báo thời tiết ngày 12/7: Hà Nội nắng nóng oi bức, chiều tối có dông

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 12/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, gió đông nam đến nam cấp 2-3.
Thời tiết ngày 11/7: Hà Nội nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa rào và dông

Thời tiết ngày 11/7: Hà Nội nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 11/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ từ 27 - 36 độ.
Dự báo thời tiết ngày 10/7: Hà Nội nắng nóng trên diện rộng

Dự báo thời tiết ngày 10/7: Hà Nội nắng nóng trên diện rộng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 10/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng chiều tối có lúc có mưa rào và dông, đêm không mưa.
Dự báo thời tiết ngày 9/7: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 9/7: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 9/7, khu vực Hà Nội tiếp tục nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Dự báo thời tiết ngày 7/7: Hà Nội nắng nóng, gió đông nam cấp 3

Dự báo thời tiết ngày 7/7: Hà Nội nắng nóng, gió đông nam cấp 3

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết hôm nay (7/7), khu vực Hà Nội trời nhiều mây, ngày nắng có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Xem thêm
Phiên bản di động