Bác sĩ trẻ nơi tuyến đầu chống dịch

(LĐTĐ) Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Trong kết quả chung đó, vai trò của đội ngũ thầy thuốc trên các “mặt trận” chống dịch vô cùng quan trọng. Tấm gương bác sĩ Trương Bá Tứ (sinh năm 1984) - Phó trưởng Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ là một trong những điểm sáng trong bức tranh tươi đẹp “Lương y như từ mẫu” của đội ngũ thầy thuốc Việt Nam thời nay…
bac si tre noi tuyen dau chong dich Tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid- 19
bac si tre noi tuyen dau chong dich Đa dạng hình thức tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đặc biệt đột xuất

Bác sĩ Tứ là một trong 16 cán bộ ngành Y tế của huyện được Sở Y tế Hà Nội điều động lên đường làm nhiệm vụ đột xuất tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn Thành phố. Họ là những bác sĩ sẵn sàng thực hiện nhiễm vụ đặc biệt, chấp nhận đối mặt với nguy cơ lây nhiễm, theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho những người trở về từ vùng dịch.

Hiện, bác sĩ Tứ đang thực hiện nhiệm vụ tại Tiểu đoàn 14, 15, Sư đoàn 308 (xã Hòa Thạch, Quốc Oai, Hà Nội) - nơi thực hiện tiếp nhận và cách ly gần 300 công dân Việt Nam từ Hàn Quốc về để phòng chống dịch bệnh Covid-19.

bac si tre noi tuyen dau chong dich
Bác sĩ Trương Bá Tứ đo kiểm tra thân nhiệt cho công dân Việt Nam từ Hàn Quốc trở về cách ly tập trung tại Tiểu đoàn 14, 15, Sư đoàn 308.

Chia sẻ về công việc đặc biệt của mình, bác sĩ Tứ cho biết, anh nhận được thông báo đột xuất khi đang trực tối 5/3 tại Bệnh viện đa khoa huyện về để chuẩn bị ngay sáng sớm hôm sau lên đường làm nhiệm vụ tại Quốc Oai. Lịch trình gấp gáp, bởi vậy, hành trang lên đường của bác sĩ Tứ chỉ đơn giản có trang phục cá nhân, trang bị bảo hộ, cơ số thuốc cấp cứu.

Bác sĩ Tứ cho hay anh và 3 điều dưỡng của Bệnh viện đa khoa Chương Mỹ phụ trách mảng thăm khám điều trị bệnh nhân. Hàng ngày, bác sĩ kiểm tra thân nhiệt cho các công dân, động viên, hỏi thăm sức khỏe, khám sàng lọc nhằm phát hiện ca bệnh và phát hiện các vấn đề sức khỏe khác của họ để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bác sĩ Tứ cũng luôn sát sao, rà soát vật dụng thuốc men và trang bị bảo hộ y tế, nếu nhận thấy đồ dự trù tại đơn vị còn thiếu sẽ báo về cơ quan xin hỗ trợ thêm.

Tại khu cách ly tập trung, điều kiện làm việc khác ngày thường, công việc cũng phát sinh nhiều song bác sĩ Tứ và các đồng nghiệp luôn chủ động, linh hoạt với mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu của công việc.Việc chăm sóc sức khỏe cho những người trở về từ vùng dịch cũng khiến bác sĩ Tứ có nhiều bỡ ngỡ. Trong đó, đối tượng công dân gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau như: Công nhân, lao động tự do, sinh viên, nên nhu cầu tâm lý khác nhau. Trong quá trình làm việc, có những công dân từ nước ngoài trở về cho rằng sức khỏe ổn định, không cần cách ly, cũng có những người lại hoang mang lo lắng quá mức tới hoảng loạn. Tuy nhiên sau quá trình được bác sĩ Tứ cùng các đồng nghiệp động viên, giải thích thì họ đã bình tĩnh, yên tâm thực hiện cách ly theo đúng thời gian quy định.

Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, bác sĩ Tứ nhận ra và thấm thía rằng, làm bác sĩ không chỉ cần giỏi về chuyên môn, mà đôi khi cần tới sự tâm lý, để thấu hiểu và chia sẻ với bệnh nhân. Trong quá trình làm việc tại khu cách ly, bác sĩ Tứ cũng gặp nhiều hoàn cảnh khiến anh mủi lòng thương cảm. Hoàn cảnh khiến bác sĩ Tứ nhớ nhất là khi anh phải vận động cho người từ vùng dịch về nén nỗi đau mất người thân để ở lại khu cách ly theo dõi sức khỏe.

Đó là 2 vợ chồng anh N.V.Đ (30 tuổi ở xã An Vũ, Quỳnh Phụ, Thái Bình) - công dân từ Deagu (tâm dịch) – Hàn quốc về cách ly, sang đến ngày thứ tư thì được tin bố vợ mất. Mà đối với người Việt Nam thì “nghĩa tử là nghĩa tận” nên tâm lý một mực hai vợ chồng muốn về chịu tang. Sau khi báo cáo lãnh đạo đơn vị đến chia buồn và động viên, 2 vợ chồng vẫn nhất quyết đòi về.

Thế nhưng, bác sĩ Tứ đã kiên trì vận động để 2 vợ chồng hiểu rõ và cân nhắc lại quyết định này. “Bởi lẽ, về chịu tang là đúng, tuy nhiên đang trong thời điểm dịch bệnh và trở về từ tâm dịch, lại mới chỉ qua 4 ngày theo dõi y tế thì rất nguy hiểm. Nếu không may họ nhiễm bệnh, thì sẽ khổ bao người thân trong gia đình và tình hình dịch bệnh bùng phát thì đó lại là vấn đề nghiêm trọng” – sau khi nghe bác sĩ Tứ phân tích vợ chồng anh Đ hiểu và ngậm ngùi nghe theo.

Bác sĩ Tứ cũng cho biết: Trong quá trình theo dõi y tế đối với gần 300 công dân từ Hàn Quốc trở về, chỉ có 3 ca sốt đau họng nghi bệnh, chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 2 xét nghiệm và đã cho kết quả âm tính. Hiện tại gần 300 công dân đang thực hiện cách ly tại đây đều có sức khỏe ổn định, không có ca nhiễm.Sau mỗi ngày làm việc, niềm vui với bác sĩ Tứ và các đồng nghiệp đó là tình hình sức khỏe của tất cả những người cách ly đều ổn định và hết thời gian cách ly tới họ sẽ được trao quyết định hoàn thành việc cách ly để trở về với gia đình.

Hạnh phúc khi được cống hiến cho quê hương

Được biết, đây là lần đầu tiên từ khi vào nghề mà bác sĩ Tứ nhận nhiệm vụ có nguy cơ lây nhiễm cao. Ban đầu anh cũng đôi chút lo lắng làm sao để hoàn thành nhiệm vụ, phải đặt ra tình huống nếu có 1 ca bệnh thì làm sao đảm bảo an toàn cho bản thân, cho đồng nghiệp, cho các đồng chí bộ đội làm nhiệm vụ, an toàn cho công dân khác. Tuy nhiên, lo là để tự bảo hộ bản thân tốt hơn, nhắc nhở đồng đội, đồng chí phòng bệnh tốt hơn. Đặc biệt, bác sĩ Tứ luôn suy nghĩ dù sao công việc bản thân đang làm còn nhẹ nhàng hơn các đồng nghiệp nơi tuyến đầu, họ phải chăm sóc những ca mắc Covid-19 diễn biến nặng, vất vả hơn nhiều. Bởi thế anh coi đây là động lực cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ, không để thêm nặng gánh cho đồng đội tuyến trên.

Đánh giá nhận xét về đồng nghiệp của mình, Bác sĩ Đặng Đình Hùng – Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ cho biết: “Bác sĩ Tứ là một trong những nhân viên có chuyên môn vững vàng, tâm huyết và nhiệt tình với công việc. Sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có ca cấp cứu dù là đêm hôm hay mùng 1, mùng 2 tết. Đặc biệt là sẵn sàng nhận nhiệm vụ đột xuất tại khu vực cách ly người trở về từ vùng dịch.

Trong suốt quá trình công tác bác sĩ Tứ luôn được đồng nghiệp yêu mến, bệnh nhân quý trọng, lãnh đạo Bệnh viện ghi nhận.Từ năm 2011 đến nay năm nào, đồng chí cũng cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, năm 2016, 2018, 2019 đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở”.

Ngoài trực tiếp tham gia phòng chống dịch tại khu cách ly tập trung, là bác sĩ, trên trang facebook cá nhân của mình anh thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, chia sẻ những biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để mọi người được biết và có nhận thức đúng đắn về công tác phòng ngừa dịch bệnh, không chủ quan nhưng cũng không hoang mang quá mức.

Đồng thời, anh cũng thường xuyên phổ biến chia sẻ cách phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh khu nhà ở, vệ sinh cá nhân, cách đeo khẩu trang, rửa tay… cho người thân và cộng đồng dân cư nơi cư trú. Bởi với bác sĩ Tứ, cuộc sống của anh sẽ ý nghĩa hơn khi được cống hiến phục vụ quê hương và góp phần nhỏ bé cùng với cộng đồng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Được biết, bác sĩ Tứ sinh ra trong một gia đình thuần nông, gia cảnh khó khăn.Ngay từ khi còn học THCS cậu trò nghèo Trương Bá Tứ đã ấp ủ ước mơ trở thành bác sĩ với mong muốn chữa bệnh, cứu người. Thế nên cậu trò nghèo ấy luôn cố gắng nỗ lực học tập, thi đỗ Đại học Y Thái Bình, bắt đầu hiện thực hóa ước mơ trở thành bác sĩ về chữa bệnh cho người thân, phục vụ quê hương.

Suốt nhiều năm công tác, công việc dù có lúc thăng trầm, có lúc không như ý muốn nhưng bác sĩ Tứ vẫn luôn tâm niệm làm việc phải bằng cái tâm của mình, luôn đặt vấn đề y đức lên hàng đầu.

“Chúng tôi ngay khi vào Ngành đã học 12 điều y đức của Bộ Y tế, lời thề Hypocrat, hay lời dạy của Bác “Lương y như từ mẫu”, những bài học này rất dài, nhưng với tôi thì chỉ đơn giản là làm hết khả năng của mình, vận dụng hết điều kiện nơi mình công tác để cứu chữa người bệnh, để khi kết quả thành công thì tốt cho người bệnh, lỡ khi thất bại thì ảnh hưởng đến người bệnh là ít nhất và bản thân không phải áy náy hay day dứt một chút nào”, bác sĩ Tứ chia sẻ thêm.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Khởi tranh Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội

Khởi tranh Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 2/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, lần thứ XVII, năm 2024. Giải bóng đá do Công đoàn và Đoàn thanh niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) phối hợp tổ chức nhằm tạo sân chơi cho các đơn vị trong Tổng Công ty cũng như cơ hội rèn luyện thể thao nâng cao thể chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên.

Tin khác

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

(LĐTĐ) Suốt 16 năm sống chung với bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch phức tạp, bệnh nhi N.V.V (ở Bắc Giang) luôn trong tình trạng mệt mỏi, thở dốc, da xanh tím. Sau ca phẫu thuật sửa chữa toàn bộ dị tật diễn ra vào cuối tháng 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trái tim của em đã được “hồi sinh” hoàn toàn. Và cũng kể từ đây, N.V.V đã bước vào một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

(LĐTĐ) Gần đây, đã xảy ra một số trường hợp đột quỵ khi chạy bộ, khiến nhiều người lo ngại. Để hạn chế nguy cơ và phòng tránh đột quỵ, người chạy cần chú ý một số kiến thức cần thiết cho bản thân.
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh lồng ngực - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng cho nữ bệnh nhân 25 tuổi. Kỹ thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng với ưu điểm vượt trội, an toàn, không để lại sẹo, tiết kiệm chi phí, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho bệnh nhân.
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

(LĐTĐ) Nhập viện trong trình trạng hôn mê sâu, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tích cực điều trị, anh Lê Tiến S (36 tuổi, ở Hà Nam) đã không qua khỏi, được chẩn đoán chết não. Gia đình anh hiến tặng tim, gan, thận để cứu 4 người bệnh khác.
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18/10 đến ngày 25/10), toàn Thành phố ghi nhận 502 trường hợp mắc sốt xuất huyết với 24 ổ dịch.
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng

Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng

(LĐTĐ) Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vừa tổ chức gặp mặt người hiến tiểu cầu tình nguyện tiêu biểu năm 2024 với thông điệp “Hiến giọt máu vàng - trao ngàn hy vọng”.
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân

Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân

(LĐTĐ) Anh N.V.H (34 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốc, mất máu cùng với lưỡi bừa đang đâm xuyên cẳng chân.
Xem thêm
Phiên bản di động