Bà nội hay bà ngoại
Mẹ 3 con chia sẻ kinh nghiệm dạy con làm việc nhà từ khi 2 tuổi | |
Lời ru của bố | |
Tết của bà ngoại |
Anh nháy mắt với thằng con trai lớn đang học lớp 2: "Hai bố con mình cùng đi thực tế nhé. Con theo bố về với ông bà nội, chơi thỏa thích trong vòng một tuần. Ra đồng gặt với các bác cho người rắn rỏi. Hoặc bẻ sen với chú Hoàng. Mùa này ở quê lắm sen cực kì, ngày xưa...”
Anh chỉ vừa định kể lại với con cái “ngày xưa” của tuổi thơ mình, được ngụp lặn dưới dòng sông trước nhà, được theo bố đi bẻ sen dưới đầm...thì thằng con gẩy gẩy cọng rau trong bát thản nhiên: “Con không về bà nội đâu”.
Anh ngỡ ngàng trước sự từ chối thẳng thừng của thằng bé. Hồi cuối năm học, nó chẳng phải rất thích được nghỉ hè để về quê chơi sao. Anh hỏi con: "Thế con thích về đâu?". "Con về bà ngoại cơ!". "Thế bà nội thì sao?". "Nhà bà nội bẩn lắm. Ông nội khó tính chứ không như ông ngoại. Với lại bọn con các chú thím ở nhà bẩn như ma lem".
Nghe con trả lời mà anh buồn như vừa đánh mất đi cái gì quý lắm. "Nhà bà nội bẩn lắm" chẳng qua là do ông bà phải vất vả nuôi bốn đứa con ăn học. Đành rằng nuôi con thì ai chả vất vả nhưng bố mẹ anh vất vả bằng bao nhiêu ông bố bà mẹ khác cộng lại vì hai ông bà thường xuyên ốm đau, lại phụ thuộc hoàn toàn vào mấy sào ruộng. Thế mà anh em đứa nào cũng được học hành đến nơi đến chốn. Bây giờ đều có công ăn việc làm ổn định. Như thế thì bố mẹ còn gì mà sửa chữa cái ngôi nhà đã cũ nát kia nữa.
Nhà bà nội bẩn cũng là do anh, con trai lớn mà chưa giúp gì được cho gia đình. Nhưng anh buồn hơn vì đó không phải là suy nghĩ của thằng bé mà là sự nhồi nhét của Liên, vợ anh, về tư tưởng bà nội, bà ngoại.
Liên là con gái Hà Nội. Dù chỉ ở ngoại thành nhưng gia đình cô rất khá giả. Nhờ cậu em đi lao động xuất khẩu ở Đức nên bố mẹ Liên đã xây được một ngôi biệt thự rất đẹp. Khi về làm dâu , dù chỉ phải ở chung với bố mẹ chồng có một tuần thôi nhưng Liên không thể nào chấp nhận được hoàn cảnh cũng như cách sống của gia đình anh. Cô bịt mũi chê cái nhà vệ sinh ở tận góc vườn có hai cây gỗ bắc chon von, có thúng tro bên cạnh, vệ sinh xong phải múc một gáo tro đổ vào. Cô còn không dám tắm ở cái nhà tắm đã bục hết vữa, trơ những viên gạch nham nhở lại được che bằng mảnh bao tải ở cuối vườn.
Khi có con, được bà nội đón về chăm sóc một tháng, nhìn cách Liên gẩy gót và chừng mực trong ăn uống và sinh hoạt, Thành vừa thương Liên lại vừa thương bố mẹ. Anh nói với vợ: từ cái nơi bẩn thỉu này, anh đã được sinh ra và lớn lên bằng tất cả tình yêu thương của bố mẹ. Nên cô hãy vì anh mà chịu đựng.
Nhưng Liên không những không chịu đựng nổi mà còn nhồi nhét vào đầu đứa con trai về hình ảnh quê nội, ông bà nội. Đại loại: “Nhà bà bẩn không thể nào tả được. Cái nhà ấy dù có lát đá hoa loại một cũng không thể sạch ra được. Chân đi sơm sởm ra vườn, dẫm phải cứt gà rồi lại đi vào trong nhà. Rơi cái gì xuống đất lại nhặt đút vào mồm cho cháu. Cứ bảo giun dế ở đâu ra”. Hay “Bà nội rất là bừa bãi, lần nào đưa con về cũng mất quần áo. Bà cứ tiện tay là lấy của đứa này mặc cho đứa kia. Mà lũ trẻ con ở nhà mới kinh chứ, quần áo mặt mũi lúc nào cũng lem nhem, bẩn thỉu. Bà ngoại không bao giờ như thế. Con về bà có quên mang theo quần áo thì vẫn thừa cái mặc bởi lần nào giặt đồ của con xong, bà cũng gấp cẩn thận, để gọn gàng trong ngăn tủ. Nhắm mắt vào cũng lấy được”.
Có lần ở quê lên, chị cằn nhằn suốt bữa: Chẳng thấy ai như ông nội, người già thường quý con quý cháu, đằng này, cháu ở xa, cả năm mới về thăm ông bà một lần thế mà lúc nào ông cũng quát nạt, mắng mỏ. Nào là: Thằng Cường lớn mà hư, không nhường em. Rồi suốt ngày ti vi ti vít làm ông nhức hết cả đầu. Thật ra ông chẳng nhức đầu đâu, là ông sợ tốn điện em lạ gì. Ông ngoại á, con muốn gì ông chiều hết. Trẻ con ai quý nó nó biết cả đấy. Tối ông nội cứ thử ôm Cường ngủ và kể chuyện cho nó nghe xem nó có quý ông không. Nhưng mà lúc nào cũng thằng Kiên, thằng Tùng cơ. Chúng nó mới là cháu ông còn con mình là người dưng”.
Những gì Liên nói không phải không đúng nhưng Liên chỉ nhìn thấy bề ngoài thôi. Bố anh nghĩ các cháu ở quê chịu nhiều thiệt thòi. Bố mẹ chúng mải làm nên con cái còn nheo nhóc khổ sở. Thằng Cường nhường nhịn em một tí có sao đâu. Anh cũng bảo chị sau này già mới biết thông cảm với ông nội. Một đống cháu tụ tập nô nghịch, ti vi bật oang oang ông làm sao chịu nổi. Nhưng việc anh nói thì cứ nói, việc chị lặp lại cái điệp khúc hàng ngày thì cứ lặp. Thằng con anh trong đầu lúc nào cũng chỉ có ông bà ngoại.
Cái cặp đi học nó khoe “của cậu Thường mua cho”, bộ đồ chơi siêu nhân rồi xe lội nước thì của ông ngoại gửi tặng nhân dịp sinh nhật. Từ hôm nghỉ hè, tối nào nó cũng điện về nói chuyện với bà ngoại cả tiếng. Nó kêu nhớ bà, muốn về ngay bây giờ rồi dặn bà mua cho thứ này thứ nọ. Với ông bà nội chưa bao giờ tình cảm như vây. Đó là chưa kể mỗi lần về quê ngoại, nó hăm hở thu xếp đồ chơi, quần áo không dùng đến để mang cho em Tú, em Mai nhà cậu thường, dì Quyên. Thậm chí là đòi mẹ dẫn đi siêu thị mua đồ chơi, sách truyện cho các em. Còn khi về ông bà nôi, nó đắn đo cân nhắc xem nên mang thứ gì để nếu “bọn chúng đòi, chia cho cũng đỡ tiếc”
Nội hay ngoại vốn dĩ chỉ là hai khái niệm để phân biệt bên nhà bố và bên nhà mẹ. Nghiêng về bên nào đâu phải lỗi của trẻ con. Chỉ mong đến một ngày nào đó Liên hiểu được: sau này, mình cũng là bà nội.
Thanh Hồng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31