Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
Thăm và tặng quà cho thương, bệnh binh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, tặng quà thương, bệnh binh và người có công tại Hà Nam LĐLĐ quận Hoàng Mai tặng quà các thương, bệnh binh tại tỉnh Hà Nam

Trải qua nhiều khó khăn

Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An đóng tại xóm 9, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; nơi đây yên bình, lặng lẽ trong không gian thôn quê. Trung tâm hiện đang nuôi dưỡng, điều dưỡng 57 thương, bệnh binh đặc biệt của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và một người vợ cô đơn của liệt sĩ.

Thương, bệnh binh ở đây đến từ nhiều vùng miền, có những người bị mù 2 mắt, cụt 2 chân, tổn thương cột sống, liệt tủy, vết thương sọ não, liệt toàn thân. Nhiều thương binh nặng, mọi sinh hoạt thụ động, trông chờ người phục vụ và các phương tiện trợ giúp. Những cơn đau hành hạ, những khó khăn trong đời sống thường nhật, sự mất mát về hạnh phúc gia đình, nên đôi lúc các bác có những thay đổi tâm lý bất thường, lúc khóc, lúc cười, lúc tủi thân, chạnh lòng,… Từ những chàng trai, cô gái tuổi mười tám, đôi mươi tràn đầy sức sống, lên đường ra mặt trận, chịu những đau thương, mất mát, hy sinh một phần thân thể cho Tổ quốc, khi trở về, vết thương chiến tranh nặng nề,… Do di chứng, diễn biến khó lường của thương tật, do hoàn cảnh gia đình, các thương, bệnh binh sẽ gắn bó phần đời còn lại với Trung tâm.

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Các thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương, bệnh binh tỉnh Nghệ An.

Ông Nguyễn Thành Trụ - Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An cho biết, ngày 19/11 vừa qua, Trung tâm kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập (19/11/1974 - 19/11/2024). Khi thành lập, đơn vị trực thuộc Bộ nội vụ quản lý, với tên gọi Trại Thương binh 4, được giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, điều trị, nuôi dưỡng thương, bệnh binh nặng trở về từ chiến trường. Thời gian sau đó, để thực hiện tốt hơn chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với thương, bệnh binh, đơn vị được bàn giao về Bộ Thương binh và Xã hội quản lý, đến năm 1979 được chuyển giao về Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ Tĩnh. Sau khi về tỉnh, Trại thương binh 4 được đổi tên thành Khu Điều dưỡng thương binh Nghệ Tĩnh. Năm 1991, được đổi tên thành Khu điều dưỡng thương binh Nghệ An và 13 năm sau đó, năm 2004, đơn vị chính thức mang tên Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An

Thời kỳ đầu mới thành lập, đơn vị vừa tiếp đón thương, bệnh binh để nuôi dưỡng, vừa tổ chức xây dựng nhà cửa, lán trại. Giai đoạn 1979 - 1982, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam diễn ra ác liệt, đây cũng là thời điểm đơn vị tiếp nhận nhiều thương, bệnh binh sau giai đoạn 1975. Thời gian này hoạt động của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn; nhu yếu phẩm cần thiết hằng ngày cho thương binh chưa được cung cấp đủ, thuốc men, dụng cụ thiếu, trang thiết bị khám chữa bệnh đơn sơ.

Giai đoạn từ 1981 - 1990, đất nước còn khó khăn, chế độ đãi ngộ cho thương, bệnh binh còn hạn chế, việc chăm sóc, nuôi dưỡng thương binh tại Trung tâm càng khó khăn. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, đơn vị tổ chức các tổ, đội tăng gia, sản xuất, nuôi lợn, nuôi gà, trồng rau, thả cá để cải thiện bữa ăn cho thương, bệnh binh. Bữa cơm của thương, bệnh binh có phần no đủ hơn, khẩu phần dinh dưỡng được đa dạng hơn, góp phần phục hồi sức khỏe. Nhiều thương binh mù tham gia tổ hợp làm tăm tre, làm chổi đót, một số được bà con địa phương chia sẻ kỹ thuật làm đồ mỹ nghệ, mây, tre đan, một số nghề truyền thống của địa phương

“Trong khó khăn, tình thương, tình người, tình đồng đội càng thắm đượm, gắn kết và có những mối tình được nảy nở tại Khu điều dưỡng này, giữa cán bộ phục vụ và thương binh, nhiều mái ấm gia đình được ra đời. Các thế hệ cán bộ, viên chức đã để lại nhiều tình cảm tốt đẹp trong mái nhà điều dưỡng, từ lãnh đạo đơn vị đến nhân viên, tổ lái xe, tổ cấp dưỡng, tổ hộ lý hằng ngày gánh trên vai từng thùng nước phục vụ tận phòng cho thương binh, bón từng thìa cơm, cốc nước cho từng người” - ông Nguyễn Thành Trụ chia sẻ.

Song song với chăm lo đời sống vật chất, các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cũng được đơn vị quan tâm xây dựng, như thành lập đội văn nghệ, đội bóng chuyền với nòng cốt là thương, bệnh binh tại chỗ, cán bộ tại chỗ. Ngoài việc tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao tại đơn vị trong các dịp lễ, Tết, đơn vị còn tham gia các hoạt động giao lưu với các địa phương trong và ngoài tỉnh, tham gia các hội thi tổ chức cho người khuyết tật, đưa thương binh thăm lại chiến trường xưa, tham quan một số danh lam thắng cảnh của đất nước…. Các hoạt động trên thực sự là món ăn tinh thần, tạo nên không khí vui vẻ, gần gũi, cải thiện tốt nhất các rối loạn tâm lý, giúp thương, bệnh binh có sức khỏe tâm thần ổn định.

Nỗi đau vết thương từ da thịt vẫn dai dẳng mỗi khi trái gió trở trời, để vượt qua những cơn đau bởi chiến tranh, nhiều thương binh đã phải sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện. Từ đó, nhiều người lệ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tâm thần. Trước nỗi đau đó, Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm Phục hồi chức năng Hoàng Long Ninh Bình để tổ chức cai nghiện cho một số thương, bệnh binh. Được sự động viên của đồng chí, đồng đội, của cán bộ, nhân viên Trung tâm, cùng với quyết tâm của bản thân, nhiều thương binh đã cai nghiện thành công trở lại cuộc sống bình thường.

Khi vết thương có phần ổn định, sức khỏe được nâng lên, nhiều thương, bệnh binh đã tình nguyện xin về sinh sống cùng gia đình, sống trong tình cảm đùm bọc của người thân, xóm làng, của chính quyền địa phương. Từ năm 1983 đến năm 1987 có 198 đồng chí, năm 1990 đến năm 1995 có 303 đồng chí, năm 2006 đến năm 2008 có 58 đồng chí đã chia tay Trung tâm để về tại gia đình.

Trải qua 50 năm hoạt động, hàng trăm thương, bệnh binh đã được Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng, điều trị ổn định sức khỏe, được về với gia đình, về với quê hương nhưng có nhiều thương binh do vết thương quá nặng, không thể hồi phục, vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất Nghi Lộc, nơi quê hương thứ hai của các thương, bệnh binh.

Tận tâm tri ân các thương, bệnh binh

Những năm qua, ngoài các chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước, Trung tâm Điều dưỡng thương binh tỉnh Nghệ An cũng luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ về vật chất, tinh thần của các cấp, các ngành, các tổ chức, nhà hảo tâm, các cá nhân thiện nguyện để nâng cao hơn chất lượng cuộc sống cho thương, bệnh binh, góp phần tri ân những hy sinh, mất mát của thương, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ. Trải qua nhiều khó khăn, giờ đây cơ sở vật chất của Trung tâm đã thay đổi khang trang hơn; nhà cửa, phòng ở của thương, bệnh binh, khu nhà làm việc của cán bộ, nhân viên được đầu tư sửa chữa, cải tạo và làm mới. Những hàng cây xanh bóng mát, mỗi thương binh ở trong một căn phòng hơn 30m2, có điều hòa, bàn ghế, tủ, giường... Nơi hội họp, sinh hoạt chung rộng rãi, thoáng mát, có phòng đọc sách báo, có ti vi màn hình lớn, trang thiết bị y tế được bổ sung hiện đại hơn.

Cán bộ, nhân viên Trung tâm, với sự nhiệt huyết của sức trẻ cùng trình độ chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản, với tình cảm trân quý, biết ơn, thương yêu dành cho các thương, bệnh binh, đang từng ngày làm việc trách nhiệm, tận tâm, vì một mái ấm an yên cho các thương, bệnh binh, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Khách đến thăm Trung tâm, nhìn nụ cười vui vẻ của các thương, bệnh binh khi đọc cho nhau nghe những bài thơ mới sáng tác, khi thắng ván cờ hay, khi cùng nhau tập thể dục; nhìn sự gần gũi, chăm sóc, động viên, trêu đùa nhau giữa các thương, bệnh binh và cán bộ, nhân viên Trung tâm, sẽ thực sự xúc động bởi một mái ấm đặc biệt đầy tình nghĩa.

Mai Liễu

Nên xem

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

(LĐTĐ) Ngày 21/11, trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.

Tin khác

Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

(LĐTĐ) Trở thành người khuyết tật ở lứa tuổi đẹp nhất, khi mắc căn bệnh xương thủy tinh, Hoàng Thị Dịu (sinh năm 1989, tỉnh Thái Bình) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cô gái 8X kiên cường còn giúp trẻ em xóm làng gieo mầm tri thức, lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại địa phương.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk

Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk

(LĐTĐ) Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh

Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh

(LĐTĐ) Ngày 13/11, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm năm 2024 nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức về thực hành kinh doanh có trách nhiệm cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên.
Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh

Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh

(LĐTĐ) Hà Nội chuẩn bị bước vào mùa đông, nhưng những người yêu nơi đây vẫn luyến tiếc mùa thu dịu dàng. Nhiều người dân tấp nập chụp ảnh trên phố cổ, còn thợ ảnh và người bán hoa thì tăng thêm thu nhập từ nhu cầu này.
Phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54

Phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54

(LĐTĐ) Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025 có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một lá thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Với chủ đề đó, các em học sinh được hóa thân thành đại dương để nêu lên những vấn đề mình đang phải đối mặt, trong đó nổi bật nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường biển.
Xem thêm
Phiên bản di động