Tết của bà ngoại
Sống như một cơn gió | |
Lá chuyển màu sang thu | |
Lớn lên rồi em sẽ hiểu! | |
Suất cơm hai ngàn |
Phải lớn nên tôi mới hiểu nỗi buồn của bà. Càng lớn càng hiểu. Như lời bố vẫn nhắc: “Đừng bao giờ nghĩ bà già mà lẩm cẩm, bà rất lo cho cả gia đình, lo cho từng người một.”
Và tôi thấy trong đôi mắt sâu ẩn trong khóe mắt nhăn của bà nỗi lo về những đứa con. Thời xưa, người ta đẻ nhiều con, để rồi mấy chục năm sau, những đứa con ấy lớn, như bầy gà qua lứa tuổi thanh niên mà vẫn chưa ngừng tách đàn. Người thì lấy chồng xa rồi gặp điều không may mắn, người thì lận đận chuyện kinh tế mãi không thấy ổn.
(Ảnh minh họa: Quỳnh Nga) |
Bà tám sáu tuổi rồi, những chuyện như thế trong nhà, bà biết hết!.
Tết gần về, bà thi thoảng ra góc quán nhà tôi ngồi. Tôi lại tìm thứ gì đó dễ nuốt để ngồi ăn cùng bà. Những người ở hai thế hệ xa nhau hẳn là sẽ có rất ít chuyện để nói với nhau. Và thường là bà nói tôi, theo cách của bà: “Chơi ít thôi!”. Bà nhắc đủ thứ chuyện, những chuyện tai bà nghe thấy, mắt bà nhìn thấy. Nỗi buồn của người già nhiều khi tinh tường như soi thấu nhiều chục năm.
Những ngày tết, người già thêm tuổi. Còn bao nhiêu năm nữa cho bà ngoại? Có bao nhiêu năm để những đứa con bà sinh ra được yên ổn, thuận hòa. Trong khóe mắt nhăn nheo, đôi mắt bà nhìn thấy bao nhiêu chuyện của từng đứa con, từng đứa cháu? Đôi tai nghe lúc được, lúc không ấy có bao nhiều ngày vui, trên chiếc chõng sau cánh cửa gỗ đó?
Thế giới của chúng tôi thì rộng lớn rồi. Vì chúng tôi học quá nhiều, kết nối quá nhiều và đi quá xa. Thế giới của bà chỉ vỏn vẹn là một người chồng, là những đứa con và bầy cháu. Chiều những ngày sát tết, tôi ngồi cạnh bà, tự hỏi: mình đang trôi về đâu, đang ở đâu trong thế giới của mình.
Tết nào cho bà Ngoại là cái tết vui nhất? Tôi nghĩ đó là cái tết có từng đứa con, đứa cháu vào nắm tay. Thành tâm và thân thương! Chúng nó hỏi bà vẫn khỏe phải không? Chúng nó nói là bà còn sống lâu lắm! Chúng nó hỏi thăm bà dạo này thế nào.
Có một đứa cháu trong bầy cháu ngồi cạnh bà ăn mấy thức quà quê không cần nhai. Lòng yên ổn khi nhìn bà móm mém cười. Hình như đó là trạng thái “cảm nhận được gốc rễ”.
Có một cái tết cho bà, là những ngày không lo lắng. Con cháu tụ họp nhau về, ngồi cạnh nhau quên đi hiềm khích, nói toàn những chuyện vui. Bà có tuổi rồi, tai nghe không rõ, nhưng bà chính là nhà cho những đứa con đứa cháu.
Bảo Bảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21