An toàn giao thông cho học sinh: Còn nhiều “khoảng trống”!
Đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh đến trường Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông cho học sinh trở lại trường Tăng cường giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên |
Vi phạm tràn lan
Tai nạn giao thông là điều không mong muốn với bất cứ ai, gia đình và xã hội nào. Tuy nhiên, vì sự bất cẩn nhỏ trên đường là tai nạn giao thông có thể xảy ra. Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong những năm qua, tại Việt Nam công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tai nạn giao thông hàng năm liên tục giảm ở cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương.
Chẳng hạn, năm 2019 số người chết do tai nạn giao thông là 7.624 người, năm 2020 giảm còn 6.700 người và năm 2021 là 5.799 người. Ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từng bước được kiềm chế.
Nhiều phụ huynh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, thiếu sự gương mẫu. Ảnh: Đinh Luyện |
Dù đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên tình hình tai nạn giao thông vẫn diễn biến rất phức tạp, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông còn rất lớn. Theo phân tích, tai nạn giao thông liên quan đến người trong độ tuổi thanh niên thường chiếm gần 30%, trong đó chủ yếu là đối với người từ 18-27 tuổi. Đáng lo ngại hơn, những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do lứa tuổi này gây ra đang có xu hướng ngày một gia tăng.
Thực tế cho thấy, thời gian qua tai nạn dù đã giảm nhiều so với trước nhưng tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông vẫn diễn ra, trong đó có tình trạng học sinh điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi cho phép và chở 3, 4 người không đội mũ bảo hiểm. Tại một số trục giao thông như Quang Trung (Hà Đông), Quốc lộ 21B, đoạn qua địa phận huyện Thanh Oai… không khó để bắt gặp những thanh thiếu niên còn khoác áo học sinh chở 3, chở 4, không đội mũ bảo hiểm phóng nhanh, lạng lách.
Đáng lo ngại hơn, vào khung giờ đưa đón học sinh, nhiều phụ huynh cũng thể hiện sự thiếu gương mẫu khi tham gia giao thông. Theo quy định của pháp luật, trẻ em từ 6 tuổi trở lên phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy. Thế nhưng, rất ít phụ huynh thực hiện nghiêm quy định này. Qua ghi nhận, nhiều phụ huynh đi xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, thậm chí vượt đèn đỏ... Những hành vi kể trên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất lớn.
Có thể thấy, tình trạng mất an toàn giao thông ở đối tượng học sinh vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như nhận thức của phụ huynh, ý thức của thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, việc giáo dục thanh thiếu niên về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, tham gia giao thông văn minh... ở nhà trường và toàn xã hội còn chưa đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt lo ngại hơn cả là do xuất phát từ việc quản lý lỏng lẻo và sự thiếu trách nhiệm của không ít bậc phụ huynh khi tự tay giao cho con em mình những phương tiện chưa thể điều khiển một cách an toàn.
Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông
Thực tế cho thấy, việc bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh đến trường phải là việc làm thường xuyên, liên tục. Để làm tốt công tác này, vấn đề cần quan tâm, thực hiện là tạo ý thức tự giác chấp hành pháp luật về giao thông trong mỗi học sinh. Muốn vậy, giải pháp cốt lõi vẫn là tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh.
Trong đó, lực lượng Cảnh sát giao thông cần thường xuyên kiểm tra, xử lý, cập nhật, lưu giữ thông tin những trường hợp học sinh vi phạm pháp luật giao thông, duy trì thông báo định kỳ danh sách này đến nhà trường để cùng phối hợp quản lý, giáo dục. Với các nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh; đa dạng hóa các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông, sát với tâm lý, lứa tuổi của học sinh.
Ở góc độ gia đình, nhất là các bậc phụ huynh phải gương mẫu thực hiện nghiêm pháp luật khi tham gia giao thông; đồng thời tích cực giáo dục, nhắc nhở, hướng dẫn con em mình chấp hành. Những việc các bậc làm cha, làm mẹ cần lưu ý là kiên quyết yêu cầu con em mình đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện; không cho sử dụng xe máy phân khối lớn khi chưa đủ tuổi.
Theo Nhà văn Nguyễn Văn Học - người giành giải Nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải Hà Nội phối hợp tổ chức cho biết, để nâng cao ý thức tham gia giao thông cho đối tượng học sinh, điều quan trọng phải bắt nguồn từ bản thân mỗi gia đình.
“Gia đình là tế bào của xã hội. Một xã hội muốn tốt thì mỗi tế bào phải tốt. Việc phụ huynh học sinh không chấp hành luật lệ an toàn giao thông như hành vi không đội mũ bảo hiểm để đưa con em đi học có tác động xấu đến nhận thức của đối tượng này. Thực tế trẻ em như một tờ giấy trắng. Các cháu không chỉ học ở thầy cô, bạn bè, nhà trường mà còn học từ chính những người cha, người mẹ, người thân thiết ở xung quanh. Nếu chúng ta không nghiêm chỉnh chấp hành, thì có thể khiến các cháu thấy việc không đội mũ bảo hiểm là bình thường”, Nhà văn Nguyễn Văn Học chia sẻ.
Việc quan tâm thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh là hết sức quan trọng. Ảnh: Đinh Luyện |
Chia sẻ ở góc độ chuyên gia, ông Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, bản thân mỗi người đều có thể là một phần giải pháp, là một phần giúp kéo giảm tai nạn.
Dẫn chứng điều này, ông Trần Hữu Minh chia sẻ, nếu trong một tổ chức, người đứng đầu quan tâm xây dựng văn hóa giao thông thì ý thức của đội ngũ nhân viên sẽ tốt. Tương tự, nếu bố mẹ là tấm gương sáng trong tuân thủ, chấp hành pháp luật về an toàn giao thông thì con cái cũng sẽ là “hạt giống” tốt.
“Ngoài các cơ quan chức năng thì mỗi tổ chức, cá nhân đều có vai trò, trách nhiệm trong xây dựng văn hóa giao thông, tham gia giao thông an toàn. Mỗi chúng ta đều là một phần của giải pháp. Mỗi người dân hãy trở thành một người tham gia giao thông có văn hóa và có trách nhiệm trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông để mang đến một xã hội giao thông an toàn”, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nhấn mạnh.
Rõ ràng, việc quan tâm thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, chú trọng đến nhóm đối tượng này là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, một yếu tố cần và không thể thiếu là sự giáo dục, quan tâm của các bậc phụ huynh. Các bậc làm cha mẹ phải là những người đầu tiên giáo dục con cái về an toàn giao thông trước khi giao trách nhiệm đó cho nhà trường và xã hội. Ngoài ra, các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng Cảnh sát giao thông cần tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Có như vậy, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông ở lứa tuổi học sinh mới có thể được giảm thiểu./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh
Đa dạng các hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Hà Nội
Sức hút mạnh mẽ từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Tìm giải pháp quản lý giao thông tĩnh trong "không gian" hẹp
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING
Tin khác
Tìm giải pháp quản lý giao thông tĩnh trong "không gian" hẹp
Giao thông 07/11/2024 21:56
Tài xế xe ôm công nghệ che biển kiểm soát sẽ bị xử lý nghiêm
Giao thông 07/11/2024 21:34
Tạm dừng vận hành metro Nhổn - Ga Hà Nội trongngày 9/11
Giao thông 07/11/2024 21:13
"Quả đấm thép" 141 sẽ phủ kín địa bàn Hà Nội
Giao thông 07/11/2024 20:47
Tai nạn trên đường Vành đai 2: Giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin
Giao thông 07/11/2024 19:47
Thành phố Hồ Chí Minh: Trao bằng khen cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án metro số 1
Giao thông 07/11/2024 15:10
Bộ Công an yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe trái phép tại Hà Nội
Giao thông 07/11/2024 12:30
Tin bão mới nhất: Sáng 8/11, Biển Đông sẽ đón cơn bão số 7
Môi trường 07/11/2024 11:42
“Xanh hóa” xe buýt Thủ đô: Biến quyết tâm thành hiện thực
Nhịp sống Thủ đô 07/11/2024 06:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 7/11: Sáng sớm âm u, trưa chiều hửng mây, trời nắng
Môi trường 07/11/2024 06:01