Ăn mặc phản cảm: Có nên đi chơi rồi tiện thể đi lễ chùa?
Độc đáo ngôi chùa được mệnh danh “đệ nhất danh lam” đất Phố Hiến | |
Đi chùa đầu năm – Nét đẹp trong đời sống tâm linh người Việt | |
Nô nức đi lễ chùa Đậu đầu Xuân |
Sáng ngày mùng 6 Tết, tại cổng chùa Quán Sứ, khi thấy một cô gái mặc váy rất ngắn đang mua lễ để vào chùa, phóng viên đã hỏi: “Đi lễ chùa mà ăn mặc thế này hả bạn?”, cô gái đã vô tư trả lời: “Em lỡ thôi mà, có cố ý đâu”. Mặc dù không cố ý nhưng việc cô gái ăn mặc "không thể ngắn hơn" cũng đã thu hút nhiều cái nhìn thiếu thiện cảm.
Trang phục đi lễ chùa thể hiện bản sắc văn hóa cổ truyền của dân tộc (ảnh: Bảo Thoa) |
Từ xa xưa, người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Trước kia, người đến chùa, đi lễ, đặc biệt nữ giới, thể hiện bản sắc văn hóa cổ truyền của dân tộc bằng những bộ trang phục như áo tứ thân, nón quai thao, chân đi guốc mộc; nam giới vận bộ đồ trắng, chân đi guốc. Những người đi lễ chùa thường chuẩn bị tinh thần từ hôm trước, tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, thậm chí còn ăn chay trước khi đi lễ.
Ngày nay, việc đi lễ chùa đã không còn giữ được nét đẹp xưa, thậm chí việc đi lễ đầu năm còn kết hợp với vãn cảnh, du xuân, hay đi theo phong trào, đi mà không mang tâm thức, tâm linh.
Ăn mặc để đi chơi, có nên tiện thể đi lễ chùa? (ảnh: Bảo Thoa) |
Để giảm bớt những hình ảnh chưa đẹp, mấy năm trở lại đây, tại nhiều đền chùa đã chuẩn bị sẵn quần áo lễ hoặc treo biển nội quy nhắc nhở. Ý thức của nhiều người đi lễ cũng vì thế mà thay đổi, bớt dần những cảnh ăn mặc phản cảm khi tới nơi thờ tự. Tuy nhiên, hàng năm những cảnh “bỏng mắt” vẫn diễn ra ở nhiều nơi thờ tự khiến người dân bức xúc.
Tết đến, đi lễ chùa để cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình, người thân là nét văn hóa tâm linh của người Việt. Mặc một bộ trang phục nghiêm trang, đúng đạo, đi lễ chùa cầu an vào những ngày đầu xuân năm mới sẽ khiến mọi người tự tin, thành kính hơn trong giây phút nguyện cầu linh thiêng ấy.
Bởi vậy, nên chăng mỗi người, đặc biệt là giới trẻ đừng coi đi lễ chùa là một chuyến dạo chơi, “tiện thể” để mà cứ mặc nguyên trang phục “dạo phố” vào chùa. Hãy như những người xưa, coi đi lễ chùa là một việc nghiêm túc, thể hiện sự tôn trọng với chốn tâm linh, đừng để nhiều người phải đặt câu hỏi: “Bạn cầu được gì khi ăn mặc thiếu tôn trọng ở nơi thờ tự thế kia?”.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia
Vinatex: Phát triển sản xuất kinh doanh, quan tâm chăm lo người lao động
“Chuyến xe Công đoàn - Xuân Ất Tỵ 2025” đến với công nhân lao động khó khăn
UDIC đoạt Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Tin khác
Dự đoán kết quả trận Singapore - Việt Nam: Có Son là thắng!
Thể thao 25/12/2024 15:54
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Thể thao 25/12/2024 11:00
Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025
Điện ảnh 25/12/2024 09:40
Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành có gì đặc biệt?
Điện ảnh 25/12/2024 09:38
Hành trình vượt khó của Lê Vĩnh Toàn qua phim "Miền nhớ"
Âm nhạc 24/12/2024 11:45
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Thể thao 23/12/2024 08:15
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Thể thao 23/12/2024 06:13
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Thể thao 22/12/2024 16:19
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Âm nhạc 22/12/2024 10:15
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao
Thể thao 21/12/2024 22:32