Quán thanh xuân tháng 9

Alo, Quán thanh xuân xin nghe!

(LĐTĐ) Quán thanh xuân tháng 9 “Alo, Quán thanh xuân xin nghe!” là những câu chuyện, kỷ niệm của các khách mời và khán giả, cho thấy sự phát triển của ngành viễn thông song hành với sự phát triển của đất nước, giúp con người gần lại với nhau, đồng thời nhắc nhở chúng ta về giá trị lớn nhất của sự kết nối: Kết nối tình người.
Hội Quán Thanh xuân: Nhìn lại một hành trình đầy cảm xúc
Gợi lại ký ức một thời ở Liên Xô và Đông Âu

30 năm trước, khi chưa có điện thoại, mọi người đã liên lạc với nhau ra sao? Từ đó đến nay, cách kết nối đó đã trải qua những giai đoạn, những bước phát triển như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong chương trình Quán thanh xuân tháng 9 với chủ đề “Alo, Quán thanh xuân xin nghe!” được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 vào tối ngày 13/9 tới đây.

5618 poster quan thanh xuan
Quán thanh xuân tháng 9 sẽ là những câu chuyện xoay quanh lịch sử ngành viễn thông.

Thời đó, điện thoại thường chỉ có trong phim ảnh, hoặc trong trò chơi “nối bao diêm” của trẻ em. Muốn nói chuyện với nhau phải gặp mặt, muốn gọi điện thoại phải hẹn trước. Bởi thế mới có chuyện, nghệ sĩ Minh Vượng và Minh Hoà đạp xe từ Lò Đúc xuống Mai Dịch để gọi bạn diễn, lên đến nơi thì mất show vì muộn giờ. Hoặc là ở các vùng quê, thường có một cán bộ bưu cục làm nhiệm vụ đưa thư và nhận đánh điện đi các nơi. Hay là muốn gọi điện phải ra Bưu điện xếp hàng mỏi chân, nói chuyện riêng mà cả xóm nghe thấy… Cho đến thập kỷ 80, trước thời đổi mới, dịp Tết, tất cả các bốt điện thoại đều kín người, cả gia đình từ đồng bằng sông Cửu Long lên thành phố Hồ Chí Minh để gọi điện liên tỉnh, vừa nói được câu “Má à” là cả nhà bật khóc...

Vào thập kỷ 90, điện thoại bàn xuất hiện, lúc đó loại điện thoại này được ưu tiên lắp cho các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế và cán bộ từ cấp Cục, Vụ, Viện... trở lên. Với người dân, rất ít gia đình được lắp đặt. Ở các tỉnh, thành phố, thị xã còn hiếm hơn nữa. Trên cả nước, bình quân là 300 người dân mới có 1 thuê bao điện thoại.

Có không biết bao câu chuyện xoay quanh cái điện thoại bàn. Chả hạn như vấn nạn gọi “chùa” điện thoại cơ quan với những hoá đơn dài dằng dặc cần truy tên xem của ai, chủ nhân những cuộc điện thoại giá cao ngất ngưởng có khi còn bị trừ cả thi đua.

Cuối thập kỷ 90, sự xuất hiện của những chiếc điện thoại to, với màn hình đen trắng, gợi nhớ đến hình ảnh “cục gạch”. Thời điểm 1999-2000, để sở hữu chiếc điện thoại này, phải chi khoảng 4 triệu đồng, tương đương mức chi tiêu vài tháng của một gia đình bình thường. Cước phí mỗi phút gọi điện thoại di động lúc bấy giờ rất đắt đỏ.

Trước khi điện thoại di động trở nên phổ biến như ngày hôm nay, ở những nơi đặc biệt như đảo xa, những thông tin như vợ sinh con, gia đình có việc... phải cả tháng sau mới đến được với chiến sĩ. Điện thoại di động không còn chỉ là một phương tiện liên lạc, nó là “bà mối” kết nối tình yêu.

Khi chiếc điện thoại di động trở thành sở hữu cá nhân với giá cước rẻ, không còn độc quyền, mọi người từ công nhân, nông dân đều có thể sở hữu điện thoại di động. Tuần tra biên giới với hình ảnh rõ nét hơn, báo tin dễ dàng hơn, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia. Đời sống tình cảm của con người được cải thiện. Chẳng hạn như câu chuyện được nghe từ lính đảo Trường Sa: Trước khi có điện thoại di động phổ biến, lính được 1 lần gọi về nhà mỗi tuần, sĩ quan được 2 lần...

Ngày xưa, phải thật xa, thật lâu mới liên lạc được với nhau, nên mối liên hệ đó trở nên rất đáng quý, đáng mong chờ. Giờ đây một cú click có thể kết nối thì thay vì tiếp xúc trực tiếp, người ta có thói quen dùng những ngôn ngữ “không cảm xúc” với nhau. Gần mà lại thành xa là như vậy.

Tuy nhiên, giá trị kết nối của điện thoại di động luôn có ý nghĩa lớn lao. Với nhà báo Ngô Bá Lục tết vừa qua là lần đầu tiên kết nối Facetime với mẹ 90 tuổi. Với Nghệ sĩ ưu tú Minh Vượng, trong giai đoạn Covid, bản thân là người có bệnh nền, phải nghiêm túc giãn cách xã hội, các phương tiên kết nối đã giúp chị có một nhịp sống “bình thường mới”. Hay là câu chuyện do ông Mai Liêm Trực kể về chiếc thuyền gặp nạn năm 2008, trên thuyền có 7 thuỷ thủ thay phiên nhau sử dụng chiếc điện thoại để liên lạc về, giúp cứu nạn cứu hộ thành công.

Các phương thức truyền tin đã bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Ngoài đường truyền di động, internet, các giải pháp công nghệ của xã hội số đang giúp con người có cuộc sống tiện ích hơn, kết nối nhiều hơn, hiệu quả hơn.

Dù các phương thức ngày càng hiện đại, nhưng có những giá trị không bao giờ thay đổi và cần được giữ gìn, đó là Kết nối tình thân giữa con người và con người. Viễn thông và Công nghệ thông tin giúp chúng ta thay đổi cuộc sống, lưu giữ cuộc sống, kết nối con người, kết nối tình thân.

Lê Dương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động