10 sự kiện nổi bật năm 2021 của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam

(LĐTĐ) Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các cơ quan, tổ chức; cùng sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vượt khó của mỗi công chức, viên chức, người lao động (NLĐ) ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã thực hiện thắng lợi mục tiêu kép: Vừa hoàn thành các nhiệm vụ, vừa thực hiện thành công, hiệu quả các chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Tổ chức 5 đoàn kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc trong triển khai hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Cung cấp 5 dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 Chung tay đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô trong bối cảnh Covid-19

Bước sang năm mới 2022, cùng điểm lại 10 sự kiện nổi bật trong năm 2021 của ngành BHXH Việt Nam.

10 sự kiện nổi bật năm 2021 của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh kiểm tra việc hỗ trợ từ Quỹ BHTN tới người lao động tại Công ty TNHH ToTo Việt Nam.

1.Thích ứng nhanh, linh hoạt với tình hình dịch Covid-19, đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia, thụ hưởng chính sách

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, kéo dài, BHXH Việt Nam luôn theo sát diễn biến thực tế, kịp thời triển khai các giải pháp linh hoạt nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia và an toàn phòng, chống dịch Covid-19, như: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, chi trả gộp 2 tháng lương hưu, chi trả lương hưu tại nhà, linh hoạt trong chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT)…

Trong năm 2021, ước toàn ngành đã giải quyết khoảng 95.762 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; đảm bảo chi trả kịp thời, an toàn cho khoảng 3,2 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; chi trả 6.698.566 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; 626.397 người hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); 118,721 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT nội trú và ngoại trú.

2.Chủ động trong tham mưu, quyết liệt trong thực hiện, BHXH Việt Nam đã nhanh chóng triển khai thành công các chính sách hỗ trợ đối với NLĐ, NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch

Trước những khó khăn kéo dài do đại dịch, BHXH Việt Nam đã chủ động tham mưu, phối hợp với các Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ về BHXH, BHTN để tháo gỡ khó khăn cho NLĐ, NSDLĐ. Đặc biệt là gói hỗ trợ trên 30.000 tỷ đồng từ Quỹ BHTN theo Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ, đây là gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền lớn nhất từ trước đến nay.

Kết quả: Đối với Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ: Chỉ sau 7 ngày, BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc điều chỉnh giảm mức đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho 375 nghìn đơn vị, tương ứng 11,238 triệu lao động với số tiền khoảng 4.322 tỷ đồng; đã giải quyết cho 842 đơn vị (với 159.885 lao động) tạm dừng đóng Quỹ Hưu trí và tử tuất với số tiền trên 1.111 tỷ đồng tại 57 tỉnh, thành phố…

Đối với Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ: Chỉ sau 5 ngày, BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc thông báo điều chỉnh mức đóng (giảm từ 1% xuống 0%) vào Quỹ BHTN cho 363,6 nghìn đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 9,676 triệu lao động với số tiền khoảng 7.595 tỷ đồng; đã chi trả chế độ hỗ trợ cho 12.941.196 lao động với số tiền khoảng 30,73 nghìn tỷ đồng.

10 sự kiện nổi bật năm 2021 của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
BHXH thành phố Hà Nội và Bưu điện Hà Nội ra quân tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện.

3.Số người tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục tăng trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước

Năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, ngành BHXH Việt Nam đã phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Tính đến hết ngày 31/12/2021, số người tham gia BHXH hơn 16,5 triệu người, tăng 2,1% so với năm 2020, đạt 33,75% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHTN gần 13,4 triệu người, tăng 0,4% so với năm 2020, đạt 27,33% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHYT hơn 88,8 triệu người, tăng 0,9% so với năm 2020, đạt tỷ lệ bao phủ 91,01% dân số.

Đáng chú ý trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục tăng trưởng mạnh. Trong năm 2021, có hơn 1,4 triệu người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 2,94% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức, cao hơn 1,94% so với chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 28-NQ/TW (năm 2021 là 1%).

4.Bước chuyển mình quan trọng trong chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam

Năm 2021, công tác chuyển đổi số của ngành đã có bước chuyển mình quan trọng: Đã xây dựng Đề án tổng thể về Chuyển đổi số, Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025; đã hoàn thiện kho cơ sở dữ liệu (CSDL) của hơn 98 triệu dân, là nền tảng CSDL quốc gia về bảo hiểm (là một trong 6 CSDL quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử); liên thông, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành (nhất là CSDL quốc gia về dân cư của Bộ Công an, kết quả đến nay đã thực hiện xác thực thông tin của gần 10,3 triệu công dân với CSDL quốc gia về dân cư).

Đặc biệt ứng dụng “VssID - BHXH số” ước đến hết ngày 31/12/2021 đã có gần 25 triệu người cài đặt, sử dụng để quản lý, kiểm soát quá trình tham gia, thụ hưởng chính sách, thực hiện các dịch vụ công; hơn 500 nghìn lượt sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng để đi khám chữa bệnh trên toàn quốc…

5.Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm

Theo Nghị định số 43/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định CSDL quốc gia về Bảo hiểm, BHXH Việt Nam được giao là cơ quan chủ quản CSDL quốc gia về Bảo hiểm.

CSDL quốc gia về Bảo hiểm bao gồm 9 nhóm thông tin, trong đó các nhóm thông tin về BHXH, BHYT, BHTN là những dữ liệu gốc. Đây là cơ sở dữ liệu của Chính phủ được xây dựng thống nhất trên toàn quốc, dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin về bảo hiểm phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu chính đáng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đáng chú ý, thực hiện Nghị định số 43/2021/NĐ-CP, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố có nhu cầu khai thác dữ liệu, xác thực thông tin người tham gia, người hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, ngành BHXH Việt Nam đã chủ động thực hiện cung cấp kịp thời các thông tin này để các địa phương sử dụng vào công tác lập danh sách xét nghiệm; danh sách tiêm chủng vắc xin; xác định thông tin bệnh nền; theo dõi, truy vết nhanh bệnh nhân F0, khoanh vùng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, đơn vị SDLĐ... để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch hiệu quả.

10 sự kiện nổi bật năm 2021 của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Đến nay, đã có gần 25 triệu người cài đặt, sử dụng ứng dụng “VssID - BHXH số” để quản lý, kiểm soát quá trình tham gia, thụ hưởng chính sách.

6.Đổi mới, sáng tạo, tăng cường thanh tra, kiểm tra theo phương thức điện tử, thích ứng linh hoạt với tình hình dịch Covid-19

Năm 2021, thích ứng linh hoạt với tình hình dịch Covid-19, công tác thanh tra, kiểm tra của ngành BHXH Việt Nam được tập trung đổi mới từ phương pháp, cách thức thanh tra, kiểm tra, kết hợp giữa thanh tra truyền thống với thanh tra theo phương thức điện tử, tăng hiệu quả, chất lượng, giảm nhân lực, thời gian thanh tra, kiểm tra (giảm khoảng 48%, từ 20 giờ xuống còn 10,5 giờ).

Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra theo phương thức điện tử, ngành đã xây dựng 121 dấu hiệu nhận diện hành vi vi phạm trong thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHTN, BHYT; tăng cường kiểm tra, giám sát chi khám chữa bệnh BHYT trên Hệ thống giám định BHYT điện tử (kết nối với hơn 12.500 cơ sở khám chữa bệnh, gần 100%), từ chối thanh toán, giảm chi Quỹ BHYT (ước hết tháng 11/2021 là 626,62 tỷ đồng).

7.Hoàn thành vượt chỉ tiêu Chính phủ giao về chi trả chế độ BHXH, BHTN qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Năm 2021, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn cho người tham gia khi nhận các chế độ BHXH, BHTN, BHXH Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Kết quả, đã có trên 57% số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp nhận qua tài khoản cá nhân ở khu vực đô thị, tăng 9% so với năm 2020 (tăng 28% so với năm 2019 là thời điểm bắt đầu thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP), vượt 7% chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao.

Đặc biệt, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã được ngành BHXH Việt Nam đẩy mạnh khi triển khai gói hỗ trợ từ Quỹ BHTN theo Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ và có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ giúp ngành chi trả kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch các khoản hỗ trợ mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân do không phải nhận hỗ trợ theo hình thức trực tiếp, hạn chế đi lại, góp phần hiệu quả cho công tác phòng chống dịch Covid-19.

8.Đổi mới nội dung, hình thức truyền thông, thích ứng linh hoạt trong bối cảnh dịch Covid-19

Công tác truyền thông của ngành tiếp tục được đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp, thích ứng linh hoạt trong bối cảnh giãn cách xã hội. Bên cạnh hình thức truyền thông trực tiếp, truyền thông mạng xã hội, truyền thông trực tuyến được đẩy mạnh để tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng về giá trị nhân văn, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của chính sách BHXH, BHYT, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh. Kết quả, trong năm 2021 đã có trên 72.000 hội nghị truyền thông trực tiếp với trên 1,5 triệu lượt người tham dự; hơn 2.600 hội nghị truyền thông trực tuyến được tổ chức, hàng trăm nghìn sản phẩm truyền thông được chia sẻ trên môi trường Internet và mạng xã hội.

Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục được tăng cường. Trong năm đã có trên 31.300 tin, bài, phóng sự tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN được các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đăng tải, phát sóng, trung bình mỗi ngày có khoảng 90 tin, bài, phóng sự trên các báo để lan tỏa chính sách BHXH, BHYT đến người dân.

10 sự kiện nổi bật năm 2021 của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ, đến nay, ngành BHXH đã chi trả chế độ hỗ trợ cho 12.941.196 lao động với số tiền khoảng 30,73 nghìn tỷ đồng.

9.Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc người tham gia, thụ hưởng được đẩy mạnh

Với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, ngành BHXH Việt Nam đã đi đầu trong xây dựng và vận hành một hệ thống chăm sóc khách hàng, kịp thời tiếp nhận, giải đáp, hỗ trợ, tư vấn cho các cá nhân, tổ chức tham gia BHXH, BHYT, BHTN tạo ra những đột phá trong chuyển đổi tác phong từ hành chính sang dịch vụ, từ chăm sóc thụ động sang chăm sóc chủ động, nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia BHXH, BHYT, BHTN ngày một tốt hơn.

Kết quả: đã hỗ trợ, tư vấn 406.922 lượt (tăng 26%) qua hệ thống tổng đài; trả lời 7.914 câu hỏi trên Cổng Thông tin điện tử, Fanpage của BHXH Việt Nam (tăng gấp 10 lần). Đặc biệt, năm 2021, ngành BHXH Việt Nam đã ban hành Quy trình thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân trong tham gia, thụ hưởng chế độ. Hoạt động của hệ thống chăm sóc khách hàng của ngành được các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá cao.

10.Tăng cường các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội

Năm 2021, BHXH Việt Nam tiếp tục mở rộng, đẩy mạnh, phát triển các hoạt động hợp tác song phương, đa phương; đã từng bước khẳng định vị thế, hình ảnh của BHXH Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy, thành viên tích cực và trách nhiệm của Hiệp hội an sinh xã hội ASEAN (ASSA), Hiệp hội an sinh xã hội Quốc tế (ISSA) và trên 50 nước, tổ chức quốc tế.

Trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thích ứng hiệu quả với định hướng đối ngoại, hội nhập quốc tế trên nền tảng số, BHXH Việt Nam tiếp tục duy trì, tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trực tuyến; tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến ASSA 38 tại điểm cầu Việt Nam...

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài

Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phân quyền cho Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, nhiều cấp học.
Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân

Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân

(LĐTĐ) Chiều 29/8, tại Khu đô thị Vùng 4 Hải quân, Cam Ranh (Khánh Hòa) đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Công đoàn Y tế Việt Nam với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, giai đoạn 2023 - 2028.
Ghé về tuổi thơ qua những phiên chợ Trung thu

Ghé về tuổi thơ qua những phiên chợ Trung thu

(LĐTĐ) Có lẽ cái tên "Chợ quê Trung thu" hay "Lễ hội trăng rằm" đã trở nên quen thuộc với học sinh Hà Nội. Không biết từ bao giờ, những "phiên chợ" này đã xuất hiện ở khắp các ngôi trường trên khắp Thành phố, để rồi những cô bé, cậu bé quàng khăn đỏ, những em bé mẫu giáo lại được tung tăng đi chợ Trung thu cùng bè bạn.
Quận Thanh Xuân: Tổng kiểm tra các chung cư mini, nhà trọ

Quận Thanh Xuân: Tổng kiểm tra các chung cư mini, nhà trọ

(LĐTĐ) Quận Thanh Xuân sẽ tập trung tổng kiểm tra chung cư mini, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có nguy cơ cháy, nổ cao, hoàn thành trước ngày 30/10/2023. Trong đó, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy hoạch, xây dựng, các nội dung liên quan đến an toàn điện, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Giả mạo chủ nhà để chiếm đoạt tiền thuê nhà của khách

Giả mạo chủ nhà để chiếm đoạt tiền thuê nhà của khách

(LĐTĐ) Ngày 29/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với bị cáo Đặng Thùy Chi (sinh năm 1982, trú tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Quận Đống Đa: Lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước trong toàn dân

Quận Đống Đa: Lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước trong toàn dân

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội trong quận Đống Đa đã tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng. Nhiều tấm gương “Người tốt, việc tốt” được phát hiện qua các phong trào thi đua liên tục, rộng khắp, hiệu quả trên toàn quận.
Huyện Thanh Trì: Xác minh, xử lý thông tin báo chí nêu và chấn chỉnh việc thu Quỹ đầu năm học

Huyện Thanh Trì: Xác minh, xử lý thông tin báo chí nêu và chấn chỉnh việc thu Quỹ đầu năm học

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về việc vận động thu quỹ Hội Cha mẹ học sinh (CMHS) tại Trường THCS Tứ Hiệp, UBND huyện Thanh Trì đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, kịp thời xử lý với tinh thần cầu tiến, không né trách; đồng thời kiên quyết chấn chỉnh việc thu quỹ đúng theo quy định hiện hành.

Tin khác

Gỡ vướng về thực hiện pháp luật lao động

Gỡ vướng về thực hiện pháp luật lao động

(LĐTĐ) Công ty nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thì người lao động có chốt được sổ; ký kết nhiều hợp đồng lao động thì đóng BHXH căn cứ vào hợp đồng nào; doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, thu hẹp sản xuất kinh doanh phải chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động thì cần thực hiện những trình tự nào… Đó là những thắc mắc được đại diện người sử dụng lao động nêu ra tại hội nghị tuyên truyền, đối thoại về chính sách pháp luật lao động và BHXH do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa tổ chức mới đây.
Đãi ngộ nghệ nhân để giữ nghề truyền thống

Đãi ngộ nghệ nhân để giữ nghề truyền thống

(LĐTĐ) Với số lượng 1.793 di sản được kiểm kê, có thể nói Hà Nội là đơn vị có lượng di sản văn hóa phi vật thể nhiều nhất cả nước. Có hàng ngàn nghệ nhân, rất nhiều câu lạc bộ thuộc các loại hình di sản đã và đang tích cực hoạt động. Hiện Thành phố đang nỗ lực thực hiện chính sách đãi ngộ nghệ nhân để bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị các di sản.
Hà Nội: Tuyên truyền, đối thoại về chính sách pháp luật lao động và BHXH

Hà Nội: Tuyên truyền, đối thoại về chính sách pháp luật lao động và BHXH

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức hội nghị tuyên truyền, đối thoại về chính sách pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội (BHXH) với sự tham gia của trên 130 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh năm học 2023 - 2024

Mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chị Phạm Thị Hằng (quận Đống Đa, Hà Nội) hỏi: Hiện, năm học 2023 - 2024 đã bắt đầu, nhiều trường học đang triển khai thu giúp cơ quan Bảo hiểm xã hội tiền tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh. Vậy, tôi xin hỏi: Mức đóng BHYT hiện nay của học sinh là bao nhiêu? Học sinh có được chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu không?
Quy định về điều kiện hưởng lương hưu của người lao động

Quy định về điều kiện hưởng lương hưu của người lao động

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Quỳnh Chi (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) hỏi: Theo quy định hiện hành, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?
BHYT học sinh, sinh viên: Diện bao phủ tăng, quyền lợi càng mở rộng

BHYT học sinh, sinh viên: Diện bao phủ tăng, quyền lợi càng mở rộng

(LĐTĐ) Những năm qua, chính sách bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên (BHYT HSSV) đã được triển khai hiệu quả, thể hiện không chỉ ở diện bao phủ tăng mà quyền lợi hưởng BHYT của HSSV ngày càng được đảm bảo. Nhân dịp đầu năm học mới 2023 - 2024, ông Đinh Duy Hùng - Phó Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ, thẻ (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) đã có cuộc trao đổi cụ thể hơn với báo chí về vấn đề này.
Ngăn chặn trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

Ngăn chặn trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bắt đầu được triển khai thực hiện từ đầu năm 2009, là chỗ dựa vững chắc cho người lao động (NLĐ) trong trường hợp bị mất việc làm, giúp gia đình họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và giúp họ sớm quay lại thị trường lao động. Tuy nhiên, do số lượng người thụ hưởng lớn nên không thể tránh khỏi trường hợp hưởng trùng, thậm chí trục lợi quỹ…
Siết chặt hoạt động livestream trên mạng xã hội

Siết chặt hoạt động livestream trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội truyền thông số Việt Nam vừa phối hợp tổ chức hội thảo góp ý Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, với rất nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung mới.
BHXH tự nguyện: “Giá đỡ” an sinh giúp người lao động tự do có lương hưu

BHXH tự nguyện: “Giá đỡ” an sinh giúp người lao động tự do có lương hưu

(LĐTĐ) Hiện, sau khi được Nhà nước hỗ trợ, mức đóng thấp nhất của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện hiện nay là 231.000 đồng/tháng (với người thuộc hộ nghèo); 247.000 đồng/tháng (với người thuộc hộ cận nghèo); 297.000 đồng/tháng (với đối tượng khác).
Mức hưởng BHYT của học sinh, sinh viên?

Mức hưởng BHYT của học sinh, sinh viên?

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Thanh Loan (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi: Hiện con tôi đang tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) tại trường theo mức đóng BHYT dành cho học sinh, sinh viên. Vậy, khi đi khám chữa bệnh, con tôi sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Xem thêm
Phiên bản di động