Chung tay đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô trong bối cảnh Covid-19

“Hà Nội đã chủ động, kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố trong việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đây cũng là địa phương đi đầu cả nước thực hiện sớm việc thực hiện hỗ trợ giảm mức đóng Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Những thành tích như vậy trong thời điểm này là rất đáng quý”- Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh khẳng định như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hà Nội.
Đảm bảo giải quyết các chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho doanh nghiệp không quá 1 ngày làm việc Đảm bảo quyền lợi người thụ hưởng bảo hiểm xã hội trong bối cảnh giãn cách xã hội Bảo hiểm y tế - “phao cứu sinh” không thể thiếu của mỗi gia đình

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tthành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, ngày 27/7 đã có buổi làm việc bàn các giải pháp để đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc trong công tác phòng và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến dịch Covid-19; hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố.

Chung tay đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô trong bối cảnh Covid-19
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh

Báo cáo về tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Hòa cho biết, đến hết ngày 16/7/2021, Bảo hiểm xã hội Thành phố đã hoàn thành thủ tục và thông báo đến các đơn vị, doanh nghiệp số tiền tạm tính hỗ trợ giảm mức đóng 0% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) cho 87.472 đơn vị, tương ứng 1.439.694 lao động với tổng số tiền hơn 643 tỷ đồng.

Tính đến hết ngày 26/7/2021, Bảo hiểm xã hội Thành phố đã ban hành quyết định dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho 4 đơn vị, với 17 lao động và số tiền hơn 290 triệu đồng; xác nhận danh sách cho 4.854 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, lao động ngừng việc.

Dự kiến đến hết năm 2021, toàn Thành phố sẽ có khoảng 7.677 đơn vị với 55.758 lao động đủ điều kiện giảm đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất với số tiền ước giảm 83 tỷ đồng; chi hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động ước khoảng 45.358 đơn vị với gần 1,2 triệu lao động.

Về công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến dịch Covid-19, Bảo hiểm xã hội Thành phố đã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Y tế về thanh toán chi phí khám chữa bệnh, xét nghiệm Covid-19; phối hợp với Sở Y tế giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh; đã cài đặt ứng dụng VssID-BHXH số cho 3.522.913 người, tạo thuận cho người tham gia khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế...

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Hòa, trong quá trình triển khai, Bảo hiểm xã hội Thành phố cũng gặp phải một số khó khăn trong việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến dịch Covid-19. Do đó, đề nghị Bộ Y tế cần có hướng dẫn về việc xác định chi phí khám chữa bệnh điều trị Covid-19 với các trường hợp cụ thể, nhằm tạo điều kiện thuận hơn trong quá trình triển khai công tác khám chữa bệnh.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu các đơn vị trực thuộc có liên quan cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc còn tồn tại và nhấn mạnh: Trong tình hình dịch Covid-19 với nhiều phức tạp như hiện nay, phải có phản ứng nhanh nhạy, kịp thời nhằm đáp ứng giải quyết những vấn đề mới, phát sinh, đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Cụ thể, Bảo hiểm xã hội Thành phố cần có phương án linh hoạt trong chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, đặc biệt trong những vùng giãn cách, phong tỏa có thể qua tài khoản ngân hàng hay qua các “Tổ Covid-19” như mô hình của một số địa phương. Khẩn trương phối hợp, tạo điều kiện để người bệnh trong khu vực cách ly, giãn cách khi có nhu cầu khám chữa bệnh phải được đi khám chữa bệnh ở bất cứ cơ sở khám chữa bệnh nào, không phân biệt nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, miễn người dân thấy thuận tiện nhất.

Bảo hiểm xã hội Thành phố cũng cần phải quan tâm, đảm bảo nguồn kinh phí để cơ sở khám chữa bệnh mua thuốc, vật tư y tế để đảm bảo việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân…

Chung tay đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô trong bối cảnh Covid-19
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại buổi làm việc.

Nỗ lực chung tay giải quyết các khó khăn, vướng mắc

Tại buổi làm việc của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng bàn các biện pháp giải quyết các vướng mắc phát sinh, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là 2 chính sách quan trọng trong chính sách an sinh xã hội. Thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát các chính sách này. Tuy nhiên, chúng ta không thể lường trước được những thách thức trong tương lai, đơn cử như đại dịch Covid-19. Vì vậy, cần xây được hệ thống an sinh xã hội vững chắc.

“Để thực hiện được điều này, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và sự phối hợp tích cực, chủ động, hiệu quả của các sở ngành, tổ chức đoàn thể trên địa bàn Thành phố”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng nhận định.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng cũng cho biết: Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã triển khai ứng dụng VssID-BHXH số rất tích cực, trúng và đúng nên nhận được sự ủng hộ, đồng tình của người dân. Vì vậy, Thành phố mong muốn Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Thành phố và các địa phương tiếp tục số hóa trong triển khai những công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, Thành phố cũng đề nghị ngành Bảo hiểm chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 9, 10 vào cùng kỳ chi lương tháng 9 để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đánh giá cao Thành phố Hà Nội đã nghiêm túc bám sát chỉ đạo của Chính phủ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

“Hà Nội đã chủ động, kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố trong việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đây cũng là địa phương đi đầu cả nước thực hiện sớm việc thực hiện hỗ trợ giảm mức đóng Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Những thành tích như vậy trong thời điểm này là rất đáng quý”, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh khẳng định.

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cũng đề nghị, lãnh đạo Thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội để thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, qua đó đảm bảo tốt an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô. Những nội dung thuộc thẩm quyền thì Thành phố cần giải quyết ngay; những vấn đề thuộc thẩm quyền của các cấp cao hơn thì tổng hợp, báo cáo, đề xuất, thuyết phục cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời.

Để bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn Thủ đô, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng đề nghị: Thời gian tới, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, phối hợp tích cực, chủ động, hiệu quả của các sở ngành, tổ chức đoàn thể cùng với Bảo hiểm xã hội Thành phố tập trung thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu trong năm 2021.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Thành phố cần tăng cường thanh kiểm tra các đơn vị nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, kiên quyết xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo quyền lợi của người lao động. Với sự chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Hà Nội tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tổ chức, đặc biệt ứng dụng công nghệ thống tin, số hóa để triển khai một cách hiệu quả trong giai đoạn hiện nay dưới tác động của dịch Covid-19.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa bắt buộc học 2 buổi/ngày

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa bắt buộc học 2 buổi/ngày

Chiều ngày 6/4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã làm rõ thông tin “học sinh cấp THCS, THPT sẽ phải học 2 buổi/ngày” đang gây xôn xao dư luận.
Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa đã chứng minh thành công ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Theo đó bày tỏ ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, nhiều người dân cho rằng, đây là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay, sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi

Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi

Liên quan tới kết quả tăng trưởng GDP quý 1 và cả năm 2025, kết quả thu hút FDI, tại buổi Họp báo chính phủ chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Thành Trung đã có thông tin với báo chí.
Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương sau khi sắp xếp

Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương sau khi sắp xếp

Chiều 6/4, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bội Nội vụ Nguyễn Thị Hà đã thông tin về việc thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp sắp tới và các chế độ đối với người bị ảnh hưởng sau khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy theo mô hình mới.
Sẽ đàm phán để đưa mức thuế nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ về 0%

Sẽ đàm phán để đưa mức thuế nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ về 0%

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết Chính phủ đã có những giải pháp sáng tạo, chủ động, kịp thời, thích ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ.
Sẽ tăng chế tài xử phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Sẽ tăng chế tài xử phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 6/4, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình làm rõ các chế tài xử lý nghiêm những người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật thời gian qua.
Chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Hoa Kỳ về thuế đối ứng

Chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Hoa Kỳ về thuế đối ứng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy, nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, nhưng không phải là thị trường duy nhất.

Tin khác

Người lao động có được thưởng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Người lao động có được thưởng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những dịp lễ dài ngày trong năm. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp có chế độ thưởng cho nhân viên trong các ngày lễ quan trọng.
Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được tính lương thế nào?

Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được tính lương thế nào?

Theo quy định, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày là ngày 10/3 âm lịch. Nếu người lao động đi làm vào ngày này sẽ được trả ít nhất 300% so với tiền lương thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Từ những bất cập về thu nhập đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, trao đổi với phóng viên, nhiều người lao động kiến nghị, nên chăng cần xem xét lại tiêu chí về thu nhập - giá cả với những người đang làm việc, sinh sống tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo hướng “mở biên độ” thu nhập lên cao hơn so với mức cứng 15 triệu đồng/tháng như quy định hiện hành.
Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà

Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà

Trong bối cảnh giá bất động sản liên tục gia tăng kéo theo chỉ số tiêu dùng tăng, việc Chính phủ đẩy nhanh phát triển thị trường nhà ở xã hội để hiện thực hóa mục tiêu người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp cũng có chỗ để an cư là chính sách nhân văn. Với các địa phương khác, những quy định liên quan đến tiêu chí thu nhập không vấn đề, song đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh áp dụng như hiện tại người lao động rất khó mua được nhà, nên chăng cần phải có những quy định đặc thù.
Sắp bãi bỏ 11 nghị định về tiền lương, tiền thưởng

Sắp bãi bỏ 11 nghị định về tiền lương, tiền thưởng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 44/2025/NĐ-CP nhằm quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/4/2025 và thay thế nhiều văn bản pháp lý trước đó, tạo nên một hệ thống quản lý tiền lương và nhân sự thống nhất, minh bạch hơn.
Điều kiện để được nhận lương hưu từ ngày 1/7/2025

Điều kiện để được nhận lương hưu từ ngày 1/7/2025

Bộ Nội vụ vừa hoàn thành dự thảo Thông tư quy định chi tiết thời điểm hưởng lương hưu, việc tính, việc xác định điều kiện hưởng đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện.
Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đã xây dựng và đang đưa ra lấy ý kiến về Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức để làm cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Thay đổi quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

Thay đổi quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

Từ ngày 1/7, khi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực, quy định về tiền lương, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc sẽ có sự thay đổi.
Người lao động có thể được nghỉ 8 ngày trong tháng 4

Người lao động có thể được nghỉ 8 ngày trong tháng 4

Tháng 4, công chức, viên chức, người lao động có liên tiếp 2 kỳ nghỉ lễ dài ngày, bao gồm Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ Chiến thắng 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5.
Xem thêm
Phiên bản di động