10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2024
Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về thuế bảo vệ môi trường |
1. Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật theo yêu cầu phát triển mới
Năm 2024, công tác lập pháp đạt được kết quả rất quan trọng, đặc biệt ghi nhận sự đổi mới tư duy xây dựng pháp luật nhằm vừa bảo đảm quản lý nhà nước có hiệu quả, vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; triệt để cắt giảm thủ tục hành chính; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể trong các quy định pháp luật.
Số lượng luật, nghị quyết được thông qua trong năm 2024 nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay với 31 luật, 42 nghị quyết. Riêng Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua 18 luật, gần bằng 1/3 tổng số luật được thông qua từ đầu nhiệm kỳ...
2. Quốc hội thông qua Luật Đất đai năm 2024; quyết định Luật Đất đai cùng với Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm 5 tháng
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thông qua Luật Đất đai số 31/2024/QH15, hoàn thành một trong những nhiệm vụ lập pháp quan trọng hàng đầu của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quốc hội |
Tuy nhiên, nhằm tháo gỡ vướng mắc, kịp thời đưa các chính sách mới đã được Quốc hội quyết định vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ và ý kiến đồng thuận cao của các địa phương, các cơ quan hữu quan, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật số 43/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng; trong đó Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng...
3. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án lớn, có ý nghĩa lịch sử đối với sự phát triển bền vững của đất nước là đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam và khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Thực hiện chủ trương của Đảng, căn cứ đề xuất của Chính phủ, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghiêm túc thảo luận, đi đến thống nhất cao để quyết định chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam và tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đây là quyết định lịch sử, vào thời điểm đã chín muồi đối với 2 dự án đặc biệt quan trọng của đất nước, với tổng mức đầu tư rất lớn và hội tụ hàm lượng khoa học, công nghệ cao, tác động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
4. Quốc hội thông qua 2 Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống ma túy và phát triến văn hóa
Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phòng, chống ma túy (PCMT) đến năm 2030 và Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (tại Kỳ họp thứ 8) có ý nghĩa rất quan trọng.
Các Nghị quyết đã xác định rõ các chỉ tiêu cụ thể, sát thực tiễn, có tính khả thi cao, đặt ra các nguyên tắc phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm tác động mạnh mẽ tới hiệu quả phát triển bền vững về con người, bảo đảm môi trường sống an toàn, lành mạnh và đa dạng về tinh thần cho nhân dân...
Các đại biểu bấm nút biểu quyết. Ảnh: Quốc hội |
5. Quốc hội quyết định "thông cấp" khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế đối với bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần điều trị bằng kỹ thuật cao
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo trình tự rút gọn tại 1 kỳ họp nhằm kịp thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc mang tính cấp bách, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thông pháp luật, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan; đồng thời, góp phần bảo đảm tốt hơn nữa dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho Nhân dân.
Luật đã quy định về việc cho phép người có Thẻ bảo hiểm y tế mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được lên thẳng cơ sở khám chữa bệnh cấp chuyên sâu (các bệnh viện lớn, đầu ngành) mà không phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành; đồng thời vẫn được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo tỷ lệ phần trăm mức hưởng quy định mà không cần phân biệt địa giới hành chính theo tỉnh.
6. Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo tiến độ
Sau 20 năm kể từ khi Quốc hội khóa XI (Kỳ họp thứ 4) thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc thành lập thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, ngày 30/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội XV đã thông qua Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Đây là quyết định có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu thành tựu nổi bật trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển kinh tế đô thị của nước ta.
Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW . Ảnh: Quốc hội |
Ngoài ra, trên cơ sở Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 51 tỉnh, thành phố có đơn vị thuộc diện phải sắp xếp (với 38 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.166 đơn vị hành chính cấp xã), năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính của các địa phương này (giảm được 9 đơn vị hành chính cấp huyện, 563 đơn vị hành chính cấp xã).
Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương trong cả nước sớm ổn định tổ chức bộ máy, tiến hành thành công Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; đồng thời, góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước, mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương.
7. Quốc hội thông qua Quy hoạch không gian biển quốc gia lần đầu tiên tại Việt Nam
Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là Quy hoạch cấp quốc gia mang tính tổng hợp, đa ngành, chuyên môn cao và rất phức tạp, lần đầu tiên được lập ở Việt Nam; là công cụ quan trọng để cụ thể hóa "Quy hoạch tổng thể quốc gia" và tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển hiệu quả.
Qua đó, góp phần hình thành các ngành kinh tế biển vững mạnh, tạo thêm nhiều sinh kế cho người dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.
8. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện các nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
Trong năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức thành công hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 để xem xét việc thực hiện của Chính phủ, các cơ quan Nhà nước, các Bộ, ngành đối với 6 nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023 thuộc 9 lĩnh vực: Công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; văn hóa, thể thao và du lịch; tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát.
Bên cạnh đó, hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đã ghi dấu ấn quan trọng với việc Quốc hội thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đây là Nghị quyết có tính thời sự cao, phạm vi rộng, bám sát thực tiễn của cuộc sống. Mặc dù thời gian giám sát rất dài, nhưng Đoàn giám sát đã triển khai thực hiện rất công phu, khoa học, xác định rõ những hạn chế, bất cập và đề ra phương hướng, giải pháp toàn diện, cụ thể.
9. Bám sát chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội
Ngay sau khi Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo thực hiện tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 và ban hành Kế hoạch số 04-KH/BCĐ ngày 13/11/2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký Nghị quyết số 1297/NQ-UBTVQH15 ngày 18/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội. Đồng thời, phân công cụ thể nhiệm vụ của từng thành viên Ban Chỉ đạo; xây dựng và ban hành Kế hoạch sắp xếp, tinh gọn các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quốc hội Việt Nam tiếp tục thúc đẩy, tăng cường hợp tác Nghị viện trên bình diện song phương và đa phương, góp phần hiện thực hóa đường lối đối ngoại của Đảng. Ảnh: Quốc hội |
Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội thống nhất cao và gương mẫu, đi đầu trong triển khai thực hiện chủ trương của Đảng; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quan hệ giữa các cơ quan, nhất là các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, bảo đảm chặt chẽ, hài hòa trong quy trình quản trị quốc gia. Sắp xếp, kiện toàn Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả; coi đây là một trong những yếu tố “then chốt của then chốt” để đổi mới hoạt động của Quốc hội...
10. Quốc hội Việt Nam tiếp tục thúc đẩy, tăng cường hợp tác Nghị viện trên bình diện song phương và đa phương, góp phần hiện thực hóa đường lối đối ngoại của Đảng
Công tác đối ngoại của Quốc hội năm 2024 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hoạt động đối ngoại song phương giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện các nước ngày càng đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững. Hoạt động đối ngoại đa phương của Quốc hội ngày càng hiệu quả, thực chất, với tinh thần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng tại các diễn đàn liên nghị viện thế giới và khu vực, góp phần nâng cao uy tín của Quốc hội và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Năm 2024, Quốc hội đã đón tiếp 39 Đoàn Nghị viện các nước thăm Việt Nam, trong đó có 10 Đoàn cấp Chủ tịch Quốc hội, 8 Đoàn cấp Phó Chủ tịch Quốc hội; tổ chức 45 Đoàn ra của lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó đáng chú ý là chuyến thăm cấp Nhà nước do Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu tới Trung Quốc, Liên bang Nga, tham dự Đại hội đồng AIPA-45 và thăm chính thức Lào, thăm chính thức Campuchia, Singapore, Nhật Bản.
Các thỏa thuận hợp tác quốc tế được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội các nước đã góp phần thúc đẩy ngoại giao nghị viện và hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp Nhà nước sử dụng sai mục đích
Chính sách mới với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở
Phụ nữ chung sức, đồng lòng xây dựng Thủ đô phát triển thịnh vượng
Phạt gần 62 tỷ đồng vi phạm giao thông trong 2 ngày đầu năm 2025
Nét mới ở Hội hoa Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025
Đóng góp 95.523 sáng kiến, công nhân lao động Thủ đô được thưởng 6,5 tỷ đồng
Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI
Tin khác
Cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được hưởng phụ cấp bằng 150% lương
Sự kiện 02/01/2025 10:35
Hà Nội: Các đơn vị hành chính mới sau sắp xếp đảm bảo hoạt động ổn định từ 1/1/2025
Sự kiện 01/01/2025 17:25
10 sự kiện tiểu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024
Sự kiện 01/01/2025 14:59
Chính sách mới với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm
Sự kiện 01/01/2025 07:49
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc
Thời sự 01/01/2025 06:39
Chính phủ ban hành 8 chính sách nổi trội cho cán bộ, công chức do tinh gọn bộ máy
Sự kiện 31/12/2024 22:14
Đổi mới công tác xây dựng pháp luật là sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp
Sự kiện 31/12/2024 20:13
10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2024
Sự kiện 31/12/2024 17:30
Trình Chính phủ chính sách với công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp bộ máy
Sự kiện 31/12/2024 10:30
Trước 31/12/2024, ra mắt 56 Đảng bộ của các xã, phường mới
Sự kiện 30/12/2024 08:53