Xử lý nghiêm người vi phạm nồng độ cồn
Tăng mức phạt đối với hành vi vi phạm Luật Giao thông |
Trong 8 tháng đầu năm 2015, toàn quốc xảy ra 14.622 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.821 người, bị thương 13.234 người, so với cùng kỳ năm ngoái, TNGT đã giảm ở cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương, nhưng tỷ lệ giảm chưa sâu và ổn định, mỗi ngày vẫn có khoảng 24 người chết vì TNGT, chủ yếu là tai nạn đường bộ. Điều đáng nói là tình trạng sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông diễn ra khá phổ biến.
Kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông |
Các vụ TNGT nguyên nhân do sử dụng rượu, bia chiếm tỉ lệ khá cao. Khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WTO) với hơn 18.000 nạn nhân nhập viện do TNGT tại Việt Nam cho thấy, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái xe ôtô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện và 11% số người tử vong do tai nạn là có liên quan đến rượu bia. Trong khi đó, tổng số vụ các lực lượng chức năng phát hiện sử dụng rượu, bia gây TNGT chỉ chiếm 1,62% trong tổng số các vụ, xử lý vi phạm nồng độ cồn chiếm 0,25% trong tổng số xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ. Thấp hơn rất nhiều so với thực tế, dẫn đến tình trạng “nhờn luật”.
Nói như ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách UBATGT QG, một lái xe say rượu có mức độ nguy hiểm không khác gì một “tội phạm hình sự”, vì hậu quả để lại là rất lớn. Cần biết rằng, các vụ TNGT liên quan đến sử dụng rượu bia thường rất nghiêm trọng cả tính chất lẫn mức độ thiệt hại về người và tài sản, đe dọa ATGT đối với người khác. “Trước đó với đề xuất tịch thu phương tiện, chúng tôi mong không phải phạt ai khi đưa ra mức phạt này, nhưng đây chính là lời cảnh báo với những lái xe hay uống rượu bia, nếu tính mạng mình còn không tiếc thì còn nói gì đến xe…”, ông Hùng nhấn mạnh.
Nói như ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách UBATGT QG, một lái xe say rượu có mức độ nguy hiểm không khác gì một “tội phạm hình sự”, vì hậu quả để lại là rất lớn. Cần biết rằng, các vụ TNGT liên quan đến sử dụng rượu bia thường rất nghiêm trọng cả tính chất lẫn mức độ thiệt hại về người và tài sản, đe dọa ATGT đối với người khác. |
Theo ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT, Bộ Giao thông Vận tải, sau một thời gian thực hiện Nghị định 171/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và Nghị định 107/2014 (sửa đổi, bổ sung) một số quy định đã bộc lộ sự bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự ATGT. Đây chính là lý do để sửa đổi, bổ sung nghị định này. Trong đó, nhiều hành vi sẽ bị xử phạt rất nặng nhằm tăng sự răn đe, giáo dục. Cụ thể, sẽ tăng mức phạt từ 7-8 triệu đồng lên 8-12 triệu đồng đối với người có nồng độ cồn vượt quá 50-80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở (mức 2). Đặc biệt, người có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở (mức 3) sẽ bị phạt tiền 16-18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10-12 tháng.
Trao đổi về việc thực hiện xử lý vi phạm, TS Khuất Việt Hùng cho rằng, CSGT khi xử phạt vi phạm nồng độ cồn của người dân gặp nhiều khó khăn, người vi phạm khi có “hơi men” sẵn sàng chống đối lực lượng thi hành công vụ, rất dễ dẫn đến sự đối đầu từ hai phía. Do đó, để xử lý nghiêm những vi phạm này cần tổ chức các đợt kiểm tra ngẫu nhiên liên ngành, tạo hiệu ứng nghiêm để răn đe. “Chúng tôi cũng đề xuất thử nồng độ cồn trong máu đối với tất cả các vụ TNGT, kể cả không nghiêm trọng, từ đó có được những số liệu cụ thể, cập nhập nhất để điều chỉnh chính sách phù hợp”, ông Hùng cho biết.
Được biết ở Mỹ, mức phạt cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng bia rượu từ 300-1.000 USD cho lần đầu vi phạm, lần tiếp theo là 15.000 USD trở lên, chưa kể những rắc rối bên cạnh như đi học lại luật, học khóa học về ý thức giao thông, thậm chí nếu mức vi phạm là nghiêm trọng cảnh sát Mỹ có quyền khởi tố hình sự… Vì thế, người vi phạm luôn có ý thức chấp hành pháp luật để không tái vi phạm.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15