Huyện Thanh Trì:

Xây dựng nông thôn mới nâng cao theo hướng đô thị và văn minh

(LĐTĐ) Cuối năm 2017, huyện Thanh Trì đã được thành phố (TP) Hà Nội quyết định công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Kể từ đó đến nay, đời sống kinh tế - xã hội của người dân trên địa bàn huyện ngày càng có nhiều khởi sắc. Để tiếp tục duy trì chuẩn và nâng cao chất lượng các tiêu chí gắn với đô thị văn minh và bảo vệ môi trường, năm 2019, huyện Thanh Trì tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 6 xã, kịp thời đáp ứng nhiệm vụ phát triển của thành phố trong giai đoạn mới…
xay dung nong thon moi nang cao theo huong do thi va van minh Quốc Oai đủ điều kiện xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới
xay dung nong thon moi nang cao theo huong do thi va van minh Đời sống người dân đổi thay mạnh mẽ nhờ nông thôn mới
xay dung nong thon moi nang cao theo huong do thi va van minh Tiếp tục xây dựng nông thôn mới gắn với phòng chống dịch bệnh

Báo cáo công tác duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới (NTM) đã đạt được trong thời gian qua, đại diện Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Thanh Trì cho biết, sau 3 năm thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy (giai đoạn 2016 - 2020), trên địa bàn huyện Thanh Trì các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội đã được đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp khang trang sạch đẹp, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

xay dung nong thon moi nang cao theo huong do thi va van minh
Nhiều công trình an sinh trên địa bàn huyện Thanh Trì được xây dựng mới

Đặc biệt, nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân trong huyện về chủ trương “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020” được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng. Trong đó, các tiêu chí xây dựng NTM đã và đang được duy trì, củng cố và nâng cao.

Theo ông Đặng Đức Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì, nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa các tiêu chí về NTM, trong năm 2019, huyện tiếp tục thực hiện Quyết định số 4212/QĐ – UBND ngày 20/8/2018 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020. Để chủ động thực hiện vấn đề này, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của huyện đã tập trung chỉ đạo rà soát, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo hoàn thành xây dựng và công khai các quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn như quy hoạch phân khu S4, S5, GS, GSA, H2-3, H2-4, tổ chức công bố lấy ý kiến cộng đồng 4 đồ án quy hoạch chi tiết hai bên đường và quy hoạch khu trung tâm huyện tỷ lệ 1/500. Bố trí kinh phí và chỉ đạo các xã rà duyệt điều chỉnh quy hoạch NTM, quy hoạch khu trung tâm xã tỷ lệ 1/500 cho phù hợp với các quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn; 100% các xã đạt tiêu chí theo chuẩn nâng cao.

Kết quả, sau 3 năm triển khai, huyện đã bố trí trên 1.188 tỷ đồng để tập trung đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiến các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, các dự án hạ tầng khung và các công trình phúc lợi, an sinh xã hội…Đến nay, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi rõ nét theo hướng đô thị và văn minh, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Có thể thấy, với sự vào cuộc sát sao của các cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận của người dân. Đến nay, nhiều tuyến đường giao thông quan trọng của huyện đã hình thành như tuyến đường nối Tứ Hiệp - Ngũ Hiệp, đường nối đường Phan Trọng Tuệ chạy dọc sông Hòa Bình, đường phía Đông và phía Tây khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, 2 tuyến đường trục xã Vĩnh Quỳnh và trên 2,5 km đường ngõ xóm tại các xã Liên Ninh, Hữu Hòa, Tả Thanh Oai...Các tuyến đường trục xã, thôn được thực hiện duy trì vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, tạo cảnh quan môi trường.

Ngoài ra, từ năm 2016 đến nay trên địa bàn huyện đã cải tạo, nâng cấp được khoảng hơn 300km đường liên xã, trục xã, liên thôn, trục thôn và đường ngõ xóm với tổng kinh phí khoảng 316 tỷ đồng; trong đó năm 2016 cải tạo, nâng cấp 94,1km; năm 2017 cải tạo nâng cấp 177,1 km; năm 2018 được 89,8km. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa các trường học. Tính đến nay, số trường đạt chuẩn Quốc gia của huyện là 49/77 trường, đạt 63,6%, trong đó cấp THCS: 19/22 (86%), cấp Tiểu học: 19/25 (76%), cấp Mầm non: 11/30 (36,6%).

Cùng với đó, các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền và triển khai các công việc tới từng người dân, đến nay 100% các thôn đều có điểm sinh hoạt văn hóa và đều được đầu tư trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cộng đồng dân cư. Trên địa bàn huyện đã có một trung tâm VHTT&TT huyện; 88 nhà văn hóa thôn, khu dân cư, tổ dân phố, hai trung tâm văn hóa xã (Đông Mỹ, Tứ Hiệp); Thường xuyên quan tâm đến các hộ nghèo, các gia đình chính sách; hỗ trợ xây dựng cải tạo nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết với kinh phí trên 5 tỷ đồng. Đến nay trên địa bàn không có nhà tạm, nhà dột nát…

Theo đại diện Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Thanh Trì, nhằm tiếp tục duy trì chuẩn và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM gắn với đô thị văn minh và đảm bảo vệ sinh môi trường, thời gian tới, huyện tập trung chỉ đạo xây dựng NTM nâng cao tại 6 xã là Tân Triều, Thanh Liệt, Đại Áng, Ngũ Hiệp, Tam Hiệp, Ngọc Hồi; qua đó, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xây dựng hạ tầng… nâng cao các tiêu chí trong lĩnh vực giáo dục – y tế - văn hóa, cảnh quan – môi trường… phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo tiêu chuẩn NTM nâng cao.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Xem thêm
Phiên bản di động