Xâm hại cây xanh đô thị: Song hành xử phạt nghiêm và nâng cao ý thức
Từ 2019 - 2020: Hà Nội đặt mục tiêu trồng mới 600.000 cây xanh | |
Đầu Xuân Kỷ Hợi 2019, Thành phố phấn đấu trồng 150.000 cây xanh | |
Ngày hội “Hạnh phúc Xanh” hướng mục tiêu mỗi năm trồng 1 vạn cây xanh |
Đi trên đường phố Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều cây xanh bị sử dụng làm cột treo băng rôn, quảng cáo... Có nơi, những “lá phổi” bị cuốn chặt bởi hệ thống dây đèn nhấp nháy, thậm chí đóng đinh vào cây xanh để làm “giá treo đồ”.
Cây xanh đô thị là vấn đề được quan tâm chung của cả chính quyền và người dân. |
Ngoài ra, còn có nhiều hành động xấu như đổ a xít, nước nóng, dầu luyn, bịt xi măng khiến cây chết để phục vụ cho lợi ích cá nhân như mở nhà hàng, khách sạn, gara và thuận tiện trong xây dựng nhà cửa, công trình. Không những thế, vì lợi nhuận, các đối tượng phạm tội còn ngang nhiên, táo tợn ăn cắp cả cây xanh đem đi bán.
Tại một số tuyến đường như Nguyễn Trãi, Vũ Tông Phan, Hoàng Cầu, Mai Anh Tuấn, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Hưng Đạo…không khó để bắt gặp những hành vi “xâm hại” cây xanh. Bên cạnh đó, cây xanh tại nhiều vườn hoa, cây trang trí trên nhiều tuyến đường cũng bị xâm hại.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn 12 quận có khoảng 90.000 cây bóng mát. Đặc biệt, có khá nhiều cây cổ thụ với tuổi thọ trên nhiều năm như xà cừ, sấu, đa và nhiều cây gỗ quý như sưa đỏ... Là đơn vị quản lý nhà nước được giao công tác chăm sóc cây xanh trên địa bàn, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội thường xuyên kiểm tra, theo dõi hệ thống cây bóng mát. Tuy nhiên, do không có thẩm quyền xử lý, nên khi phát hiện trường hợp có dấu hiệu xâm hại cây xanh, công ty chỉ có báo cáo gửi các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định. Nhưng trên thực tế, việc xử lý không dễ, tỷ lệ xử phạt các hành vi xâm hại cây xanh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cái khó của cơ quan quản lý ở chỗ phải bắt được quả tang đối tượng vi phạm, lập biên bản, đối tượng ký vào biên bản mới xử phạt được. Trong khi đó, việc xâm hại cây xanh thường diễn ra âm thầm, bất kể ngày đêm với nhiều cách thức... |
Vì thích hoa, muốn chiếm hữu làm của riêng nên có người lén nhổ cả cây hoa mang về nhà trồng hoặc bẻ cành, nhánh để chơi. Khách vào công viên vô tư giẫm đạp, ngồi trên hoa, cỏ hay khắc tên, viết, vẽ những thông điệp yêu đương lên thân cây làm mất đi vẻ đẹp của cây xanh. Điều này không những làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và về lâu dài cây xanh dễ bị chết, gãy đổ làm mất an toàn.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn 12 quận có khoảng 90.000 cây bóng mát. Đặc biệt, có khá nhiều cây cổ thụ với tuổi thọ trên nhiều năm như xà cừ, sấu, đa và nhiều cây gỗ quý như sưa đỏ... Là đơn vị quản lý nhà nước được giao công tác chăm sóc cây xanh trên địa bàn, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội thường xuyên kiểm tra, theo dõi hệ thống cây bóng mát.
Tuy nhiên, do không có thẩm quyền xử lý, nên khi phát hiện trường hợp có dấu hiệu xâm hại cây xanh, công ty chỉ có báo cáo gửi các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định. Nhưng trên thực tế, việc xử lý không dễ, tỷ lệ xử phạt các hành vi xâm hại cây xanh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cái khó của cơ quan quản lý ở chỗ phải bắt được quả tang đối tượng vi phạm, lập biên bản, đối tượng ký vào biên bản mới xử phạt được. Trong khi đó, việc xâm hại cây xanh thường diễn ra âm thầm, bất kể ngày đêm với nhiều cách thức...
Theo quy định của thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội là cơ quan giúp thành phố thống nhất quản lý cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn Hà Nội. Việc bảo vệ cây xanh được thực hiện theo Quyết định 19/2010/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, trong đó quy định chi tiết về trách nhiệm của các đơn vị như Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dâ các quận, huyện, thị xã và các đơn vị được thành phố đặt hàng...
Quyết định này cũng có quy định chi tiết việc xử phạt hành vi xâm hại cây xanh, trách nhiệm xử phạt hành vi vi phạm thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và công an thành phố.
Ở Ba Lan, một trong những đạo luật quan trọng nhất là Luật Cây xanh - theo đó với người dân nước này việc bức tử cây xanh được coi là hành động tội ác, nên tội xâm hại và bức tử cây xanh được xử lý rất nghiêm. Đối với nước ta dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 139 về xử phạt liên quan đến hành vi xâm hại cây xanh, song do ý thức của một số người dân còn kém, nên việc xâm hại, thậm chí bức tử cây xanh vẫn cứ diễ ra. Cây xanh không chỉ mang lại bóng mát, mà quan trọng là điều hòa không khí, góp phần giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi sinh, nhất là trong bối cảnh Thủ đô Hà Nội đang phải đối mặt với vấn nạn khí thải của các phương tiện giao thông và hiệu ứng nhà kính khi tốc độ đô thị hóa ngày càng cao. |
Ngoài ra, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (thay thế Nghị định 121/2013/NĐ-CP và 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ) có hiệu lực từ ngày 15/1/2018 tại điều 53 quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa nêu rõ: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, tự ý ngắt hoa, cắt cành cây, lột vỏ thân cây, phóng uế hoặc có hành vi khác làm hư hỏng cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ; Giăng dây, giăng đèn trang trí, treo biển quảng cáo hoặc các vật dụng khác vào cây xanh ở những nơi công cộng, đường phố, công viên không đúng quy định; Chăn, thả gia súc, gia cầm trong công viên, vườn hoa.
Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi đổ phế thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh hoặc tự ý xâm hại, cản trở sự phát triển của cây xanh trong khu vực đô thị; Lấn chiếm, xây dựng công trình trên đất cây xanh hiện có hoặc đã được xác định trong quy hoạch đô thị hoặc ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định.
Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi tự ý chặt hạ, di dời, đốt gốc, đào gốc cây xanh đô thị hoặc chặt rễ cây xanh không đúng quy định. Như vậy, những chế tài xử phạt cơ bản đã có, tuy nhiên tình trạng xâm hại cây xanh diễn ra lâu nay chưa được khắc phục và vẫn đang tiếp tục.
Để chấn chỉnh tình trạng này, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị cho rằng, để công tác quản lý, bảo vệ cây xanh đem lại hiệu quả lâu dài cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị có liên quan. Trước hết phải quyết liệt xử lý nghiêm hành vi như xây bục bệ, láng xi măng quanh gốc cây.
Ngoài ra, chính quyền địa phương bao gồm UBND và Công an phường sở tại phải tăng cường kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp xâm hại cây xanh, đặc biệt với các hành vi gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ thống cây xanh.
Tại Hà Nội, cây xanh là vấn đề được quan tâm chung của tất cả các cấp chính quyền và người dân. Do đó, ngoài vai trò của chính quyền, cần tuyên truyền sâu đậm hơn nữa đến người dân và cộng đồng về công tác chăm sóc, quản lý cây xanh. Mỗi người chung tay bảo vệ cây xanh mọi nơi, mọi lúc sẽ là cách làm hiệu quả nhất.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01