Xã hội hóa để thu hút vốn đầu tư cho Hàng không
Xã hội hóa đường bộ và hàng không: Nhà nước vẫn nắm quyền kiểm soát | |
Vướng ở “xã hội hóa” | |
Tuyến xe buýt xã hội hóa đầu tiên tại Đà Nẵng |
Hài hòa lợi ích
Dư luận đang rất nóng bởi sự kiện các hãng hàng không Vietjet Air, Vietnam Airlines và một số doanh nghiệp đề xuất được nhượng quyền khai thác một số cảng sân bay như nhà ga T1 Nội Bài, Phú Quốc, Đà Nẵng… Đây là tín hiệu tốt cho thấy sẽ mở ra một giai đoạn phát triển mới của ngành hàng không VN. Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề cần phải làm rõ, ví như tư nhân có được tham gia vào thị trường này không? Việc mua lại quyền khai thác nhà ga và tiến tới là các dịch vụ khác có dẫn đến sự độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh
Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu khẳng định: “Đến lúc chúng ta không thể chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước, cần huy động các nguồn lực khác cho sự phát triển của ngành giao thông |
Trước sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, sáng nay, ngày 8-4, Báo Lao Động đã phối hợp với Cục Hàng không VN tổ chức hội thảo“Xã hội hóa hoạt động quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay ở Việt Nam”
Hội thảo đã tập hợp được ý kiến tham luận của các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế và lãnh đạo một số doanh nghiệp như: “Xã hội hóa cảng hàng không, sân bay trong trong chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng giao thông” của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh; “Các vấn đề về tài chính khi chuyển nhượng quyền khai thác thương mại tài sản nhà nước” của TS Trương Văn Phước – Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia; “Tạo sự minh bạch và bảo vệ áp lực cạnh tranh” của TS Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung Ương; “Một số vấn đề xã hội hóa đầu tư, sở hữu và vận hành sân bay ở Việt Nam” của TS Lương Hoài Nam – chuyên gia Hàng không,
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam- Lại Xuân Thanh tham luận tại hội thảo |
Ngoài ra còn có tham luận của lãnh đạo một số doanh nghiệp như Tổng Cty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), Vietjet Air… Theo Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam- Lại Xuân Thanh, thị trường hàng không Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao, liên tục với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001-2014 là 14,5% về hành khách và 15,3% về hàng hoá và theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), thị trường hàng không Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tốc độ tăng trưởng.
Hiện Việt Nam có 4 hãng hàng không gồm Vietnam Airlines (VN), Jetstar Pacific Airlines (BL), VietJet Air (VJ) và VASCO, khai thác 111 tàu bay, 56 đường bay quốc tế, 46 đường bay nội địa. Theo kế hoạch, đến năm 2020 đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam sẽ là 205 chiếc.
Hội thảo“Xã hội hóa hoạt động quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay ở Việt Nam” |
Liên quan tới thực trạng và nhu cầu xã hội hoá đầu tư kết cấu hạ tầng CHKSB, ông Thanh cho biết trong giai đoạn 2001-2014, ngành hàng không đã thực hiện việc đầu tư xây dựng trên tất cả các lĩnh vực kết cấu hạ tầng CHKSB, bảo đảm hoạt động bay, đầu tư đội tàu bay cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Tuy nhiên, phần vốn đầu tư từ NSNN và TPCP chỉ chiếm 5% tổng vốn đầu tư toàn ngành, còn lại 95% là nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách và nguồn vốn tư nhân chỉ chiếm 4%.
Giai đoạn 2015-2020 tổng nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng hàng không là 230.215 tỷ đồng. Trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước rất khó khăn, quỹ đầu tư của các doanh nghiệp cũng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thực tế, vì vậy để khai thác được các nguồn vốn đầu tư khác trong xã hội thì việc xã hội hóa đầu tư và khai thác để kêu gọi các nguồn vốn khu vực tư nhân (trong và ngoài nước) là một nhu cầu cấp thiết.
Đến thời điểm hiện nay, hành lang pháp lý cho việc xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng CHKSB cơ bản đã được quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, một số cơ chế để thực hiện cần tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo thu hút được Nhà đầu tư, hài hòa lợi ích của Nhà nước, Nhà đầu tư và Người sử dụng.
Theo ông Thanh, việc thực hiện xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng CHKSB không được ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, không chuyển giao hoặc ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đồng thời bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, chống lạm dụng vị thế độc quyền, bảo đảm duy trì đồng bộ hoạt động HKDD, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông hàng không của Nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch và lợi ích của Nhà nước.
Ông Trương Văn Phước – Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia phát biểu tham luận |
Ông Lê Mạnh Hùng – Tổng giám đốc TCty Cảng hàng không VN cho biết: “Bộ GTVT đã ban hành đề án “Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không” tại quyết định số 4908/QĐ-BGTVT ngày 24/12/2014 để huy động mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không theo Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển và Quy hoạch cảng hàng không, sân bay được duyệt. DNTN sẽ được tham gia vào thị trường hàng không thông qua các hình thức phổ biến như sau: Hợp đồng Dịch vụ, hợp đồng quản lý, hợp đồng nhượng quyền khai thác, hợp đồng BOT, bán sân bay cho đối tác chiến lược, cổ phần hóa (IPO).
Một vấn đề đặc biệt quan trọng mà các nước trên thế giới rất quan tâm là “Liệu hãng hàng không có được phép mua lại quyền khai thác hoặc sở hữu sân bay, nhà ga hành khách hay không?”
Cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân
Bài phát biểu của ông Nguyễn Đức Tâm- Phó Tổng giám đốc Hãng hàng không Vietjet Air đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Theo ông Tâm, 3 năm trước, Vietjet Air, hãng hàng không trẻ tuổi nhất đã bay trong hoài nghi của nhiều người, trong lo lắng của nhiều người cũng như sự chờ đợi, mong mỏi, hy vọng của rất nhiều người, rất nhiều đồng bào. Sau 3 năm, việc vận chuyển hành khách nội địa của hãng đã tăng trên 20%, cao nhất từ trước tới nay và việc đi máy bay đã không còn xa xỉ, hàng triệu người lần đầu tiên được đi trên những máy bay mới hiện đại.
Ông Nguyễn Đức Tâm- Phó Tổng giám đốc Hãng hàng không Vietjet Air phát biểu tham luận |
Nhờ chính sách mở cửa cho tư nhân tham gia vào vận chuyển hàng không, Vietjet đã phát triển đội bay 23 chiếc tàu bay mới và trong năm 2014 doanh thu công ty đạt trên 8100 tỉ đồng, nộp ngân sách và thu hộ các lệ phí đạt trên 1400 tỉ đồng, lũy kế trên 2600 tỉ đồng.
Theo ông Tâm, dù tăng trưởng mạnh nhưng Vietjet gặp không ít khó khăn do hãng này hoàn toàn không có mặt bằng tại sân bay, không có các công ty phục vụ mặt đất thuộc hãng. Vietjet là hãng hàng không duy nhất mà toàn bộ các dịch vụ cung ứng tại các cảng hàng không đều không do hãng tự cung cấp. Trong khi đó, nhu cầu mở rộng, nâng cấp, xây mới các nhà ga sân bay đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để đáp ứng được tốc độ tăng nhu cầu vận chuyển của người dân mà Ngân sách nhà nước không thể tiếp tục bao cấp. Do đó, đại diện Vietjet Air bày tỏ mong muốn chia sẻ gánh nặng đầu tư của nhà nước và sự vất vả của toàn ngành bằng việc xin quyền khai thác một số nhà ga mà hiện hãng đang hoạt động với khoảng 150 chuyến bay hàng ngày.
Hội thảo“Xã hội hóa hoạt động quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay ở Việt Nam” |
Phát biểu tại hội thảo, ông Trương Văn Phước – Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho biết: “Cá nhân tôi hết sức ủng hộ việc bán, nhượng quyền khai thác sân bay. Vấn đề là bán cái gì, bán như thế nào, cho ai, với giá bao nhiêu… Hiện tại, có chủ trương ưu tiên nhượng quyền cho doanh nghiệp trong nước, nhưng về lâu dài có thể phải tiến tới việc cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Điều quan trọng là phải bàn bạc tìm ra hướng đi tối ưu nhất và đảm bảo việc bán, nhượng quyền sân bay này được thực hiện công khai, minh bạch.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện NCQLKTTW nhận định việc xã hội hoá hoạt động quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay ở Việt Nam mà thực chất là tư nhân hoá, cổ phần hoá không phải là câu chuyện mới trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ông Thành cho rằng đây là việc rất cần thiết để bổ sung nguồn lực, chia sẻ rủi ro, tăng hiệu quả hoạt động bởi theo sở hữu tư nhân thường hiệu quả hơn sở hữu nhà nước vì quyền lực và lợi ích là một và không có xung đột lợi ích.
Hiện Việt Nam có 4 hãng hàng không gồm Vietnam Airlines (VN), Jetstar Pacific Airlines (BL), VietJet Air (VJ) và VASCO |
Theo ông Thành, sở hữu tư nhân là một điều kiện cần giúp đầu tư và/hoặc quản lý dự án hiệu quả hơn, song chưa đủ do đó rất cần phải đảm bảo cạnh tranh, hạn chế và tránh độc quyền bởi chỉ có cạnh tranh và chịu áp lực cạnh tranh thì lợi ích của người tiêu dùng mới được đảm bảo tốt nhất và nguồn lực mới được phân bổ hiệu quả nhất và có cạnh tranh thì mới chọn được đối tác tốt, nhà đầu tư tốt, doanh nghiệp tốt.
Tại hội thảo các chuyên gia trong lĩnh vực Hàng không đã giải đáp nhiều câu hỏi của các nhà báo như tiến độ các dự án xã hội hoá ngành hàng không, ý kiến lo ngại sự độc quyền, chế tài quản lý như thế nào để đảm bảo dịch vụ tốt nhất cho khách hàng…
Tổng kết hội thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu khẳng định: “Đến lúc chúng ta không thể chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước, cần huy động các nguồn lực khác cho sự phát triển của ngành giao thông. Hiện tại, đã có đầy đủ cơ sở pháp lý cơ bản nhưng vẫn cần hoàn thiện thêm, trong đó có sự tham gia đóng góp của nhân dân, báo chí. Vấn đề cần giải quyết hiện nay là có tạo được cơ hội cho các DNTN tham gia khai thác các cảng hàng không hay không, đồng thời đảm bảo không có độc quyền.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34