Việt Nam sẵn sàng phối hợp với các thành viên APEC bảo đảm an ninh lương thực

Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hợp tác trong khuôn khổ APEC và cam kết sẵn sàng phối hợp với các nền kinh tế thành viên và các đối tác phát triển nhằm bảo đảm an ninh lương thực, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng chung trong khu vực.
viet nam san sang phoi hop voi cac thanh vien apec bao dam an ninh luong thuc APEC 2017: Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến
viet nam san sang phoi hop voi cac thanh vien apec bao dam an ninh luong thuc Đại biểu APEC bàn về đô thị thông minh
viet nam san sang phoi hop voi cac thanh vien apec bao dam an ninh luong thuc APEC 2017: ‘Nóng’ chuyện an ninh lương thực
viet nam san sang phoi hop voi cac thanh vien apec bao dam an ninh luong thuc
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại phiên khai mạc đối thoại chính sách an ninh lương thực. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi khai mạc phiên "Đối thoại chính sách cấp cao về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu" sáng 25/8 tại TP. Cần Thơ.

Phiên Đối thoại là hoạt động trọng tâm của Tuần lễ An ninh lương thực APEC với nhiều hoạt động được tổ chức tại Cần Thơ. Đây cũng là hoạt động nhằm triển khai một trong 4 ưu tiên của Năm APEC 2017 về tăng cường an ninh lương thực, nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tham dự phiên đối thoại có các Bộ trưởng, Trưởng đoàn đại biểu của các nước APEC, Ban Thư ký APEC và lãnh đạo các tổ chức quốc tế.

Về phía Việt Nam có Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, lãnh đạo các Bộ: NN&PTNT, Ngoại giao và một số bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương.

Đồng bằng sông Cửu Long, nơi diễn ra Tuần lễ An ninh lương thực APEC cũng chính là nơi mà mối liên hệ giữa an ninh lương thực, nông nghiệp bền vững và biến đổi khí hậu được thể hiện một cách cực kỳ rõ nét.

Đây là nơi cung cấp đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và xuất khẩu tới hơn 150 quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Đồng bằng Sông Cửu Long đang phải chịu tác động rất mạnh của biến đổi khí hậu. Đặc biệt là tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong gần một thể kỷ, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của 20 triệu người và gián tiếp đến hàng trăm triệu người tiêu dùng trên khắp thế giới.

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, biến đổi khí hậu và thiên tai cũng tác động rất mạnh đến các nền kinh tế, gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nói chung, trong đó có sản xuất nông nghiệp, làm gián đoạn các chuỗi cung ứng lương thực, phá hủy các nguồn tài nguyên. Động đất, sóng thần ở Nhật Bản, lũ lụt ở Thái Lan, động đất ở Trung Quốc, hạn hán ở Mỹ, New Zealand … đều tác động đến việc bảo đảm an ninh lương thực, nỗi lo chung đối với tất cả các thành viên APEC.

Do đó, việc làm thế nào để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với không chỉ Việt Nam mà còn cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới, có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm sự phát triển bao trùm, quan tâm đến phúc lợi của mọi người dân.

Với sự quy tụ của 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 39% dân số thế giới, 57% GDP và 49% thương mại toàn cầu, APEC đã và đang khẳng định vị thế là diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực lớn nhất trên thế giới, có tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của các nền kinh tế thành viên, trong đó có lĩnh vực an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững.

Theo số liệu năm 2017 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp quốc (FAO), các thành viên APEC sản xuất khoảng 1,348 tỷ tấn, chiếm 60% lượng ngũ cốc toàn cầu. Trong đó, lúa gạo đạt 409,5 triệu tấn chiếm chiếm đến 82% sản lượng lúa gạo toàn cầu. Nhiều thành viên APEC đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo như Mỹ, Thái Lan, Việt Nam.

viet nam san sang phoi hop voi cac thanh vien apec bao dam an ninh luong thuc
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và các đại biểu dự phiên đối thoại. Ảnh: VGP/Xuân Tuyển

Hợp tác để cùng tìm giải pháp

Phát biểu khai mạc phiên đối thoại, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hoan nghênh APEC đang triển khai tích cực việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể để triển khai “Chương trình hợp tác nhiều năm về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu” và “Khuôn khổ chiến lược về phát triển nông thôn - thành thị và an ninh lương thực”. Đây là việc làm cấp thiết, khẳng định APEC là một diễn đàn hành động, gắn kết với lợi ích thiết thực của người dân.

Theo Phó Thủ tướng, khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện đang phải đối mặt với các thách thức về mất an ninh lương thực, cạnh tranh gay gắt trong sản xuất và thương mại nông nghiệp, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Cùng với đó, trong những năm qua, các nền kinh tế của APEC đã có những bước chuyển lớn về nông nghiệp và an ninh lương thực xuất phát từ những thay đổi về thu nhập hộ gia đình, thị hiếu tiêu dùng, sự chuyển đổi trong hệ thống phân phối thực phẩm cũng như do tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và biến đổi khí hậu. Điều này đã đặt ra những cơ hội và thách thức cho các nền kinh tế APEC trong việc đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp bền vững.

“Những trở ngại trên đặt ra yêu cầu APEC phải đổi mới, nâng cao hiệu quả hợp tác nhằm tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu”, Phó Thủ tướng nói.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các vị Bộ trưởng, Trưởng đoàn của các nền kinh tế APEC tham dự hội nghị tập trung thảo luận, từ đó đưa ra các kiến nghị chính sách nhằm đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong xây dựng và phát triển nền nông nghiệp xanh bền vững, thủy sản bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và đổi mới công nghệ trong sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng.

Theo Phó Thủ tướng, APEC bao gồm các nền kinh tế có nền nông nghiệp phát triển và đang phát triển, có điều kiện thuận lợi để liên kết, hình thành các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị nông sản, thực phẩm trong khu vực. Tuy nhiên, sự khác biệt về trình độ sản xuất, nguồn lực và công nghệ đang tạo ra các rào cản cho sự phát triển chung, đòi hỏi các nền kinh tế thành viên cần tăng cường hợp tác, tìm kiếm các giải pháp tối ưu hướng tới nền nông nghiệp xanh bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và đổi mới công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

Ưu tiên chính sách tiếp theo được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề cập là tăng cường nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến nông lâm, thủy sản nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nông nghiệp; tăng cường hợp tác nghiên cứu về an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng và giảm thất thoát, lãng phí lương thực, thực phẩm.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng, cần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển một thị trường tiêu thụ lương thực toàn cầu bình đẳng dựa trên các quy tắc, thoả thuận thương mại đa phương, coi các hoạt động thương mại như một thành tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững vì mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, các thành viên APEC cũng cần đẩy mạnh phối hợp, chia sẻ thông tin trong quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nước, bao gồm cả quản lý nguồn nước xuyên biên giới; đẩy mạnh phát triển nông thôn - đô thị, nỗ lực kết nối với vùng sâu, vùng xa; phát huy vai trò của cộng đồng và doanh nghiệp thông qua mối quan hệ đối tác công – tư trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, viễn thông, internet, nhất là ở những vùng kém phát triển. Gắn kết các chương trình kết nối khu vực, trong đó có kết nối của ASEAN và các chương trình kết nối tiểu vùng Mekong.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng cho rằng, các thành viên cần tích cực triển khai Khuôn khổ giảm nhẹ rủi ro thiên tai APEC, hợp tác xây dựng hệ thống phòng ngừa thiên tai, nâng cao tính bền vững và khả năng phục hồi sau thiên tai, chú trọng quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, phát triển nông thôn bền vững và bảo đảm quyền lợi của cộng đồng ngư dân ven biển.

“Tôi mong đối thoại sẽ tiếp tục tìm ra những giải pháp hữu hiệu và mạnh mẽ hơn để giải quyết vấn đề an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế và bảo đảm phát triển bao trùm trong khu vực APEC. Những vấn đề chúng ta thảo luận, những sáng kiến hợp tác được thông qua ngày hôm nay sẽ đem lại lợi ích cho hàng trăm triệu nông dân và người dân ở các vùng nông thôn trong khu vực, trong đó có hàng triệu người ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu không chỉ là những ưu tiên hay kỳ vọng, mà đó là nhiệm vụ và lộ trình mà APEC cần thực hiện đồng thời là trách nhiệm của mỗi nền kinh tế thành viên cần gánh vác.

“Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hợp tác trong khuôn khổ APEC và cam kết sẵn sàng phối hợp với các nền kinh tế thành viên và các đối tác phát triển nhằm bảo đảm an ninh lương thực, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng chung trong khu vực”, Phó Thủ tướng nói.

viet nam san sang phoi hop voi cac thanh vien apec bao dam an ninh luong thuc
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và các đại biểu nghe giới thiệu một số sản phẩm trong khuôn khổ các hoạt động ở phiên đối thoại. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Phiên "Đối thoại chính sách cấp cao về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu” sẽ diễn ra trong cả ngày 25/8 với các phiên đối thoại chuyên đề về an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu; đổi mới, công nghệ và nghiên cứu ứng dụng; vai trò của đối tác công tư (PPP) trong tăng cường đầu tư để phát triển nông nghiệp bền vững. Các đại biểu cũng sẽ tham dự các phiên làm việc toàn thể do Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà chủ trì.

Theo Xuân Tuyến/Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.
Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).

Tin khác

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.
Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

(LĐTĐ) Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội thống nhất thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để các cơ quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

(LĐTĐ) Ngày 27/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị phối hợp với Báo Quân đội nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo đã nêu rõ 5 kinh nghiệm từ công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã báo cáo nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII tổ chức Hội nghị chuyên đề để xem xét, cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng; trong đó có nội dung về quy hoạch, điều chỉnh đầu tư công, công tác cán bộ.
Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Ngày 26/3, lãnh đạo thành phố Hà Nội chủ trì giao ban quý I/2024 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy với tổng số 523 điểm cầu và hơn 8.000 đại biểu từ Thành phố xuống các phường, xã, thị trấn.
Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Chia sẻ với báo Lao động Thủ đô, đồng chí Chu Hồng Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết, Đoàn thanh niên Thành phố đã và đang triển khai 3 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để xây dựng nên thế hệ thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh.
Xem thêm
Phiên bản di động