Việt Nam góp ý với Liên Hợp Quốc về ngăn ngừa xung đột
Đại sứ Nguyễn Phương Nga. Ảnh: TTXVN |
Tổng Thư ký (TTK) LHQ António Guterres nêu bật các thách thức hiện nay như phổ biến vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt, biến đổi khí hậu, các thành tựu khoa học công nghệ bị sử dụng sai mục đích, xung đột tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa khủng bố, bạo lực cực đoan, buôn người, khủng hoảng di cư.
Để ứng phó kịp thời và hiệu quả các thách thức trên, TTK nhấn mạnh LHQ cần đề cao vai trò trung tâm của ngoại giao phòng ngừa gắn liền với phát triển bền vững và tôn trọng quyền con người, trong đó HĐBA cần tận dụng hiệu quả các công cụ sẵn có của LHQ về giải quyết hòa bình tranh chấp và trung gian hòa giải, tăng cường vai trò điều phối trong hệ thống LHQ và hợp tác với các cơ chế an ninh, tổ chức khu vực và tiểu khu vực.
Nhiều nước phát biểu cho rằng LHQ cần điều chỉnh cách tiếp cận để phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của thế giới hiện nay, nhấn mạnh cần giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột như bất ổn chính trị, yếu kém thể chế, đói nghèo, kém phát triển và bất bình đẳng.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ cho rằng, LHQ cần xây dựng một chiến lược dài hạn và toàn diện về ngăn ngừa xung đột và giữ vững hòa bình, trong đó HĐBA cần phát huy hơn nữa trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Đại sứ khẳng định tính thống nhất trong HĐBA có vai trò quyết định trong quá trình ra quyết sách và phản ứng tập thể trước các vấn đề an ninh quốc tế, ủng hộ cải tổ HĐBA theo hướng tăng tính đại diện, dân chủ, minh bạch và trách nhiệm hơn, bảo đảm thực hiện hiệu quả sứ mệnh của mình.
Đề cập tình hình khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định quan điểm của Việt Nam ủng hộ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bằng các biện pháp hòa bình, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và tôn trọng đầy đủ các nghị quyết liên quan của HĐBA.
Đại sứ khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC).
Đại sứ nhấn mạnh với việc thông qua dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), các bên liên quan cần thúc đẩy đàm phán thực chất để xây dựng một COC có tính khả thi và ràng buộc pháp lý.
Theo Ngọc Vân/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17