Việt Nam tham gia hiệu quả, thực chất tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Những thành công của Việt Nam trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu chính là nền tảng để xây dựng hoà bình bền vững |
![]() |
Hội đồng Bảo an thảo luận vấn đề hòa bình, an ninh quốc tế. Ảnh: Liên hợp quốc |
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (A.Gu-tê-rét) trong cuộc điện đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từng khẳng định, Việt Nam là nhân tố quan trọng đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới. Theo TTXVN, cùng quan điểm này, Trưởng Phái đoàn thường trực Lào tại Liên hợp quốc nhấn mạnh, Việt Nam có vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động của Liên hợp quốc, nhất là tại Hội đồng Bảo an. Trưởng Phái đoàn thường trực Pháp và Bỉ cũng đánh giá rằng, Việt Nam là một "đối tác mạnh" của Liên hợp quốc, có được tín nhiệm và lòng tin của thế giới.
Theo Ðại sứ Anh, nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an, 5 nước Ủy viên thường trực (P5) và 10 nước Ủy viên không thường trực (E10) cùng phối hợp soạn thảo nghị quyết, cùng chia sẻ trách nhiệm công việc. Các nước đánh giá cao hợp tác với nhóm E10, nhất là với Việt Nam, trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng mới nổi lên. Việt Nam trực tiếp tham gia giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, chẳng hạn vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và an ninh, bảo vệ dân thường trong xung đột, hay xử lý bom mìn... Những đóng góp của Việt Nam có giá trị cao, giúp giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với hòa bình và an ninh quốc tế.
Trả lời phỏng vấn TTXVN, Ðại sứ Enrique A.Manalo (E.Ma-na-lô), Trưởng Phái đoàn thường trực Philippines tại Liên hợp quốc cho biết, trong số những đề xuất của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an, ông đánh giá cao nhất sáng kiến tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc với ASEAN và các tổ chức khu vực. Ðảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực, nhất là trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã góp phần mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng ASEAN, giúp củng cố và nâng tầm quan hệ giữa Liên hợp quốc và ASEAN, cũng như với các tổ chức khu vực khác. Với bước tiến quan trọng này, các tổ chức khu vực có tiếng nói và vai trò lớn hơn trong giải quyết các vấn đề chung của thế giới.
Trưởng Phái đoàn thường trực Ấn Ðộ tại Liên hợp quốc lại có ấn tượng đặc biệt với những đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an về chủ đề tăng cường an ninh biển, cho rằng bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ đại dương và nguồn tài nguyên biển. Chuyên gia về địa chính trị châu Á, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế Á-Âu tại vùng Veneto của Italia cũng nhấn mạnh rằng, những đề xuất của Việt Nam tại phiên thảo luận thể hiện rõ đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao đối với an ninh và ổn định của khu vực và thế giới
Theo nhandan.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Vận hành cơ sở dữ liệu ngăn chặn sai phạm trong kinh doanh xăng dầu

Tổ chức S&P nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam lên mức triển vọng “Ổn định”

Hà Nội: 83 người lao động đầu tiên được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà

Tổng cục Thuế yêu cầu kịp thời gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô

Hành trình đáng nhớ của SEA Games 31 ở Thủ đô

Lãnh đạo thành phố Hà Nội giải đáp, tiếp thu kiến nghị của công nhân lao động

Truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận của Quốc hội
Tin khác

Lễ duyệt binh kỷ niệm 77 năm Ngày chiến thắng tại Nga

Xây dựng nguồn lực lao động thời kỳ hậu Covid-19: Mục tiêu cấp bách

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết về quyền phủ quyết của HĐBA

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái đắc cử

Mỹ khởi động Chương trình tín dụng hạt nhân: ''Chìa khóa'' của nguồn năng lượng không carbon

Nước Mỹ đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế vào năm 2023

Bầu cử Tổng thống Pháp: Sự trợ giúp thiên lệch bất ngờ

Nguồn cơn cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử Sri Lanka

Sập siêu thị mini ở Indonesia, chôn vùi nhiều người
