Vì sao vẫn ngang nhiên tồn tại?
Chân cầu Thăng Long bị “bao vây” bởi nhà xưởng, hàng quán | |
Bãi rác thải tự phát dưới gầm cầu Thăng Long gây ô nhiễm môi trường |
Vi phạm tràn lan
Theo ghi nhận thực tế của PV từ ngày 22-29/11 quanh khu vực này, nhiều điểm sát chân cầu Thăng Long – diện tích nằm trong hành lang bảo vệ đã bị xâm phạm nghiêm trọng. Cụ thể, tại địa bàn phường Đông Ngạc, khu vực tính từ trụ cầu N4 đến N7 trở thành điểm đỗ xe và tập kết vật liệu xây dựng. Tại đây, tồn tại nhiều xe ô tô đỗ ngay sát phần chân cầu. Không chỉ vậy, nhiều “nhà tạm” và vật liệu xây dựng cũng được bố trí ngay tại khu vực này.
Chân cầu Thăng Long đoạn qua địa phận phường Đông Ngạc trở thành điểm trông giữ xe và tập kết vật liệu xây dựng. |
Trên địa bàn xã Hải Bối, tình trạng xâm chiếm hành lang bảo vệ cầu Thăng Long càng trở nên nghiêm trọng. Chẳng hạn, khu vực cầu Thăng Long, đoạn từ trụ B7 đến B9, ngay dưới khu đất của gầm cầu hiện vẫn còn tồn tại nhà tôn, kệ hàng máy móc, đồ cơ khí, vật liệu sắt thép… Chạy dọc khu vực nút giao với đường 6 cây (còn có tên khác là đường 23A - PV), đường Bê Tông gầm cầu còn được “trưng dụng” thành nhà hàng, quán game, gara ô tô, điểm tập kết hàng hóa, vật liệu xây dựng... cách đó không xa, khu chợ Cổ Điển cũng họp tấp nập, nhiều đoạn người dân còn lấn sát vào chân cầu để đậu xe và trưng bày hàng hóa.
Ngoài các vi phạm về lấn chiếm, ngay dưới gầm cầu, đoạn thuộc thôn Cổ Điển cũng đang tồn tại bãi tập kết rác, phế thải nằm ngay sát chân cầu. Rác, phế thải lưu cữu lâu ngày khiến cả khu vực chìm trong mùi xú uế, môi trường bị ảnh hưởng, ô nhiễm nghiêm trọng. Theo tìm hiểu, tình trạng lấn chiếm gầm cầu Thăng Long không phải bây giờ mới diễn ra. Những vi phạm lấn chiếm này đã tồn tại dai dẳng suốt từ năm 2011 đến thời điểm hiện tại. Và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần vào cuộc xử lý những vi phạm này.
Cụ thể, tháng 9/2011, UBND huyện Đông Anh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức giải tỏa vi phạm lấn chiếm hành lang gầm cầu từ trụ B14 - B32. Đến thời điểm cuối năm 2014, chính quyền địa phương tiếp tục giải tỏa vi phạm lấn chiếm hành lang gầm cầu từ trụ cầu B14 ra sông Hồng và từ trụ B33 đến B53. Quyết liệt trong xử lý là vậy, tuy nhiên tình trạng “xẻ thịt” gầm cầu Thăng Long vẫn diễn ra.
Đừng xử lý kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”
Liên quan đến công tác xử lý lấn chiếm hành lang cầu, trong các văn bản luật, Thông tư, Nghị định… cũng đã có nhiều quy định chi tiết, hướng dẫn xử lý vi phạm. Chẳng hạn, tại Điều 10, Thông tư 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông Vận tải, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có quy định: “Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch vụ, điểm dừng xe, bến xe gây mất an toàn công trình cầu, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường”.
Trên địa bàn xã Hải Bối, tình trạng xâm chiếm hành lang bảo vệ cầu Thăng Long càng trở nên nghiêm trọng. Chẳng hạn, khu vực cầu Thăng Long, đoạn từ trụ B7 đến B9, ngay dưới khu đất của gầm cầu hiện vẫn còn tồn tại nhà tôn, kệ hàng máy móc, đồ cơ khí, vật liệu sắt thép… Chạy dọc khu vực nút giao với đường 6 cây (còn có tên khác là đường 23A - PV), đường Bê Tông gầm cầu còn được “trưng dụng” thành nhà hàng, quán game, gara ô tô, điểm tập kết hàng hóa, vật liệu xây dựng... |
Ngoài ra, theo Nghị định 46/2016 NĐ - CP, hành vi để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt; Dựng lều quán, nhà tạm, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt... sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 - 6 triệu đồng đối với tổ chức.
Như vậy, hành lang pháp lý liên quan đã khá đầy đủ nhưng vì sao những vi phạm hành lang an toàn cầu Thăng Long vẫn tái diễn? Liên quan đến vấn đề này, theo ông Nguyễn Văn Thiệu – Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Hải Bối cho biết: Tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt làm nơi kinh doanh đã diễn ra trong thời gian dài. Trong quá khứ, chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần giải tỏa vi phạm và bàn giao cho Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Thái – đơn vị quản lý tuyến đường.
Tuy nhiên, chỉ được một thời gian vi phạm lại tái diễn. “Nhiều năm qua, tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn cây cầu này diễn ra rất phức tạp, tuy nhiên việc giải tỏa vi phạm rất khó do không có kinh phí. Ngoài ra, do công tác quản lý, duy trì chống tái lấn chiếm của đơn vị được giao quản lý tuyến đường là Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Thái không được thắt chặt cũng là một trong những nguyên nhân khiến vi phạm tái diễn” – ông Thiệu chia sẻ.
Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Hải Bối cũng nhấn mạnh, chính quyền địa phương đã nhiều lần gửi văn bản, ý kiến lên các cấp ngành, đặc biệt là đề xuất phương hướng trong xử lý với vấn đề liên quan ở các cuộc tiếp xúc cử tri. “Trong cuộc tiếp xúc cử tri mới đây, chúng tôi đã xuất tạo thảm cỏ, bồn hoa dưới gầm cầu đường sắt. Phương án này sẽ có tác dụng hạn chế các trường hợp tái vi phạm” – ông Thiệu nói.
Rõ ràng, việc để hành lang bảo vệ cầu Thăng Long - một công trình giao thông huyết mạch nối Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và các tỉnh phía Bắc, trong tình cảnh bị “bao vây” bởi nhà xưởng, hàng quán… trách nhiệm lớn nhất thuộc về chính quyền địa phương và đơn vị quản lý cầu. Thời gian tới, nếu không có biện pháp quản lý, bảo vệ quyết liệt tình trạng lấn chiếm hành lang cầu Thăng Long sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Bởi vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng nên xem xét, nghiên cứu cơ chế phù hợp, vừa chống lấn chiếm, vừa có thể bảo vệ an toàn hành lang cây cầu đặc biệt quan trọng này.
Đinh Luyện – Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26