Vào giảng đường bằng xe lăn, 9X Việt trở thành “người hùng” trên đất Mỹ
Cảm hứng truyền cho giới trẻ qua “Sống như ngày mai sẽ chết” | |
Hai khách sạn Hilton ở Hà Nội hướng nghiệp cho giới trẻ |
Trần Mạnh Chánh Quân tiến vào lễ đường ngày nhận bằng tốt nghiệp ĐH Georgia Gwinnett, Mỹ. |
“Da Vinci trong lĩnh vực lập trình”
“Quân sinh ra tại Việt Nam với chứng bại não. Sau khi tốt nghiệp trung học, Quân đến Mỹ học công nghệ thông tin. Tiến sĩ Evelyn Brannock, Robet Lutz và Lissa Pollacia là những người luôn động viên Quân bên cạnh sự hỗ trợ của gia đình".
"Tôi thích gọi Quân như là một Da Vinci trong lĩnh vực lập trình – tiến sĩ Brannock nói – Cậu ấy tạo nên những mã code rất đẹp và những sáng tạo ấy có tiềm năng rất lớn”.
“Nếu bạn không thể làm mọi việc một cách bình thường, hãy tìm cách khác. Bạn được định nghĩa bởi bản thân, thành tựu của bạn chứ không phải của ai khác” – Quân nói.
Đó là những trích đoạn về chân dung chàng trai Việt Trần Mạnh Chánh Quân trong bài viết “Chim cánh cụt học bay” đăng trên tạp chí của Trường Georgia Gwinnett College, Mỹ vào tháng 11/2016.
Quân xuất hiện trên tạp chí của Trường Georgia Gwinnett College như một sinh viên quốc tế có nghị lực phi thường. |
Hành trình vươn mình ra thế giới và khẳng định trí tuệ, nhân cách sống của chàng trai Việt mắc hội chứng bại não đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh cho không ít người Mỹ, nhất là các bạn trẻ. Đó là lí do Trần Mạnh Chánh Quân vinh dự được trường Đại học Georgia Gwinnett (GGC) bang Georgia, Mỹ trao danh hiệu "Unsung hero" (Người hùng thầm lặng) vào ngày 20/4 năm nay.
Giữa tháng 5 vừa qua, trong lễ tốt nghiệp niên khóa 2013-1027 của Đại học Georgia Gwinnett, cái tên Trần Mạnh Chánh Quân vang lên trong những tràng pháo tay chúc mừng giòn giã của toàn thể bạn bè, thầy cô. 9X Việt được trao 2 bằng Đại học về Công nghệ thông tin và Toán.
Danh hiệu "Unsung hero" – Người hùng thầm lặng chàng trai Việt nhận về. |
Chia sẻ với PV Dân trí về lí do được vinh danh “Người hùng thầm lặng”, Quân cho biết: "Bài báo viết về mình trên tạp chí Engage magazine chi nhánh tại trường Georgia Gwinnett College đã truyền được cảm hứng cho rất nhiều người.
Ngoài ra, mình cũng được biết đến là sinh viên có khả năng lập trình khá tốt, sẵn sàng giúp đỡ các sinh viên khác khi cần. Mình nghĩ đây mới chính là điều khiến mình nổi bật trong số các sinh viên ở đây".
Quân bày tỏ niềm vui xen lẫn tự hào, không phải vì danh hiệu người hùng mà bởi lẽ cậu đã chứng mình được rằng, bản thân qua Mỹ không phải để xin bất kì một niềm thương hại nào cả. "Lúc đầu, nhiều người nghĩ mình qua Mỹ để tìm sự giúp đỡ. Nhưng hiện tại mình được tôn trọng và yêu quý vì năng lực của bản thân", Quân tâm sự.
Chàng trai bại não chưa bao giờ đầu hàng trước khó khăn. |
Mắc hội chứng bại não bẩm sinh, ban đầu bố mẹ không muốn cho Quân tới trường, nhưng ngay từ ngày nhỏ Quân đã bộc lộ tính cầu tiến và hòa nhập. Bất lực trong việc điều khiển tay, chân theo ý mình, không thể giao tiếp với thế giới theo cách bình thường như bao người nhưng Quân không đầu hàng.
Lớp 6, Quân được ba mẹ trang bị một máy tính xách tay để thuận tiện việc chép bài ở lớp. Tay phải bị liệt hoàn toàn, Quân bắt mẹ trói chân mình lại để tập đánh may bằng tay cử động của 3 ngón trên bàn tay trái.
“Ở lớp mà đưa chân lên bàn thì... mất mỹ quan quá”, Quân cười kể lại.
Quân ham học và quyết tâm học. Quân từng quyết leo 1.000 bậc thang lên núi Tao Phùng (Vũng Tàu) để chứng minh với thầy cô mình đủ sức khỏe tham gia kỳ thi Học sinh giỏi Cấp quốc gia năm học 2009 - 2010...
Đam mê Tin học, Quân xuất sắc giành nhiều giải HSG Tin học cấp tỉnh và cấp quốc gia. Lớp 9, cậu thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh Vũng Tàu với số điểm môn chuyên gần như tuyệt đối rồi một mình lên thành phố trọ học.
Cậu bé Quân tập vận động cơ tay lúc 2 tuổi. |
Với những nỗ lực vượt bậc và thành tích xuất sắc, tốt nghiệp cấp 3, Quân được trường Utica college ở New York (Mỹ) bảo lãnh sang học. Năm 2013, Quân được trường Georgia Gwinnett College (Mỹ) cấp học bổng 50%. Chàng du học sinh người Việt là gương mặt sinh viên sáng giá ở trường, được chọn tham gia các cuộc thi của Hiệp hội Chuyên ngành Công nghệ thông tin (AITP).
Tháng 11/2016, "gã khổng lồ" Google từng gọi Quân nộp hồ sơ dự tuyển nhân viên làm việc toàn thời gian. 9X cũng giành được thứ hạng cao tại nhiều cuộc thi AITP, NCC, ACM… Sau 4 năm miệt mài học tập, Quân đã cầm trên tay bằng tốt nghiệp đại học 2 chuyên ngành yêu thích.
Quân và mẹ trong ngày lễ tốt nghiệp đại học tại Mỹ. |
Khát khao sống ý nghĩa
Ở Mỹ, một thân một mình với chiếc xe lăn, mùa đông tuyết rơi dày, không ít lần Quân mắc kẹt hàng tiếng giữa tuyết lạnh không thể nhúc nhích được. May mắn những lần đó, đều có người đi ngang nhìn thấy qua rồi báo người có nghiệp vụ tới giúp kéo Quân thoát ra.
Mỗi ngày, Quân đi xe lăn từ chỗ ở đến trường khoảng 10 phút, di chuyển lên lớp học ở tầng cao bằng thang máy. Đến giờ ăn, có người giúp Quân bưng thức ăn ra và cậu tự xúc ăn. Quần áo thì tự bỏ vào máy giặt dùng chung xong bấm nút rồi tự xoay sở lấy. Vì là sinh viên mang khuyết tật, Quân được nhà trường tổ chức làm bài thi riêng, có camera theo dõi.
Chàng trai Việt quan điểm rằng khó khăn, trở ngại là để mình vượt qua chứ không phải để mình kêu ca, chùn bước. “Có người bảo tôi nên nhập tịch Mỹ để dễ dàng hơn cho việc học tập, làm việc nhưng tôi từ chối. Tôi muốn đến Mỹ học để xem họ có gì hay hơn mình”, Quân chia sẻ.
Trần Mạnh Chánh Quân (giữa) làm nức lòng người Việt trên đất Mỹ. |
“Người hùng thầm lặng” xem mình là một người bình thường và sở hữu thêm “khuyết tật” mà thôi. Với Quân, “chẳng ai là hoàn hảo cả nên chẳng có gì phải buồn khi mình cũng thế. Động lực là mình có thêm cái khác người mà thôi”.
Tốt nghiệp đại học, Quân ở lại Mỹ một thời gian để hoàn thành các dự án dang dở và tích lũy kinh nghiệm. 9X dự định sẽ về nước làm việc một khi cậu có đủ sức mạnh đứng được trên đôi chân của mình.
Bản lĩnh, nghị lực và năng lực của Quân ở xứ người thực sự là niềm tự hào Việt. Trần Mạnh Chánh Quân sống đẹp với niềm khát khao được khẳng định sự tồn tại ý nghĩa của bản thân giữa cộng đồng, như chính những vần thơ cậu viết trên blog cá nhân:
"Đập nát trời cao, chim khát lượn,
Phá tan đáy biển, thèm cá bơi...
Khi nào trai ngọc tan trong nước,
Lúc đó tim tôi lạnh với đời".
Theo Lệ Thu/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia
Vinatex: Phát triển sản xuất kinh doanh, quan tâm chăm lo người lao động
“Chuyến xe Công đoàn - Xuân Ất Tỵ 2025” đến với công nhân lao động khó khăn
UDIC đoạt Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Tin khác
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Giáo dục 24/12/2024 20:01
Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày
Giáo dục 24/12/2024 11:29
6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 24/12/2024 11:27
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31