Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh: Nguy cơ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời
Bộ Y tế hướng dẫn tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh phòng xuất huyết não | |
2 trẻ sơ sinh được chuyển về từ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đã tự bú được |
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, vàng da ở trẻ sơ sinh có hai loại: Đó là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Trong đó, vàng da sinh lý xảy ra khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và hiện tượng này sẽ tự hết, không cần điều trị và không nguy hiểm. Còn vàng da bệnh lý hay vàng da nhân thường gặp ở trẻ sinh non. Các em bị vàng da từ đầu đến chân ngay khi lọt lòng.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết những trẻ bị vàng da bệnh lý sẽ bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê rồi tử vong nếu không được điều trị kịp thời. (Ảnh: Minh Khuê). |
PGS. Dũng phân tích, ở trẻ sơ sinh, hiện tượng vàng da rất phổ biến. Hầu hết trẻ sơ sinh sau sinh từ 2 – 3 ngày là bị vàng da, sau đó mức độ tăng dần cho đến ngày thứ 7 rồi hết. Nguyên nhân là do các hồng cầu trong máu bị vỡ quá nhanh, chuyển hoá thành Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng. Bilirubin càng nhiều trong máu, mức độ vàng da càng nặng hơn.
Với vàng da sinh lý, chất Bilirubin ở giới hạn thấp nên không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ. Còn với vàng da bệnh lý, chất Bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, khiến gan không đào thải kịp, Bilirubin có nguy cơ thấm vào não (vàng da nhân) gây tổn thương não không hồi phục được. Vì thế, nếu xác định vàng da bệnh lý phải điều trị trước 7 ngày sau sinh để phòng nguy cơ tổn thương não.
Cũng theo PGS.Dũng thông tin, việc phân biệt được vàng da sinh lý và bệnh lý có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng ranh giới giữa bệnh lý và sinh lý rất mong manh. Vậy nên, cha mẹ cần quan sát kỹ trẻ với các dấu hiệu sau: Hầu hết trẻ sơ sinh bị vàng da sau 2 – 3 ngày là bị vàng da sinh lý, còn nếu bị vàng da trong 1- 2 ngày sau sinh thì gần như 80 – 90% là vàng da bệnh lý. Còn trẻ sơ sinh sau ngày thứ 3 mới bị vàng da thì ít nguy hiểm hơn nhưng vẫn phải luôn quan sát để ý. Đặc biệt phải quan tâm đến vàng da ở trẻ sinh non vì não của những trẻ này chưa hoàn thiện nên dù lượng Bilirubin dù thấp hơn ngưỡng cho phép thì đã phải chiếu đèn điều trị.
Trẻ sẽ bị vàng da toàn thân, nhưng quan sát bằng mắt thường thì vàng da biểu hiện ở phần đầu nhiều nhất. Nếu chỉ vàng da ở trên đầu, nói chung là mức độ nhẹ. Nhưng nếu thấy vàng da ở bụng, rồi xuống tới chân thì mức độ bệnh đã rất nặng, cần phải đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa nhi để được khám, xác định. Tốt nhất, thấy da vàng rõ ràng đến phần ngực, bụng thì cần đưa bé tới viện ngay.
Để phát hiện vàng da sớm, các bậc phụ huynh nên cho trẻ nằm ở phòng đủ ánh sáng tự nhiên, thường xuyên bế trẻ ra chỗ sáng để kiểm tra da toàn thân. Với trẻ sơ sinh, do da trẻ đỏ hồng hoặc đen khó nhận biết nên có thể dùng mẹo, lấy một ngón tay đè xuống vùng da của bé ở trán, ngực, bụng... để làm giãn các mạch máu. Sau khi bỏ tay lên, vùng da đó trắng thì không sao, còn nếu thấy hơi có màu vàng thì cần theo dõi….
Nếu trẻ vàng da chỉ ở phần đầu, nhưng là trẻ sinh non, hoặc vàng da phần đầu, ngực nhưng lại có các triệu chứng nôn trớ, bú khó khăn, bú kém, hay quấy, khóc, ngủ li bì hay có bất cứ những dấu hiệu nghi ngờ khác thì hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Mức độ nặng hơn trẻ có thể bị co giật, li bì, hôn mê, bỏ bú nhưng thường ít số. Đây là những biểu hiện sớm cho thấy vàng da đã có thể ảnh hưởng đến não.
PGS. Dũng nhấn mạnh: “Các bà mẹ luôn cần ghi nhớ, giữa ngưỡng vàng da sinh lý đến bệnh lý rất mong manh. Hơn nữa, có những bé dù không có triệu chứng của vàng da, không nôn, vẫn chơi bình thường nhưng chất Bilirubin đã thấm vào não. Vì thế, có điều kiện, tốt nhất cho con tới viện khám để được lấy máu kiểm tra. Nếu Bilirubin đến ngưỡng quy định bé sẽ được chiếu đèn điều trị. Được điều trị đúng cách, trẻ sẽ hết vàng da và không để lại bất cứ di chứng gì cho sức khoẻ của trẻ sau này”. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38