Vạch mặt cặp "cán bộ Thanh tra Chính phủ rởm" chuyên lừa đảo

Trình độ văn hóa 10/12, nhưng lại hoạt ngôn, hình thức ưa nhìn, từ năm 2011 đến 2014, “cặp đôi” bất hảo Ngô Thu Lý và Giáp Văn Trung, đều trú tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã mạo danh là cán bộ Thanh tra Chính phủ, sử dụng các loại giấy tờ giả rồi vào Nghệ An lừa đảo hàng chục người dân “chân lấm tay bùn” làm thủ tục đi xuất khẩu lao động và du học ở Mỹ, Canada để chiếm đoạt hàng trăm nghìn USD và gần 2 tỉ đồng tiền mặt rồi “cao chạy xa bay”.
Ô chống nắng ngăn tia UV 100% giá 700 nghìn đồng: Lừa đảo ?
Cảnh giác với chiêu "vờ yêu" để lừa đảo
Lật tẩy chiêu lừa đảo giới thiệu việc làm
Mạo danh "cán bộ" để lừa đảo qua điện thoại

Trong số người bị hại, nạn nhân ít nhất là 12 ngàn USD, và hàng chục triệu đồng tiền mặt. Đến người thân của Chủ tịch xã cũng bị qua mặt vì những bộ giấy tờ giả tinh vi chữ Việt, con dấu nước ngoài.

Từ các phi vụ lừa đảo xuất khẩu lao động...

Ngô Thu Lý (SN 1983) trú tại xã Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Tuy chỉ mới học hết lớp 10 nhưng vì thông thạo tiếng Trung nên năm 2011, thị cùng chồng rời quê xuống Hà Nội thuê phòng trọ để làm phiên dịch tự do. Tại đây, Lý kết thân với Giáp Văn Trung (SN 1978) trú cùng huyện. Biết Trung đang làm thuê cho Công ty AnPa - Hà Nội tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thi công, lắp ráp cửa cho khách sạn Mường Thanh.

Vạch mặt cặp
Đối tượng Ngô Thu Lý lúc bị bắt
Khi biết huyện Diễn Châu là một trong những địa phương có nhiều người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động nên Lý gặp Trung rỉ tai: "Em có người nhận bảo lãnh đưa người sang Canada và Hàn Quốc làm việc, nếu ta tìm được một người thì sẽ được hưởng từ 300 - 500 USD". Lý còn bảo Trung, người muốn đi lao động tại Hàn Quốc phải thu đủ 5.000 USD, còn đi Canada thì thu 7.000 USD.

Tại Diễn Châu, Trung làm quen với Chu Ngọc Lâm trú tại xã Tiến Thành, huyện Yên Thành, rồi nói với Lâm về việc tuyển người đi lao động tại Hàn Quốc, như Lý đã đưa ra. Để thu thêm lợi nhuận, Trung nâng lệ phí cao gấp đôi so với Lý đưa ra, tức là 10.000 USD/người nếu đi Hàn Quốc, trước mắt phải nộp cho Trung 7.000 USD. Còn đi Canada thì mất 12.000 USD, nộp trước cho Trung 9.000 USD, phần còn lại thì các lao động phải nộp đủ trước khi xuất cảnh và nếu tìm được người thì sẽ được hưởng "hoa hồng". Chu Ngọc Lâm tin tưởng và nhận lời.

Để Lâm lấy được lòng tin của dân, Trung đưa cho Lâm các loại hồ sơ, giấy tờ như phiếu thu, hợp đồng lao động, thông báo tuyển lao động, tất cả đều in chữ Việt, nhưng chữ ký, con dấu là của Bộ Lao động Hàn Quốc, Canada, Tập đoàn điện tử Samsung - Hàn Quốc, Công ty Cổ phần nhân lực và thương mại Phương Đông - Canada và một số giấy tờ khác để Lâm đi tìm người có nhu cầu xuất khẩu lao động.

Để lấy lòng tin, Trung bố trí cho Lâm gặp Ngô Thu Lý tại Hà Nội và giới thiệu Lý là "cán bộ Thanh tra Chính phủ", mặc dù Trung biết rõ Lý chỉ là người làm nghề phiên dịch tự do tại Hà Nội đang thất nghiệp vì trình độ năng lực không có, bằng cấp cũng không. Trở về địa phương, Lâm dùng các loại giấy tờ trên tìm gặp các gia đình có nhu cầu xuất khẩu lao động để "quảng bá" và tiến hành làm các thủ tục, trong đó có cả em vợ, người thân bên vợ Lâm cũng "dính bẫy" của Lý và Trung.

Cũng vì tin Lý nên Lâm hứa với những người lao động là 3 tháng sau kể từ ngày nộp tiền, những người lao động sẽ được xuất cảnh, nếu chậm trễ sẽ được hưởng 70% lương/tháng. Do nhẹ dạ cả tin, hàng chục người dân ở huyện Yên Thành và một số người ở xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu (quê vợ Lâm) đã chấp nhận bỏ ra một khoản tiền rất lớn để nhờ Lâm làm thủ tục đi xuất khẩu lao động càng sớm càng tốt. Tổng cộng số tiền mà các bị hại nộp cho Lâm là trên 309.700 USD và hơn 800 triệu đồng.

Nhưng khi đến hẹn thì Lý, Trung lại đưa các thông báo cho Lâm về việc lịch bay bị hoãn với nhiều lý do như người lao động tại Hàn Quốc bỏ trốn, do máy bay Malaysia mất tích…, các thông báo trên đều có chữ ký, con dấu của nước ngoài. Vì tin lời Lý và Trung nên Lâm đã đưa các thông báo trên cho các bị hại. Với thủ đoạn này, Lý và Trung buộc người lao động phải chờ đợi, hòng chiếm đoạt số tiền nói trên. Tuy nhiên, trước sức ép của người lao động, Lâm yêu cầu Trung và Lý phải đứng ra giải quyết hoặc phải có người của công ty ở nước ngoài về giải thích để người lao động yên tâm.

Ngày 22/9/2013, Lý bảo Trung rủ thêm hai người hoặc thuê tài xế taxi về huyện Yên Thành "trấn an" người lao động và tiếp tục lừa đảo khi người dân tin tưởng. Sau khi xây dựng xong “kịch bản” lừa đảo, Lý, Trung và 2 vị thanh niên lạ mặt vào gặp Lâm bàn bạc tổ chức một cuộc họp tại UBND xã Tiến Thành, huyện Yên Thành với sự có mặt đầy đủ của các bị hại.

Tại cuộc họp bất thường này, Trung giới thiệu với mọi người, Lý là “cán bộ Thanh tra Chính phủ”, còn hai người bạn của Trung một người đang làm tại Công ty Samsung và người còn lại là cán bộ của Bộ Ngoại giao. Tại đây, Lý “diễn thuyết” xong rồi đưa ra một bản thông báo đề ngày 12/9/2013, theo Lý đó là bản thông báo từ nước ngoài gửi về, trong đó có nội dung thông báo về lịch bay đề ngày 20/11/2013.

Trong thời gian chờ đợi, người lao động sẽ được trả 70% lương. Lý đưa cho Trung bản thông báo trên để gửi cho người lao động nếu ai có yêu cầu hoặc nghi ngờ... Để lấy lòng tin của bị hại, sau cuộc họp trên, Lý đưa cho Lâm 2.000 USD và 130 triệu đồng cộng với số tiền Lâm giữ lại để trả "tiền lương" cho người lao động.

Sau cuộc họp trên, người lao động lại bị "sập bẫy" nên tiếp tục chờ đợi. Đến ngày hẹn, Lý và Trung lại đưa ra thông báo tiếp tục hoãn chuyến bay với nhiều lý do, đồng thời gửi thông báo của các công ty ở nước ngoài về, yêu cầu người lao động nộp thêm tiền "chống trốn" thì mới được xuất cảnh vào ngày 6/3/2014.

Có một số người đã nộp tiền "chống trốn" nhưng đến ngày trên thì Lý lại đưa ra thông báo hoãn lịch bay và yêu cầu ngày 28/3/2014, các lao động phải đến học định hướng trước khi xuất cảnh tại Trường 10 Bộ Quốc phòng, địa chỉ 101 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Một số người cũng tin là thật đã ra tận Hà Nội để học. Thấy sự việc trên có dấu hiệu bất minh nên họ đã làm đơn gửi Công an huyện Yên Thành, tố cáo hành vi của Lý và Trung. Sau một thời gian điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ của các đối tượng, từ tháng 3 đến tháng 5/2015, Lý và Trung lần lượt bị Công an Nghệ An bắt giữ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Qua quá trình điều tra, Công an Nghệ An đã làm rõ, ngoài việc lừa đảo đi xuất khẩu lao động, Trung còn sử dụng các giấy tờ do Lý cung cấp để trực tiếp "tuyển" thêm được 7 người lao động ở các tỉnh Bắc Kạn, Nghệ An, Bắc Giang với tổng số tiền thu được là 19.500 USD và 372 triệu đồng. Tổng cộng hai khoản Trung nhận của Lâm và Trung trực tiếp thu là 311.500 USD và 490.580.000 đồng. Số tiền trên, Trung chỉ chuyển cho Lý 281.000 USD và 119 triệu đồng. Trung giữ lại 30.500 USD và 372.580.000 đồng để chi tiêu cá nhân. Quá trình giao nhận tiền hầu hết đều có sự có mặt của Lâm, Trung, Lý và có ký nhận việc giao nhận tiền trong một cuốn sổ của Lâm.

Nhưng cuốn sổ ghi nhận tiền sau đó được Lý mượn lại, với lý do: "Nộp cho các công ty nước ngoài để đối chiếu, kiểm tra", vì tin Lý nên Lâm đã đưa cuốn sổ cho Lý, nhưng sau đó Lý không trả lại. Khi Cơ quan Công an đề cập đến các hành vi lừa đảo của Lý thì Lý chối tội, không nhận các khoản tiền mà Lâm giao cho mình. Nhưng với những tài liệu thu thập được, cộng với lời khai của Trung và Lâm, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khẳng định rằng, lý do mà Lý đưa ra không nằm ngoài mục đích trốn tránh sự trừng trị của pháp luật.

...đến các vụ lừa đảo đi du học ở Mỹ và biên chế công chức Nhà nước

Trong quá trình điều tra, ngoài làm rõ hành vi lừa đảo trong xuất khẩu lao động, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Nghệ An còn phát hiện, Lý đã lừa đảo nhiều trường hợp khác liên quan đến "chạy" việc làm, biên chế vào cơ quan Nhà nước và đi du học ở nước ngoài. Lý thừa nhận đã nói với Trung và Lâm rằng: "Mình có một số chỉ tiêu vào công chức Nhà nước và một số suất đi du học ở Đức và Mỹ, nếu anh em họ hàng của Lâm và Trung ai có nhu cầu thì Lý sẽ giúp đỡ".

Vạch mặt cặp
Đối tượng Lý và Trung.
Tin lời Lý, Lâm đã liên hệ với 4 người, gồm: Ông Võ Văn Tâm trú tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu muốn xin cho con gái Võ Thị Khánh Huyền vào làm việc trong ngành thuế ở Hà Nội; ông Nguyễn Phi Đường trú tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu có con gái Nguyễn Thị Lương đang làm giáo viên hợp đồng muốn vào biên chế Nhà nước; ông Hà Văn Đại trú tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, xin cho cháu là Lê Văn Dũng đi du học ở Đức; ông Huỳnh Huy Thanh trú tại Ý Yên, TP Nam Định, tỉnh Nam Định, xin cho cháu Hoàng Thị Mỹ Nhung đi du học ở Mỹ.

Sau đó, Lâm hỏi Lý và Trung liệu có thể giúp được 4 trường hợp nói trên, nếu được thì Lâm sẽ nhận tiền. Được Lý nhận lời nên Lâm đã thu 7.700 USD và 517 triệu đồng của 4 người nói trên. Trung khai đã nhận hết số tiền trên đưa cho Lý và được Lý ký vào sổ gốc của Lâm. Sau đó, Lý đưa ra lý do để mượn cuốn sổ nhưng không trả lại. Một thời gian sau, chị Huyền, chị Nhung và anh Dũng được Lý mời ra Hà Nội để trao đổi cụ thể, còn chị Lương là người nhà của Lâm được Lý đến tận nhà "làm việc". Lý cho 4 người ký vào các hợp đồng và thị cam kết, sau 3 tháng kể từ ngày nhận tiền sẽ có kết quả.

Một thời gian sau, Lý gửi cho chị Huyền một bản photocopy giấy báo "trúng tuyển công chức" của Tổng cục Thuế năm 2012 và một bản photocopy đóng dấu sao y bản chính "Quyết định về việc hợp đồng làm việc lần đầu đối với viên chức", cả 2 văn bản trên đều có dấu, ký tên của Cục trưởng Cục thuế TP Hà Nội.

Còn chị Lương cũng được Lý gửi cho một bản photocopy đóng dấu sao y bản chính "Quyết định về việc hợp đồng làm việc lần đầu đối với viên chức", có ký tên và đóng dấu của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lý nói với chị Huyền và chị Lương chờ thêm thời gian nữa, các cơ quan trên sẽ gọi hai người đến làm việc, nhưng 2 chị chờ "dài cổ" mà không có kết quả.

Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh tại Cục Thuế Hà Nội và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và được các cơ quan trên trả lời bằng văn bản về việc không ban hành các văn bản nói trên.

Trong thời gian chờ đợi nhưng không có kết quả, các gia đình trên đã gặp Lâm để đòi lại tiền. Lâm đã dùng khoản tiền Lý đưa cho, cộng với bán vàng và vay mượn ngân hàng để trả cho gia đình người thân của mình, gồm 5.000 USD cho anh Dũng và trả cho gia đình chị Lương 60 triệu đồng, còn lại một số gia đình khác do chưa được trả lại tiền hoặc trả lại chưa đủ nên đã làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan điều tra.

Tại Cơ quan Công an, Lý khai rằng, thị không liên quan gì đến việc "chạy" việc, xin visa du học cho 4 người trên và cũng không thừa nhận việc đã nhận số tiền 12.700 USD và 190 triệu đồng của Lâm.

Nhưng theo tài liệu điều tra và lời khai của các bị hại, lời khai của Lâm và Trung, Cơ quan điều tra đã kết luận, Lý đã nhận của Trung tất cả các khoản tiền chiếm đoạt được từ việc lừa đảo các bị hại đi xuất khẩu lao động, xin việc làm, xin du học với tổng số tiền 293.700 USD và 309 triệu đồng tiền mặt. Sau đó, Lý lấy thêm của Lâm 150 triệu đồng, nói là để "chạy" thủ tục ngân hàng, xin giải ngân sớm, lấy tiền cho lao động vay vốn, nhưng không có kết quả gì và chưa trả lại cho Lâm.

Đến tháng 3/2014, khi các bị hại là người lao động bị lừa đảo đòi lại tiền ráo riết, Lý có trả cho Lâm 2.000 USD và 130 triệu đồng để trả cho các lao động. Sau khi bị bắt, Lý đã nộp 150 triệu đồng. Cộng trừ các khoản trên, hiện tại, Lý còn chiếm đoạt 271.700 USD và 179 triệu đồng. Còn Chu Ngọc Lâm đã thu của những người xin đi xuất khẩu lao động, xin việc làm, đi du học với tổng số tiền 317.400 USD và hơn 1.322 triệu đồng; Lâm đã chuyển cho Trung số tiền 304.700 USD và 309 triệu đồng, Lâm giữ 12.700 USD và 1.013.300.000 đồng.

Trong vụ án này, có 48 bị hại với tổng số tiền bị lừa đảo chiếm đoạt là 336.900 USD và 1.694.880.000 đồng. Tại Cơ quan điều tra, Lý đã giao nộp 150 triệu đồng. Ngoài ra, Lý phải hoàn trả cho các bị hại số tiền còn lại là 291.700 USD và 170 triệu đồng. Vụ án sẽ được đưa ra xét xử sơ thẩm vào tháng 6 tới đây tại TAND tỉnh Nghệ An.

Theo Hữu Trọng/ Công an nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

(LĐTĐ) Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

(LĐTĐ) Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

(LĐTĐ) Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xem thêm
Phiên bản di động