Lật tẩy chiêu lừa đảo giới thiệu việc làm
Mánh khóe lừa đảo
Lên mạng internet đọc thông tin, anh Đ.C.H (Sinh viên trường ĐH Thành Tây, Hà Đông, Hà Nội) thấy Công ty cổ phần thương mại dịch vụ (CPTMDV) và đầu tư Bình An ở số 279A, đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội tuyển lái xe, nhân viên bán hàng tại các cây xăng với mức lương và ưu đãi hấp dẫn từ 5-7 triệu đồng/tháng...
Đang có nhu cầu tìm việc làm thêm, anh H khấp khởi đến công ty Bình An để xin việc. Đến đây, anh H phải nộp tiền phí làm hồ sơ hết 500.000 đồng và được công ty tư vấn công việc. Nhân viên công ty yêu cầu anh đặt cọc 4 triệu đồng, sau đó viết giấy giới thiệu anh H. đến công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải du lịch Thăng Long tại số 66C, tổ 8, đường Phan Bá Vành, phường Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội để phỏng vấn và nhận việc.
Anh H. tiếp tục tìm đến nơi được giới thiệu và đến đây lại một lần nữa anh phải nộp phí 300.000 đồng và đưa tài liệu cho anh H. về ôn thi để phỏng vấn.
Hồ sơ xin việc của người lao động bị các đối tượng lừa đảo |
Đến hẹn, anh H. đến phỏng vấn thì nhân viên công ty của Thị báo là không đạt yêu cầu và thông báo chờ để tìm công việc phù hợp. Chờ mãi không thấy công ty gọi đi làm, anh H. đến để đòi lại số tiền, nhưng công ty Bình An hẹn hết lần này đến lần khác để kéo dài thời gian và chiếm đoạt số tiền trên. Nghĩ mình đã bị lừa, anh H. kêu cứu cơ quan công an.
Từ trình báo của các bị hại, Công an quận Bắc Từ Liêm phát hiện công ty Bình An do Nguyễn Văn Hùng (SN 1982, quê ở Phú Thọ) làm Giám đốc và Trương Thị Thị (SN 1990, quê ở huyện Ba Vì, Hà Nội), Giám đốc Công ty Thăng Long có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người lao động có nhu cầu tìm việc làm.
Đối tượng Nguyễn Văn Hùng (Áo đen) |
Tại cơ quan Công an, Hùng khai nhận tháng 7/2014, Hùng mở Công ty CPTMDV và đầu tư Bình An đặt trụ sở tại số 279A, đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Khi đi vào hoạt động, Hùng cho nhân viên đăng tin tuyển dụng lao động trên mạng internet với mức lương cao để những người có nhu cầu tìm việc làm liên hệ và nộp hồ sơ.
Khi người lao động đến công ty Hùng xin việc, Hùng thu mỗi người 500.000 đồng tiền phí làm hồ sơ. Sau đó, Hùng chỉ đạo nhân viên thu từ 1 triệu-5 triệu đồng/một hồ sơ của người xin việc.
Mặc dù biết không thể xin được việc cho người lao động, nhưng Hùng vẫn móc nối với công ty TNHHTM và dịch vụ vận tải du lịch Thăng Long do Trương Thị Thị làm Giám đốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người bị hại.
Thị và Hùng thỏa thuận, khi người lao động đến tìm việc, Hùng sẽ viết giấy giới thiệu sang công ty của Thị để phỏng vấn xin việc. Tại đây, Thị thu 200.000-300.000 đồng/người, nếu người xin việc không có tiền thì Hùng sẽ trích 200.000 đồng do họ đặt cọc để đưa cho công ty của Thị.
Bên công ty Thăng Long của Thị đưa tài liệu cho khách hàng về ôn thi phỏng vấn, sau đó bằng mọi cách đánh trượt họ. Số tiền khách hàng đặt cọc bị công ty của Thị chiếm đoạt luôn.
Theo lời khai của các đối tượng, trung bình một ngày hai công ty tiếp nhận từ 5-10 hồ sơ xin việc. Đa phần những người đến xin việc thường làm theo hướng dẫn và nộp các khoản phí mà hai công ty này yêu cầu. Khi không được tuyển dụng, một số người đến công ty yêu cầu hoàn trả phí nhưng bằng nhiều lý do khác nhau, các đối tượng đã không trả lại tiền phí cho họ như cam kết.
Cẩn trọng trước “bẫy” giới thiệu việc làm
Theo điều tra viên Phùng Văn Quyết-Công an quận Bắc Từ Liêm, nhằm lừa đảo người lao động, các đối tượng thành lập công ty tư vấn việc làm, núp dưới vỏ bọc là công ty bất động sản, hay vận tải du lịch. Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng này không mới nhưng nhiều người dân thiếu hiểu biết và mất cảnh giác đã sập bẫy, chỉ đến khi vỡ ra thì tiền cũng khó lấy lại được.
Để tạo niềm tin với người xin việc, các công ty này đã ngụy trang rất khéo. Các đối tượng thuê văn phòng rộng rãi, bên trong kê một tủ để hồ sơ bằng kính với những tập tài liệu rất dày và mỗi bàn tuyển dụng đều có máy tính, phiếu thu tiền, dấu đỏ.
Văn phòng công ty Thăng Long do Trương Thị Thị làm Giám đốc |
Những người khi đến đây, sau khi nghe “tư vấn” đều tin những kẻ tuyển dụng lừa đảo này, rồi “bấm bụng” nộp các khoản phí với hy vọng tìm được một công việc nhàn hạ mà lương cao.
Lợi dụng lòng tin cũng như tâm lý muốn xin việc làm của người xin việc, các đối tượng đã móc nối, cấu kết với nhau để trục lợi. Cứ 10 người đến xin việc thì phải đến 9 người nộp tiền “giữ chỗ”, tiền “làm thủ tục hành chính”... cho các công ty này. Khi biết đã bị lừa, người lao động không thể đòi lại số tiền đó bởi với lý do rất “chính đáng” là theo thỏa thuận nếu công ty họ không nhận người thì họ mới trả lại tiền, còn trong trường hợp họ vẫn nhận người nhưng người lao động không đủ khả năng làm được thì họ không chịu trách nhiệm và cũng không trả lại tiền.
Dấu đỏ của 2 công ty do Hùng và Thị làm Giám đốc |
Cơ quan Công an cho biết, bằng thủ đoạn trên, từ tháng 7/2014 đến nay, 2 công ty của Hùng và Thị đã lừa đảo chiếm đoạt được gần 1 tỷ đồng của người xin việc làm.
Theo điều tra viên Phùng Văn Quyết, trong lĩnh vực môi giới việc làm, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội đã có quy định về mức phí với việc tư vấn và giới thiệu việc làm, với mức phí thu chỉ 10.000-20.000 đồng chứ không phải mức 500.000-600.000 đồng hoặc đặt cọc tiền triệu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu để người lao động nhận biết trung tâm giới thiệu việc làm đó lừa đảo hay không.
Điều tra viên Phùng Văn Quyết khuyến cáo thêm, để không bị sập bẫy bởi các chiêu lừa từ công ty tuyển dụng lao động “ảo”, người lao động khi có nhu cầu xin việc làm cần tìm hiểu kỹ các văn bản liên quan đến thi tuyển và đến cơ quan có chức năng tuyển sinh, tuyển dụng đăng ký, tránh bị các đối tượng lừa đảo khiến tiền mất, nợ mang./.
Theo Đức Minh/VOV.VN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52
Khởi tố giám đốc sản xuất keo dán gạch giả nhãn hiệu "con cá sấu"
Tin nóng 19/11/2024 06:22
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng
Tin nóng 17/11/2024 23:14
Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Tin nóng 17/11/2024 07:58
Bắt quả tang 2 đối tượng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia
Tin nóng 17/11/2024 07:50
Khởi tố, bắt tạm giam 20 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái tử vong
Tin nóng 16/11/2024 17:24
Quyết liệt xử lý xe ba bánh tự chế, xe chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn giao thông
Giao thông 16/11/2024 06:34