Đơn cử tại Công ty CP Vận tải ô tô và dịch vụ tổng hợp Thừa Thiên - Huế, tất cả 9 xe khách đều được lắp đặt TBGSHT. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Trọng Tuấn, Giám đốc đơn vị này, không hiểu lý do gì, có hai xe đang chạy, thiết bị vẫn hoạt động nhưng lại không truyền đến máy chủ. Chỉ đến khi bị Sở GTVT Thừa Thiên - Huế thu hồi phù hiệu, đình chỉ hoạt động 10 ngày, Công ty mới ngã ngửa khi kiểm tra lại đúng là TBGSHT không hoạt động.
"Đến nay việc sử dụng TBGSHT được thực hiện rất tốt. Qua thiết bị này có thể theo dõi được luồng tuyến của các đơn vị, tốc độ vi phạm bao nhiêu lần. Với việc ban hành Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT thì đã đầy đủ các cơ sở để thực hiện việc phạt nguội qua TBGSHT. Đến nay, đã có 40 tỉnh thực hiện phạt nguội qua dữ liệu của thiết bị này. Tổng cục Đường bộ VN cũng đã ký hai văn bản đình chỉ hoạt động của hai doanh nghiệp vận tải thông qua các dữ liệu của TBGSHT. Thời gian tới, Tổng cục sẽ yêu cầu 23 Sở GTVT còn lại chưa thực hiện phải phạt nguội vi phạm qua TBGSHT”. Ông Nguyễn Văn Huyện Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN |
Tương tự, HTX ô tô Huế có 105 xe khách chạy tuyến cố định đều lắp đặt TBGSHT nhưng có hơn 10 phương tiện bị phạt do thiết bị không truyền dữ liệu đến Tổng cục Đường bộ VN và đơn vị vận tải này đã bị Sở GTVT Thừa Thiên - Huế thu hồi phù hiệu.
PV Báo Giao thông tìm hiểu, nhiều tài xế “bật mí” chiêu đối phó ngắt kết nối TBGSHT bằng cách cắt sợi dây mát (màu đen) và làm công tắc đấu vào. Như thế, khi nào cần ngắt TBGSHT chỉ cần tắt công tắc đi là xong. Theo các tài xế xe khách này, trước khi đưa phương tiện đi kiểm định, công tắc được tháo ra để tránh bị phát hiện.
Theo ông Võ Hoài Nam, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Thừa Thiên - Huế, thời gian đầu triển khai, kiểm tra phát hiện số thiết bị không đảm bảo các tiêu chuẩn lên tới trên 77,12%. Có một số phương tiện lắp đặt TBGSHT mang tính đối phó, các thông số thể hiện không đầy đủ. Vì thế Thanh tra Sở đã yêu cầu các đơn vị vận tải bổ sung, thay thế thiết bị không hợp quy. Nhưng đến nay, ngoài việc hạ tầng thông tin chưa tốt, vẫn có không ít phương tiện được lắp đặt TBGSHT mang tính đối phó. Khảo sát cơ quan chức năng hiện vẫn có hàng chục lượt phương tiện không lắp đặt TBGSHT, hoặc có lắp đặt TBGSHT nhưng không hoạt động, hoặc không đúng quy chuẩn.
Còn ông Hoàng Ngọc Khanh, cán bộ Phòng Quản lý vận tải và phương tiện (Sở GTVT Thừa Thiên - Huế) cho biết, từ tháng 1 đến tháng 5, qua theo dõi TBGSHT, Sở GTVT Thừa Thiên - Huế đã cảnh cáo, kiểm điểm 1.110 trường hợp vi phạm, đình chỉ 178 lượt lái xe vi phạm từ 5-30 ngày, đình chỉ từ 2-7 phiên xe chạy tuyến cố định. Bên cạnh đó, đơn vị đã thu hồi phù hiệu, biển hiệu 30 ngày đối với 113 trường hợp. Đặc biệt, Sở GTVT đã từ chối cấp phù hiệu, biển hiệu 60 trường hợp.
Tại Quảng Trị, ông Lê Thanh Hùng, Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết, 6 tháng đầu năm nay, qua kiểm tra giám sát TBGSHT, Sở GTVT cũng đã xử lý đình chỉ 1 tháng đối với 57 xe, nhắc nhở 110 xe…
Ở Nghệ An, việc kiểm soát, xử lý vi phạm thông qua dữ liệu từ TBGSHT đã được triển khai thực hiện từ năm 2014. Hàng tháng, Sở GTVT có bộ phận theo dõi thống kê vi phạm của các phương tiện, doanh nghiệp, HTX vận tải. Từ số liệu thống kê vi phạm, tùy mức độ, Sở GTVT sẽ ban hành văn bản nhắc nhở chấn chỉnh hoặc xử lý đối với doanh nghiệp, HTX vi phạm, thậm chí cả lái xe.
Theo dõi hoạt động của phương tiện tại Trung tâm Dữ liệu TBGSHT tại Tổng cục Đường bộ VN - Ảnh: Tiến Mạnh |
Ông Nguyễn Viết Hùng, Trưởng phòng QLVT Sở GTVT Nghệ An cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Phòng đã tham mưu cho Giám đốc Sở ra quyết định thu hồi văn bản chấp thuận tuyến, thu hồi phù hiệu có thời hạn đối với 100 phương tiện có số lần vi phạm nhiều thông qua dữ liệu từ hệ thống TBGSHT. Đồng thời, Sở GTVT cũng có văn bản nhắc nhở, yêu cầu chấn chỉnh đối với các doanh nghiệp, HTX vận tải có số lượng phương tiện vi phạm cao. Ngoài ra, Sở GTVT còn giao lực lượng TTGT kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với các đơn vị có tỷ lệ truyền dữ liệu từ TBGSHT về Tổng cục Đường bộ VN ở mức dưới 65%.Vô hiệu hóa thiết bị sẽ bị xử phạt
Cũng theo ông Hùng, nhờ kịp thời nhắc nhở, xử lý các lái xe, chủ xe, doanh nghiệp, HTX vận tải thông qua TBGSHT nên tỉ lệ vi phạm các lỗi về tốc độ, chạy sai luồng tuyến tại Nghệ An đã giảm đáng kể. Nhiều doanh nghiệp có phương tiện bị tước phù hiệu tuyến đã chủ động tăng cường quản lý đối với lái xe, thậm chí xây dựng bộ quy chế nội bộ để xử lý những lái xe thường xuyên vi phạm. Đặc biệt như Công ty TNHH TM&XD Đông Bắc (Buýt Đông Bắc) là đơn vị thường xuyên đứng “đầu bảng” về số lần vi phạm tốc độ cao và liên tục.
Theo Sở GTVT TP HCM, từ đầu năm đến nay đã từ chối 396 trường hợp cấp phù hiệu do TBGSHT chưa truyền dữ liệu về hệ thống, thu hồi 11 phù hiệu do không truyền được dữ liệu về Tổng cục Đường bộ VN. Sở GTVT TP HCM cho biết, trong quá trình xử lý vi phạm từ TBGSHT, hệ thống thường hay bị lỗi truy cập (đang bảo trì), có khi rất chậm nên gặp khó khăn trong công tác kiểm tra việc cấp phù hiệu (biển hiệu) cũng như cập nhật dữ liệu đối với các phương tiện. Do vậy, Sở GTVT phải tính toán thủ công trên phần mềm Insert Colum vi phạm tốc độ từ 5 lần/1 nghìn km xe chạy, không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 5 km/h trở xuống. Phương Loan |
Ông Đỗ Công Thuỷ, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, theo quy định, tất cả các hành vi nhằm vô hiệu hóa TBGSHT đều bị tính là một lỗi vi phạm. Cơ quan quản lý vận tải, cụ thể là các Sở GTVT chỉ căn cứ vào việc thiết bị đã được lắp trên xe có truyền dữ liệu về trung tâm hay không.
Nếu thiết bị không truyền dữ liệu, cơ quan quản lý tuyến sẽ từ chối cấp phù hiệu hoặc tước phù hiệu trong thời gian một tháng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bắt buộc phải đảm bảo thiết bị được hoạt động bình thường nếu không muốn bị xử lý.“Chỉ tính riêng tháng 1, các xe buýt của doanh nghiệp này đã có tới 26.785 lần vi phạm chạy quá tốc độ, tỷ lệ vi phạm trung bình là 33,71 lần/1.000 km. Sau khi có văn bản nhắc nhở và xử lý của Sở GTVT Nghệ An, số lần vi phạm của doanh nghiệp này liên tục giảm. Đến tháng 6, Buýt Đông Bắc đã không còn nằm trong danh sách 10 doanh nghiệp có số lần vi phạm nhiều nhất ở Nghệ An”, ông Hùng nói.
Cũng theo ông Thuỷ, chỉ tính riêng trong tháng 5 và tháng 6, cả nước có 93 xe bị từ chối cấp phù hiệu. Thực tế trong thời gian qua, việc xử lý vi phạm do thiết bị không truyền dữ liệu về trung tâm vẫn chưa quyết liệt, do yếu tố đường truyền chưa ổn định và các đơn vị chưa kịp khắc phục một số khiếm khuyết của thiết bị. Tuy nhiên từ tháng 7, Tổng cục Đường bộ VN có văn bản chỉ đạo các Sở GTVT áp đúng quy định. Theo đó, cứ phương tiện nào không tuyền dữ liệu về sẽ bị tước phù hiệu trong một tháng.