Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc sức khỏe nhân dân và góc nhìn chống đại dịch Covid-19

(LĐTĐ) Với phương châm sức khỏe và tính mạng của người dân là quan trọng nhất, không gì đánh đổi được. Chính vì thế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các cấp cũng như sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao của nhân dân, công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của nước ta tính đến thời điểm này đã rất thành công.    
tu tuong ho chi minh ve cham soc suc khoe nhan dan va goc nhin chong dai dich covid 19 Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chính sách tam nông ở Hà Nội
tu tuong ho chi minh ve cham soc suc khoe nhan dan va goc nhin chong dai dich covid 19 Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới và phát triển, xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại
tu tuong ho chi minh ve cham soc suc khoe nhan dan va goc nhin chong dai dich covid 19

Bác Hồ về thăm Bệnh xá Vân Đình (Hà Tây cũ năm 1963). Ảnh tư liệu

Y tế là một trong những lĩnh vực mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Người từng nói: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ... Sức khỏe của nhân dân là vốn quý nhất”; “Dân cường thì quốc thịnh”. Bởi thế, Người căn dặn: “Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi… Nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ cũng có lỗi”. Phát huy tư tưởng của Người về công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thời gian qua dẫu ngân sách quốc gia còn hạn hẹp, song lĩnh vực Y tế luôn được Đảng, Nhà nước đặt lên hàng đầu. Công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 là minh chứng sống động.

Từ bên kia bán cầu, một anh bạn Việt Kiều làm nghề báo nhắn tin qua mạng hỏi tôi rằng: “Ông làm báo, xin hỏi một câu: Nguyên nhân vì sao lại dẫn đến những thành tích đáng nể trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng khi quy mô dân số của Thủ đô lên tới gần chục triệu người?”. Tôi trả lời, trước hết tôi nói với tư cách công dân chứ không phải tư cách người làm báo về vấn đề phòng, chống dịch bệnh. Từ xa xưa ở Việt Nam, cha ông ta đã coi thiên tai, dịch họa là một trong những nguy cơ cao nhất ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân và sự tồn vong của dân tộc, nên đã đúc kết thành câu nói kinh điển “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chẳng thế, khi dịch Covid-19 mới xuất hiện ở Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc”, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường cũng nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Chính phủ, các cấp chính quyền, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị trên cơ sở mỗi làng xã, khu phố là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ, nên Việt Nam đã phát huy được sức mạnh tổng thể trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đặc biệt, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam liên quan đến mọi vấn đề của đời sống chính trị- kinh tế- xã hội là lấy dân làm gốc. Với lĩnh vực Y tế, Đảng, Nhà nước luôn thầm nhuấn tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại làm Kim chỉ Nam trong chỉ đạo, đó là “sức khỏe của người dân là vốn quý nhất”. Do đó, với đại dịch Covid-19, Việt Nam chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt và tự do đi lại của nhân dân trong thời gian nhất định để dồn tổng lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Không những thế, Nhà nước chi trả hoàn toàn mọi chi phí liên quan đến khám, xét nghiệm, chữa bệnh Covid-19 và chi phí cho công tác cách ly tập trung.

tu tuong ho chi minh ve cham soc suc khoe nhan dan va goc nhin chong dai dich covid 19
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ (áo Vest, phía phải) và Chủ tịch UBNDTP Hà Nội (phía trái) kiểm tra tiến độ xây dựng Bệnh viện dã chiến Mê Linh phục vụ cho công tác phòng, chống Covid-19 ngày 25/3/2020. (ảnh TTXVN)

Với Hà Nội, Thủ đô của đất nước, nơi đang có gần 10 triệu dân sinh sống, học tập và làm việc, nên quan điểm của lãnh đạo thành phố Hà Nội là thực hiện đúng định hướng phòng, chống dịch bệnh của Đảng, Nhà nước; sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời có những cách làm sáng tạo, vận dụng đúng với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của Thủ đô. Cụ thể, khi phát hiện người có biểu hiện sẽ cho đi xét nghiệm ngay. Nếu người đó cho kết quả dương tính (F0) sẽ tiến hành nhập viện điều trị, đồng thời lập các danh sách F1(những người tiếp xúc trực tiếp với F0) đi cách ly tập trung; F2 (người tiếp xúc với F1); F3 (người tiếp xúc với F2) tự cách ly tại nhà. Thậm chí, chỉ cần một người dân có biểu hiện mắc Covid-19 hoặc cho kết quả dương tính lần 1, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 của thành phố Hà Nội đã lên phương án khoanh vùng, điều tra và cách ly. Đồng thời, tiến hành khoanh vùng, phong tỏa khu phố, tòa chung cư nơi có người mắc Covid-19. Cạnh đó, thành phố Hà Nội đã huy động tổng lực cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong đó chú trọng đến hệ thống chính trị ở cơ sở, xem đó là một trong những chìa khóa quan trọng trong phòng, phòng chống dịch. Cụ thể, hệ thống loa truyền thanh xã, phường liên tục thông báo về tình hình dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch bệnh, cách thức phòng chống dịch bệnh đến với nhân dân; các đồng chí Bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố, mặt trận… “đi từng ngõ, gõ từng nhà” không chỉ với mục đích vận động nhân dân đồng hành cùng Thành phố chống dịch mà quan trọng hơn để “điều tra” yếu tố dân cư để tránh bị động, bất ngờ với những đối tượng có nguy cơ mang mầm dịch như đi từ những vùng dịch về mà không khai báo lập danh sách phòng, chống…

Nói gắn gọn, trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 của thành phố Hà Nội, người đứng đầu Đảng bộ Thành phố là đồng chí Bí thư Thành ủy và người đứng đầu chính quyền Thành phố kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid- 19 là đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố cùng tập thể Ban Thường vụ Thành ủy, UBND Thành phố đã luôn thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ về công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, xem sức khỏe, tính mạng của nhân dân là quan trọng nhất. Do đó, Thành phố kiên quyết bằng mọi biện pháp không để dịch có cơ hội lây lan nhanh, rộng trong cộng đồng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Muốn vậy, phải đúc kết kinh nghiệm quý báu của cha ông “phòng bệnh hơn chữa bệnh”; “lấy phòng, để chống” trên tinh thần tiến công, sáng tạo, lấy người dân làm trung tâm (mỗi người dân là chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch), kết hợp bốn tại chỗ, đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân nên đến nay, Hà Nội đã đạt được những kết quả tốt trong việc ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19. Nhịp sống cơ bản đã trở lại bình thường. Đây chính là một trọng những cách làm sáng tạo của thành phố Hà Nội trong công tác phòng, chống Covid-19.

Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, một lần nữa quan điểm, tư tưởng của Người về Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn là Kim chỉ Nam trong chiến lược, hành động của Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội.

L.Hà

Nên xem

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tin khác

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Xem thêm
Phiên bản di động