Kỷ niệm 250 năm ngày sinh thi Danh nhân văn hóa thế giới, Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015)

“Truyện Kiều” một danh tác tinh hoa

“Truyện Kiều” là sáng tạo của thiên tài Nguyễn Du đồng thời là sản phẩm lịch sử tất yếu. “Truyện Kiều” là kết quả của quá trình văn hóa - văn học, một quá trình hình thành môi trường sáng tạo của thiên tài Nguyễn Du.
"Ánh trăng"

Xét về thể loại, “Truyện Kiều” thuộc thể loại truyện nôm, nhưng thuộc nhóm truyện nôm bác học. Cho đến nay, giới nghiên cứu đã thống nhất, những truyện nôm đầu tiên xuất hiện khoảng thế kỷ 17 là truyện nôm bình dân, kiểu truyện kể dùng thơ lục bát kể lại các truyện cổ tích dân gian như “Phạm Công Cúc Hoa”, “Tống Trân”, “Phạm Tải Ngọc Hoa”, “Phương Hoa” …

Mô thức cốt truyện của truyện nôm bình dân thường kể về nhân vật nam mồ côi cha, nhà nghèo, phải đi ăn xin nhưng quyết chí học hành, đỗ đạt; nhân vật nữ là con nhà giàu, xinh đẹp, có tình thương yêu người hàn sĩ, quyết tâm nuôi chồng ăn học và kiên trinh chờ đợi, dẫu cho trải qua nhiều thử thách.

“Truyện Kiều” một danh tác tinh hoa
Bản nôm “Truyện Kiều” 1902 do Kiều Ánh Mậu chú thích

Tác giả của truyện nôm bình dân là các nho sĩ bình dân, những người không đỗ đạt cao, sống trong môi trường nông thôn. Có thể nói, truyện nôm bình dân đáp ứng nhu cầu tâm lý của tầng lớp nho sĩ bình dân đang có hy vọng vươn lên đổi đời, thay đổi thân phận nghèo hèn bằng nỗ lực sôi kinh nấu sử trong điều kiện nhà nước phong kiến đề cao khoa cử, xem “hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

Đồng thời, các truyện nôm bình dân cũng chuyển tải nội dung xã hội đậm đà, nhất là các quan hệ xã hội, các vấn đề thế thái nhân tình, hay nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc, truyện nôm bình dân đặt vấn đề bảo vệ tình vợ chồng, bảo vệ hạnh phúc gia đình và tên của nhiều truyện nôm bình dân được cấu thành từ tên của những cặp vợ chồng . Kiểu truyện này còn tồn tại mãi đến đầu thế kỷ XX trong các văn bản quốc ngữ hóa cho thấy chúng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của một bộ phận công chúng nhất định trong một thời gian dài, được chuyển thể thành tích chèo, tuồng.

Truyện nôm bình dân của người Việt đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trong truyện nôm các dân tộc ít người, tiêu biểu là truyện nôm Tày, Thái. Vậy là kiểu truyện nôm bình dân có một không gian lưu truyền khá rộng, trong một thời gian vài ba thế kỷ.

Bên cạnh sự tồn tại của dòng truyện nôm bình dân, một số nhà nho Việt Nam từ thế kỷ 18 đã tiếp nhận ảnh hưởng của loại tiểu thuyết tài tử giai nhân ở Trung Quốc để từ đó xuất hiện một loại truyện thơ nôm kiểu mới mà giới nghiên cứu thường gọi là truyện nôm bác học để phân biệt với kiểu truyện thơ nôm bình dân.

Nội dung của truyện nôm bác học phong phú, đa dạng. Các tác giả thường viết về những mối tình của những giai nhân tài tử, yêu nhau một cách tự do vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến. Ngoài ra cũng có những tác phẩm không phải chỉ nói đến tình yêu mà còn đặt những vấn đề khác có ý nghĩa nhân sinh và xã hội rộng lớn như “Truyện Kiều”.

Vì sao bên cạnh các truyện nôm bình dân, lại xuất hiện truyện nôm bác học vay mượn cốt truyện và chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân ?

Chất lãng mạn của các mối tình tài tử giai nhân của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc là sản phẩm của đời sống đô thị khá phát triển từ đời Đường trở đi có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà nho Việt Nam sống trong môi trường đô thị Thăng Long. Khi ấy, tâm lý đạo đức thẩm mỹ của nhà nho luôn trong thế lưỡng phân. Một mặt, họ muốn viết những tác phẩm có nội dung giáo huấn đạo đức, đưa tình yêu nam nữ vào vòng kiểm soát nghiêm khắc của lễ giáo. Mặt khác, họ lại hứng thú ngấm ngầm với tình yêu tự do, trai tài gái sắc không nghĩ đến “phụ mẫu chi mệnh” khi hứa hẹn chung tình.

Nhìn chung, truyện nôm bác học theo mẫu hình tiểu thuyết tài tử giai nhân cuối Minh đầu Thanh bổ sung cho bức tranh văn học trung đại Việt Nam thêm mảng màu sắc văn chương thành thị.

Tuy nhiên, các tác giả Việt Nam chỉ chọn truyện cổ dân gian Việt Nam và tiểu thuyết tài tử giai nhân để chuyển thể thành truyện thơ lục bát mà không chọn tiểu thuyết lịch sử của Trung Quốc. Sự lựa chọn truyện dân gian và tiểu thuyết tài tử giai nhân để kể lại cho thấy định hướng mỹ học của thể loại truyện thơ nôm lục bát có những nét riêng.

Trong nhóm truyện nôm bác học mang màu sắc tiểu thuyết tài tử giai nhân, “Truyện Kiều” hầu như tách riêng ra, có một vị thế đặc biệt, “đột ngột như một ngọn cô phong ở giữa đám quần sơn vạn hác vậy”.

Trong khoảng 250 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, không bắt gặp bài thơ nào viết về tình yêu nam nữ mạnh dạn, có nhiều sắc thái dục tính như trong “Truyện Kiều”. Cả ba người tình chủ yếu Kim Trọng - Thúc Sinh - Từ Hải mỗi người một vẻ nhưng đều giống nhau ở tâm lý tính dục. Và cũng trong thơ chữ Hán, không có bài thơ nào viết về nhân vật nổi loạn chống triều đình như nhân vật Từ Hải trong “Truyện Kiều”.

Những tư tưởng nghệ thuật được Nguyễn Du nung nấu đã thấp thoáng đây đó trong các bài thơ chữ Hán cho đến khi Nguyễn Du đọc “Kim Vân Kiều truyện” - một tác phẩm được cho là truyện nôm bác học - thì định hình rõ nét. Có thể đoán đây là một trong những lý do chính quyết định việc Nguyễn Du vay mượn cốt truyện. Sự “nổi loạn”, bung phá về chính trị, đạo đức và thẩm mỹ, tôn vinh con người nhân bản đầy tinh thần phục hưng trong môi trường văn hóa chính trị phong kiến cấm kỵ ngặt nghèo cần phải được thể hiện một cách an toàn.

Nếu quan hệ Thúy Kiều - Kim Trọng làm nên dáng dấp của tiểu thuyết tài tử giai nhân thì quan hệ Thúy Kiều –Thúc Sinh, Thúy Kiều - Từ Hải lại làm nên sắc thái của tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết nhân tình thế thái. Đây là một hướng lựa chọn khiến cho triển vọng thành công của tác phẩm cao hơn hẳn việc chọn các cốt truyện thuần túy tiểu thuyết tài tử giai nhân. Sau khi lựa chọn cốt truyện , nhà thơ vận dụng các thành tựu văn học Việt Nam đương thời như thể loại ngâm khúc, thể loại truyện thơ nôm quen thuộc để kể lại câu chuyện. Giới nghiên cứu đã chỉ ra việc Nguyễn Du tiếp nhận kinh nghiệm của ngâm khúc để miêu tả tâm lý nhân vật Truyện Kiều. Nguyễn Du cũng thay đổi mô hình tự sự của “Kim Vân Kiều truyện” , đổi mới cho phù hợp với thể loại truyện nôm, tăng cường tính trữ tình và giảm bớt nhiều chi tiết, gạt bỏ các bài thơ của các nhân vật trong nguyên truyện để trực tiếp miêu tả nội tâm nhân vật.

Trên nền văn hóa tự sự của dòng truyện thơ nôm Việt Nam, “Truyện Kiều” đã xuất hiện trong tư thế một danh tác. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không đơn thuần là một bản dịch từ “Kim Vân Kiều truyện” vì danh tác này nằm trong một mối quan hệ liên văn bản chằng chịt với văn học và văn hóa Việt Nam thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19. Nguyễn Du hấp thụ tinh hoa văn hóa dân gian và văn học bác học của nhiều vùng miền. Không gian Thăng Long, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Thái Bình, Huế và không gian văn hóa Trung Hoa ẩn sau những thành tựu nghệ thuật của nhà thơ vĩ đại.

“Truyện Kiều” lại phát huy ảnh hưởng đến sáng tác đương thời, có sức lan tỏa rộng kể cả trong phạm vi Việt Nam và vượt ra ngoài biên giới Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng . “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng trở lại với môi trường diễn xướng thơ lục bát dân gian, thành hành trang văn hóa của người dân Việt Nam, một sự kiện hiếm có trong lịch sử văn học nhân loại.

PGS.TS Trần Nho Thìn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sơn Tây: Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần III

Sơn Tây: Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần III

(LĐTĐ) Tối 3/5, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Liên đoàn Vật Việt Nam và thị xã Sơn Tây tổ chức Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần III, năm 2024.
Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 3/5, Viện Phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên tại quận Ba Đình.
Các đội thi của Việt Nam đạt vị trí cao tại cuộc thi an toàn thông tin quốc tế

Các đội thi của Việt Nam đạt vị trí cao tại cuộc thi an toàn thông tin quốc tế

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, các đội thi đến từ các Trường Đại học của Việt Nam tham dự cuộc thi an toàn thông tin “HackTheon Sejong” do Thành phố tự trị đặc biệt Sejong - Hàn Quốc tổ chức đều đạt vị trí cao.
Quận Thanh Xuân gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Quận Thanh Xuân gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Hội Cựu chiến binh - Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quận Thanh Xuân tổ chức hội nghị gặp mặt nhân chứng lịch sử kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ kết hợp giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên, học sinh quận Thanh Xuân.
Tập trung tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công

Tập trung tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công

(LĐTĐ) Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã rà soát, tổng hợp lại công việc thuộc thẩm quyền của Sở Tài chính để phối hợp thực hiện các công việc Thành phố giao; đề xuất tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công, nâng mức tự chủ của các đơn vị.
Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), đông đảo người dân tỉnh Điện Biên đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt các lực lượng diễu binh, diễu hành tại chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tin khác

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 3/5, Viện Phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”.
Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

(LĐTĐ) Sau 4 năm không tổ chức vì những lý do khách quan, năm nay, lễ thả hoa đăng được tổ chức trở lại tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà), 15.000 chiếc đèn hoa đăng từ trên 24 chiếc ghe đã được thả xuống dòng sông Cái - đoạn đi qua Khu di tích tháp Bà Ponagar.
Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

(LĐTĐ) Ngày 29/4, tại Đình Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình tổ chức Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại.
Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

(LĐTĐ) Trải qua bao thăng trầm, biến cố, đình, chùa Liên Ngạc (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) vẫn được cán bộ và nhân dân địa phương nỗ lực giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa tâm linh.
Chúng ta của sau này

Chúng ta của sau này

(LĐTĐ) Hà Nội đầu hạ bị cái oi bức của nắng chiếm giữ. Những tia sáng gắt gao oằn mình trên các khu nhà cao tầng của thành thị. Và tại một trong những tòa nhà cao tầng đầy ắp những người phải lao động trí óc không ngơi tay ấy, chiếc cà vạt khiến cho tôi càng như mắc kẹt trong không khí nóng bừng. Cả bộ tây trang này nữa. Chúng chẳng khiến tôi thấy mình trông trang trọng hơn tí nào, thay vào đó, tôi đâm ra lo ngay ngáy rằng liệu đối tác có để ý những vệt mồ hôi đầy mỏi mệt đang lăn trên cổ áo của tôi hay không.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

(LĐTĐ) Mới đây, hơn 1.600 em học sinh khắp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tề tựu về cung đường tổ chức giải chạy bộ Bước chân yêu thương - Kids Run 2024 (quận 12). Bên cạnh các em học sinh, nhiều phụ huynh cũng có mặt để động viên con hoàn thành chặng đua.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
Xem thêm
Phiên bản di động