"Ánh trăng"

Con người có thể chối bỏ, lãng quên nhiều thứ, nhưng mỗi chúng ta hãy hiểu rằng” Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay”.

Có lẽ, ít bài thơ nào về trăng lại để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm như bài “Ánh trăng“ của nhà thơ Nguyễn Duy. Đến với bài thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp trữ tình của thiên nhiên mà còn bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí vô cùng sâu sắc.

ÁNH TRĂNG

(Nguyễn Duy)

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ.

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa.

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường.

Thình lình đèn vụt tắt

phòng buyn- đinh tối om

vội mở tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng.

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Bài thơ là một câu chuyện nhỏ, được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại với các mốc sự kiện trong cuộc đời một con người. Khổ thơ đầu mở ra một khoảng không gian bao la cùng với sự vận động không ngừng của thời gian:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ.

Với giọng kể thủ thỉ, tâm tình “hồi nhỏ”, “hồi chiến tranh”, Nguyễn Duy đã gợi lại một quãng thời gian dài từ thời niên thiếu đến khi trưởng thành và nhất là quãng thời gian cả dân tộc bước vào cuộc chiến tranh trường kì chống Mỹ cứu nước. “Hồi nhỏ” ấy là cả một kỉ niệm đẹp nơi miền quê yêu dấu với không gian êm đềm, thanh bình và trong sáng. Tuổi ấu thơ, con người được thoả thuê ngụp lặn trong cái mát lành, dịu ngọt của quê hương. Theo năm tháng, con người lớn lên, vào chiến trường, trăng sát cánh cùng người lính trong những đêm “chờ giặc tới”, cùng người lính trải nghiệm sương gió, vượt qua những đau thương và khốc liệt của bom đạn kẻ thù để rồi “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”, và hôm nay, trăng trở thành quá khứ, kỉ niệm đẹp của con người. Một quá khứ đẹp đẽ, ân tình gắn với hạnh phúc của mỗi người và của cả đất nước. Người lính đã từng tự dặn lòng “ gỡ không bao giờ quên”.

Nhưng, sau tuổi thơ và chiến tranh, khi người lính giã từ núi cao rừng sâu để trở về thành phố, nơi đô thị hiện đại thì mọi việc đã bắt đầu đổi khác:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường.

Chiến tranh qua đi. Thời gian, không gian, điều kiện sống đều thay đổi. Người lính hôm nay không còn phải chịu cảnh “nếm mật nằm gai” trong rừng nữa. Cuộc sống hiện đại hoá với ánh điện cửa gương đã làm át đi ánh sáng trong trẻo của vầng trăng năm nào. Và thật phũ phàng, người lính đã quên đi cái vầng trăng tình nghĩa năm xưa, quên đi tình cảm chân thành, quá khứ đẹp đẽ…để vầng trăng trở thành “người dưng qua đường”.

Sự lãng quên, vô tình, bạc bẽo ấy có thể sẽ là mãi mãi nếu không có một tình huống bất ngờ đã xảy ra:

Thình lình đèn vụt tắt

phòng buyn- đinh tối om

vội mở tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Sự xuất hiện của vầng trăng thật đột ngột, ở vào thời điểm không ngờ “thình lình đèn điện tắt”. Con người vốn quen với “ánh điện cửa gương” không chịu nổi cảnh tối om trong phòng buyn đinh đã hối hả “bật”, “tung” cửa sổ để đi tìm nguồn sáng. Trong hoàn cảnh đó, con người gặp lại người bạn tri kỉ năm nào. Hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ, tự nhiên đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, soi vào căn phòng tối om, chiếu lên gương mặt đang ngửa lên nhìn trời của con người chính là bước ngoặt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong suy nghĩ và tình cảm của người lính hôm nay, làm sáng lên góc tối, đánh thức sự ngủ quên trong tình cảm của con người:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng.

Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt. Mặt ở đây là mặt trăng. Con người đối mặt với trăng như đối diện vơí người bạn tri kỉ của mình. Không chỉ con người nhìn trăng mà trăng cũng đang đối diện với con người. Hay nói một cách chính xác là quá khứ đang đối diện với thực tại; nghĩa tình chung thuỷ đang đối lập với quên lãng và bạc bẽo. Đối diện với trăng, con người thấy lương tâm mình thức tỉnh. Chính cuộc đối thoại không lời ấy đã khiến con người “rưng rưng” dù không có một lời trách móc. “Rưng rưng” không chỉ bởi anh được gặp lại người bạn nghĩa tình gắn bó năm nào mà còn là nỗi niềm khi được trăng đánh thức bao nhiêu kỉ niệm của một thời đẹp đẽ mà anh vô tình quên lãng. Tất cả như đang ùa về “Như là đồng là bể, như là sông là rừng”, trong đó có quá khứ xa và gần, có quê hương, có thiên nhiên tươi đẹp, có cả những gian nan, vất vả một thời.

Khổ thơ cuối của bài thơ dồn nén bao tâm trạng:

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Trăng hiện ra cao thượng và vị tha biết chừng nào. Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Cái "giật mình" là cảm giác và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái "giật mình" của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, phản bội quê hương, đồng bào, đồng chí đồng đội... Đó cũng có thể coi là sự sám hối của người lính năm xưa.

Những ai lỡ quên đi, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá, lỡ chối bỏ qúa khứ một lần đọc bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy chắc cũng sẽ có cái “giật mình” tự trách lương tâm như thế. Con người có thể chối bỏ, lãng quên nhiều thứ, nhưng mỗi chúng ta hãy hiểu rằng "ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay”.

Lê Thanh Hồng

(Trường THPT Phù Cừ - Hưng Yên)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.

Tin khác

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

(LĐTĐ) Nhằm tạo sân chơi lành mạnh và lưu giữ phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đã được tổ chức tại quận 12.
Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

(LĐTĐ) Được mệnh danh là “thủ phủ” du lịch Nam Trung Bộ, với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái, tỉnh Khánh Hoà còn có hệ thống di tích, danh thắng… đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu truyền thống của du khách. Thế nhưng ngoài một số di tích thu hút khách tham quan thì vẫn còn di tích đang “ngủ quên”.
Bình Vọng cây cầu ngói huyền thoại và những dấu ấn lịch sử của Hà Nội

Bình Vọng cây cầu ngói huyền thoại và những dấu ấn lịch sử của Hà Nội

(LĐTĐ) Hà Nội, thành phố của những câu chuyện lịch sử, không chỉ nổi tiếng với 36 phố phường mà còn hấp dẫn du khách bởi những ngôi làng cổ kính mang dấu ấn ngàn năm. Trong số đó, làng Bình Vọng, huyện Thường Tín, nổi bật với cầu ngói xưa, một biểu tượng của vùng Đồng bằng Bắc Bộ với vẻ đẹp vượt thời gian.
Doanh thu bán sản phẩm du lịch trong 4 ngày Hội chợ VITM Hà Nội 2024 đạt trên 180 tỷ đồng

Doanh thu bán sản phẩm du lịch trong 4 ngày Hội chợ VITM Hà Nội 2024 đạt trên 180 tỷ đồng

(LĐTĐ) Chiều 14/4, sau 4 ngày diễn ra nhiều sự kiện, hoạt động xúc tiến du lịch, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã bế mạc.
Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024 và công bố tuyến du lịch phía Nam Thăng Long - Hà Nội

Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024 và công bố tuyến du lịch phía Nam Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Tối 12/4, tại khu vực Đền Nội (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai), đã khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024 và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Mỹ Đức với chủ đề "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội".
Xem thêm
Phiên bản di động