Trường THPT Dân tộc nội trú Ngệ An: Cắt xén tiền học bổng của học sinh?

Nhằm giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh và tạo điều kiện cho học sinh thuộc diện đang học tập tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, nhà nước đã có chính sách học bổng cho mỗi em, với số tiền bằng 80% mức lương tối thiểu, tương đương với 920 ngàn đồng/tháng. Song, trong mấy năm học vừa qua, trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã không chi trả trực tiếp cho học sinh, mà lại lấy khoản tiền đó trừ vào tiền ăn, đồng thời cắt xén một phần để trả tiền dạy thêm buổi học thứ hai cho giáo viên, mặc dù các em vẫn được ký nhận tiền học bổng mỗi tháng.   
Quy định cụ thể về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo

Thanh tra... ra sai phạm

Theo Kết luận thanh tra số 461 của Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An ban hành ngày 1/12/2014: Việc thực hiện chính sách dân tộc đối với học sinh tại trường THPT Dân tộc nội trú (THPT DTNT) Nghệ An từ năm 2011 đến năm 2014 có nhiều vấn đề bất cập, sai phạm cần phải chẩn chính. Cụ thể, căn cứ vào “Quy chế tổ chức và hoạt động trường phổ thông dân tộc nội trú”, việc trường THPT DTNT Nghệ An tổ chức dạy 2 buổi/ ngày là thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Song, nhà trường lại huy động phụ huynh đóng góp mỗi tháng từ 150 – 200 ngàn đồng để trả thù lao cho giáo viên dạy buổi chiều từ 14h – 16h, là trái với quy định. Điều đáng quan ngại hơn, nhà trường không thu trực tiếp từ phụ huynh, mà lại trừ vào khoản tiền học bổng của học sinh hàng tháng.

Trường THPT Dân tộc nội trú Ngệ An: Cắt xén tiền học bổng  của học sinh?
Trường THPT DTNT Nghệ An

Với mức học bổng mỗi học sinh được hưởng hiện hành là 920 ngàn đồng/tháng. Mặc dù kiểm tra hồ sơ, chứng từ kế toán, nhà trường đã thể hiện việc thanh toán cho học sinh khoản tiền học bổng hàng tháng. Tuy nhiên, trong thực tế, sau khi học sinh ký nhận vào sổ sách, nhà trường đã giữ lại để trừ vào khoản tiền ăn hàng tháng 720 ngàn đồng, còn 200 ngàn đồng trả thù lao cho giáo viên dạy tăng tiết vào buổi học thứ hai. Bên cạnh đó, tại thời điểm thanh tra, nhà trường vẫn chưa thực hiện việc chi trả chế độ học bổng tháng 7/2014 cho các em học sinh đang học khối lớp 11 và 12.

Trường THPT DTNT Nghệ An nằm trong hệ thống trường chuyên biệt, được nhà nước đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập, đồng thời, nơi ăn ở, vui chơi giải trí và tư trang của học sinh như quần áo, chăn, chiếu, màn…đều được nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm, cấp phát. Vì thế, theo quy định, học sinh đang học tập tại trường THPT DTNT Nghệ An sẽ không phải đóng góp bất kỳ một khoản tiền nào, để xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị. Thế nhưng, trong hai năm học 2013 - 2014 và 2014 - 2015, nhà trường đã vận động mỗi phụ huynh học sinh đóng góp xã hội hóa giáo dục với mức 300 – 400 ngàn đồng/ năm. Việc này lại có sự nhất trí của Sở GD&ĐT. Trong khi đó, phụ huynh có con em theo học trường này đều thuộc diện vùng sâu, vùng xa, vùng có kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Trước đó, trường THPT DTNT Nghệ An huy động phụ huynh đóng góp tiền học thêm mỗi tháng từ 150 – 200 ngàn đồng, được trừ vào tiền học bổng của học sinh, vào ngày 15/3/2010, sau khi tiến hành thanh tra, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã ban hành kết luận số 73 với đề nghị: Từ năm học 2010 – 2011 trở đi, nhà trường không được thu tiền học thêm, vì nó vừa trái quy định, vừa làm giảm chất lượng bữa ăn của các em. Đồng thời, cần tăng định mức bữa ăn để đảm bảo sức khỏe cho các em học tập. Tuy nhiên, từ đó đến nay, nhà trường không thực hiện kết luận thanh tra của Ban Dân tộc, vẫn tiếp tục thu để trả tiền dạy thêm buổi chiều cho giáo viên.

Cơ quan chức năng nói gì?

Trước những việc làm trái quy định nói trên, ông Nguyễn Văn Trung, Hiệu trưởng trường THPT DTNT Nghệ An, đã từ chối trả lời PV với thái độ bất hợp tác: “Các anh (PV) muốn tìm hiểu, nắm bắt sự việc này thì đến Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An. Tôi đã có báo cáo giải trình cụ thể, chi tiết gửi cho họ rồi. Tôi không có thời gian để trao đổi với các anh”.

Vì các em học sinh phải đóng khoản tiền học thêm buổi thứ hai mất 200 ngàn đồng/tháng bằng nguồn học bổng, nên khoản tiền ăn chỉ còn lại 720 ngàn đồng. Bởi thế, các em phải chọn mức ăn 24 ngàn đồng/ ngày cho 03 bữa ăn, bình quân mỗi bữa ăn là 8000 đồng.

Tại Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, chúng tôi được ông Đào Công Lợi, Chánh văn phòng Sở giới thiệu gặp ông Nguyễn Trọng Hoàn, Phó chánh văn phòng. Tuy nhiên, ông Hoàn lại cho biết, theo quy định, việc phát ngôn với báo chí, ngoài giám đốc sở, chỉ có ông Thái Huy Vinh, Phó giám đốc. Lúc này, chúng tôi lại phải liên lạc với ông Vinh qua điện thoại và nhận được câu trả lời: Vấn đề này anh cứ gặp ông Lưu Đức Thuyên, Phó giám đốc, vì ông ấy phụ trách mảng đó. Một lần nữa, chúng tôi lại liên lạc điện thoại với ông Thuyên, nhưng vị phó giám đốc này lại bảo: Anh gặp người phát ngôn của sở là ông Vinh, chứ tôi không trả lời báo chí được.

Trao đổi với PV, ông Trần Nhật Phương, Trưởng phòng Chính sách, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, cho biết: “Trong quá trình kiểm tra, sau khi phát hiện những việc làm trái quy định, đoàn thanh tra cũng đã nhắc nhở với lãnh đạo nhà trường không nên thu như thế”.

Liên quan đến những vấn đề trên, vào ngày 11/9/2015, ông Lưu Đức Thuyên, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, đã có văn bản trả lời: Học sinh dùng học bổng để thanh toán tiền ăn hàng tháng của bản thân cho nhà trường, số tiền chênh lệch còn lại, các em dùng trang trải chi phí cá nhân, trong đó có tiền học thêm. Tuy nhiên, cách tổ chức thu tiền để chi trả tiền dạy thêm giờ cho giáo viên của trường thực hiện không đúng quy định. Việc thu tiền xã hội hóa học buổi thứ hai như cách làm của trường là sai; học sinh lựa chọn mức ăn 24.000 đồng/ngày cho 3 bữa ăn, là vì mức ăn này đã đảm bảo định lượng khẩu phần dinh dưỡng cho các em, đủ ca-lo cần thiết để học sinh học tập, rèn luyện, sinh hoạt bình thường…

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý và có phương án phù hợp, để giải những tồn tại ở trường THPT DTNT Nghệ An đúng với quy định của nhà nước.

Văn Cương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

Trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã làm tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Trong đó, thường xuyên giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Làm việc an toàn, về nhà bình an - đó không chỉ là mong muốn của người lao động, mà còn là mục tiêu mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây luôn hướng tới trong công tác chăm lo, bảo vệ người lao động. Không dừng lại ở những khẩu hiệu hay các buổi tuyên truyền khô cứng, thời gian qua, LĐLĐ thị xã đã chủ động đổi mới hình thức tuyên truyền, mang thông điệp về an toàn, vệ sinh lao động đến gần hơn với từng công nhân, từng phân xưởng, từng mái nhà.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn chú trọng quan tâm chăm lo cho lao động nữ, qua đó góp phần giúp chị em hăng say trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giữ vững ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối; đẩy mạnh cho vay ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế của Mỹ.
Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

Sáng 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án các bị cáo trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè Việt Nam.
500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

Hòa cùng không khí cả nước hướng về dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã trao tặng 500.000 hộp sữa đến 11.000 trẻ em khó khăn. Quỹ sữa năm thứ 18 đã được khởi động tại TP.HCM ngay trước thềm sự kiện lớn của đất nước.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động