Trước ngày công bố danh sách NNND, NNƯT: Băn khoăn… hậu vinh danh

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, danh sách nghệ nhân được xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú (NNƯT), nghệ nhân nhân dân (NNND) về lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể sẽ được công bố. Đây là một tin mừng cho các nghệ nhân dân gian sau hơn chục năm chờ đợi. Tuy nhiên, vấn đề đãi ngộ các nghệ nhân sau khi được vinh danh trở thành mối quan tâm của dư luận.
Danh hiệu chẳng để làm gì nếu không được diễn

“Dài cổ” vì chính sách

Được biết, trong tổng số 737 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NNƯT, NNND của 57 hội đồng cấp tỉnh gửi về, có 618 hồ sơ đủ điều kiện đề nghị xét tặng danh hiệu NNƯT, NNND cấp bộ. Ba tỉnh thành có hồ sơ được thông qua nhiều là Kon Tum (43 hồ sơ), Hà Nội (39 hồ sơ), Nghệ An (39 hồ sơ), chủ yếu là về nghệ thuật trình diễn dân gian. Địa phương có ít hồ sơ được thông qua là Đắk Lắk với một hồ sơ về ngữ văn dân gian. Hiện, danh sách 618 hồ sơ này đang được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ VHTT&DL để tiếp tục lấy ý kiến nhân dân trước khi hội đồng chuyên ngành cấp bộ hoàn thành hồ sơ trình hội đồng cấp nhà nước.

Theo thông tin của Vụ Thi đua khen thưởng, hồ sơ được lựa chọn dựa trên kết quả bỏ phiếu và kiểm phiếu công khai. 119 hồ sơ không được thông qua là những hồ sơ mô tả tri thức kỹ năng di sản phi vật thể của các nghệ nhân đang nắm giữ quá sơ sài, số lượng truyền dạy học trò tiêu biểu không rõ. Một số trường hợp nghệ nhân được đào tạo ở các trường nghệ thuật, theo quy định họ không thuộc đối tượng được xét tặng. Có nghệ nhân đã được phong tặng các danh hiệu khác nên không được xét tặng danh hiệu lần này.

Trước ngày công bố danh sách NNND, NNƯT: Băn khoăn… hậu vinh danh
Nghệ nhân ca trù Nguyễn Phú Đẹ trong lần biểu diễn chầu hát Cửa đình

Xung quanh việc xét tặng, phong danh hiệu đã có không ít những ý kiến trái chiều. Nổi cộm vẫn là thời gian đợi chờ quá lâu trong suốt hàng chục năm qua bởi những quy chế, quy định rườm rà, không thống nhất của các cơ quan quản lý. Theo GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, nguyên do của sự chậm trễ này là bởi sự nhùng nhằng, không thống nhất giữa Bộ Công Thương và Bộ VHTT&DL. Cụ thể, năm 2009, việc phong tặng nghệ nhân được thực hiện theo Luật Thi đua khen thưởng quy định rõ là chỉ xét tặng nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công truyền thống, đồng thời việc phong tặng được Chính phủ giao cho Bộ Công Thương làm, chứ không phải là Bộ VHTTDL.

Ở nước ta, các nghệ nhân đều đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, có cụ 80, 90 tuổi. Có những nghệ nhân tuổi cao, sức yếu không chờ nổi các thủ tục hành chính và qua đời ngay cả khi hồ sơ của họ đã lọt qua hội đồng cấp bộ để lên hội đồng cấp nhà nước.

Sau đó Chính phủ đã sửa đổi một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Thi đua khen thưởng giao cho Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương cùng soạn thảo nghị định về việc tổ chức xét danh hiệu NNND, NNƯT thống nhất theo nguyên tắc: Bộ Công Thương vẫn tiếp tục triển khai việc xét NNND, NNƯT cho các cá nhân trong lĩnh vực nghề thủ công truyền thống; Bộ VHTTDL tổ chức xét phong tặng danh hiệu NNND, NNƯT cho các cá nhân hoạt động trong 6 lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể gồm: “Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian”. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xét tặng nảy sinh những vấn đề không thống nhất. Trong đó theo đề nghị của Bộ Công Thương, một nghệ nhân không được xét tặng ở cả hai hội đồng của hai bộ.

Băn khoăn… hậu vinh danh

Theo Vụ Thi đua khen thưởng, sau khi nghệ nhân nhận danh hiệu sẽ được một khoản tiền thưởng. Bên cạnh đó, Bộ VHTT&DL đã làm việc với Bộ LĐTB&XH đề xuất một số chính sách hỗ trợ các nghệ nhân như trợ cấp cho các nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn từ 100.000- 200.000 đồng/tháng; bảo hiểm y tế; trợ cấp mai táng phí khi các cụ qua đời. Bên cạnh đó, Bộ sẽ kêu gọi, đề nghị các địa phương có những chính sách hỗ trợ cho nghệ nhân.

Theo GS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, trong thời gian chờ được Nhà nước phong tặng danh hiệu, Hội đã phải tự phong danh hiệu nghệ nhân dân gian trong phạm vi nội bộ. Danh phong này chỉ mang lại danh dự, góp phần khích lệ, động viên chứ không được hưởng bất kỳ một quyền lợi nào.

Được biết, ở Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc một số các nước ASEAN, các di sản văn hóa phi vật thể cũng có lúc rơi vào tình trạng bị mai một. Song nhờ sự quan tâm đúng mực đến đời sống, chế độ chính sách như được tham gia BHXH, được khám sức khỏe định kỳ,…mà họ yên tâm bám nghề. Các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ thất truyền vì thế đã được phục hồi và phát triển. Còn ở nước ta, các nghệ nhân đều đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, có cụ 80, 90 tuổi. Có những nghệ nhân tuổi cao, sức yếu không chờ nổi các thủ tục hành chính và qua đời ngay cả khi hồ sơ của họ đã lọt qua hội đồng cấp bộ để lên hội đồng cấp nhà nước. Về vấn đề này, Vụ Thi đua khen thưởng cũng phải thừa nhận, ở đợt xét tặng danh hiệu này hội đồng cấp Bộ cũng gặp phải trường hợp của một nghệ nhân dân tộc Thái, sinh năm 1933, ở Phong Thổ, Lai Châu. Theo đúng hồ sơ của địa phương đưa lên thì cụ mất trước lúc hoàn thiện hồ sơ ở cấp cơ sở.

Tuy nhiên theo quy định của Nghị định số 62/2014 về xét tặng danh hiệu NNƯT, NNND trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thì không có một trường hợp nào được đặc cách nên hội đồng cấp bộ buộc phải chấp hành đúng là không xét tới trường hợp này. Đây quả là điều đáng tiếc cho các nghệ nhân - những người đã gắn cả cuộc đời cho việc “giữ lửa” di sản. GS Ngô Đức Thịnh cho biết, hiện nay nhiều ý kiến đang đề nghị phải có một hình thức đãi ngộ xứng đáng cho những nghệ nhân qua đời trước khi nhận được danh hiệu để các cụ khỏi thiệt thòi. “Bởi đây là lỗi từ phía cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải lỗi của các nghệ nhân”, GS Ngô Đức Thịnh nói.

Việc chờ đợi được vinh danh trong thời gian hơn chục năm đã là khoảng thời gian dài đối với các nghệ nhân, nhất là những nghệ nhân cao tuổi. Giờ đây nếu lại tiếp tục để họ phải chờ đợi cơ quan quản lý nhà nước cân nhắc rồi thống nhất các chế độ đãi ngộ thì không biết còn bao nhiêu nghệ nhân “kiên trì” đến ngày ấy. Danh hiệu là rất cần thiết, song làm thế nào để các nghệ nhân được hưởng niềm vui trọn vẹn mới là cái đích của “nghệ thuật vị nhân sinh”.

Lưu Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động