Giao lưu trực tuyến: "Bầu cử - ngày hội lớn toàn dân"
Báo LĐTĐ tiếp tục tổ chức đối thoại, giao lưu trực tuyến | |
"Bầu cử quyền và trách nhiệm của công nhân lao động" |
Tham dự buổi đối thoại giao lưu trực tuyến có ông Ngô Văn Tuyến - UVBCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội; bà Phan Lan Tú - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
Về phía Báo Lao động Thủ đô có bà Lê Thị Bích Ngọc - Tổng biên tập; ông Nguyễn Mẫn Nhuệ - Phó tổng biên tập; bà Trịnh Lan Hương - Phó tổng biên tập.
Đại diện cho Công đoàn Khu công nghiệp, chế xuất Hà Nội có ông Nguyễn Đình Thắng - Phó chủ tịch Công đoàn các KCN, CX Hà Nội.
Đại diện BTC tặng hoa các chuyên gia |
Hai chuyên gia trực tiếp trả lời tọa đàm, giao lưu hôm nay với công nhân là Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng – nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - PCT Hội Hữu nghị Việt Nhật; Luật sư Nguyễn Văn Hà – Đoàn Luật sư Hà Nội.
Tham dự buổi giao lưu có gần 200 công nhân hiện đang làm việc tại các đơn vị khu vực Kim Chung, thuộc Công đoàn Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Đông đảo công nhân, người lao động tham gia buổi toạ đàm, giao lưu trực tuyến |
Ông Ngô Văn Tuyến – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội: Tôi đánh giá cao cách làm sáng tạo của Báo Lao động Thủ đô trong việc phối hợp với lãnh đạo các cơ quan chức năng có chuyên môn, với Hội Luật sư Hà Nội chọn nội dung tuyên truyền, thông qua hình thức hỏi - đáp cụ thể, giúp công nhân lao động tiếp cận được những nội dung quan trọng nhất của công tác bầu cử, đảm bảo thực hiện tốt nhất quyền và nghĩa vụ của công dân. |
Phát biểu khai mạc buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, ông Nguyễn Mẫn Nhuệ - Phó Tổng biên tập báo Lao động Thủ đô khẳng định: “Để đáp ứng nguyện vọng được tham gia nhiều hơn nữa những buổi giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô tổ chức, thiết thực chào mừng Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2017; nhằm tuyên truyền về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, đặc biệt là CNLĐ trong việc tham gia bầu cử.
Hôm nay, được sự chỉ đạo và đồng ý của Thành ủy, HĐND, UBND và LĐLĐ TP. Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn các KCN – CX Hà Nội tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Bầu cử, ngày hội lớn của toàn dân”.
Chúng tôi đã mời các chuyên gia là các nhà chính sách, các nhà làm luật có kinh nghiệm tham gia buổi tọa đàm, nhằm hướng dẫn và giải đáp các câu hỏi xoay quanh quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân trong việc bầu cử. Chúng tôi hy vọng các chuyên gia sẽ có những giải đáp hữu ích đối với người lao động”
Ông Nguyễn Mẫn Nhuệ - Phó TBT báo Lao động Thủ đô phát biểu khai mạc buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến |
Sáng suốt lựa chọn người có đức có tài trong việc bầu cử 4 cấp sắp tới
Trước phần giao lưu, các chuyên gia đã giới thiệu tổng quát về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021, công tác chuẩn bị cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của công dân một cách khoa học để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, nhất là lao động trực tiếp.
Ông Nguyễn Sỹ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho cho biết: “Thực chất chỉ còn có nửa tháng nữa mới đến ngày bầu cử chính thức. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, ngày hội lớn của toàn dân. Ý nghĩa của sự kiện này không chỉ là bầu ra cơ quan quyền lực ở các cấp chính quyền mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với cử tri.
Vậy, cử tri chúng ta bỏ phiếu như thế nào để chúng ta thực sự có quyền. Các cơ quan đó phải đại diện cho chúng ta như thế nào? Quốc hội thì sẽ giải quyết những vấn đề tầm quốc gia, thành phố sẽ giải quyết các vấn đề của thành phố, quận, huyện, phường, xã sẽ giải quyết các vấn đề của quận, huyện, phường, xã.
Khi bầu cử, quan trọng nhất chúng ta nhớ chúng ta bầu cho ai. Người đó phải đại diện cho chúng ta, được chúng ta tin tưởng”.
Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng – nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói chuyện với đông đảo công nhân, người lao động |
Theo ông Nguyễn Sỹ Dũng, cử tri phải giữ được quan hệ đối với người được ủy quyền; hai là những người được ủy quyền phải là người xứng đáng trong số những người đủ tiêu chuẩn. Bầu đại biểu có 4 cấp, nhưng khi chúng ta đề đạt nguyện vọng thì đề đạt với ai, đương nhiên không thể ngay lập tức gặp lãnh đạo thành phố được. Vậy những người cần gặp nhất lúc này chính là các ĐBQH.
“Người được dân tín nhiệm bầu phải đem hết khả năng của mình để cống hiến” Phạm Thị Hợp công nhân Công ty Canon: Vấn đề hiện cử tri và xã hội đang rất bức xúc một số vấn đề như: Tiền lương, thời gian làm việc, môi trường sống, môi trường làm việc… đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm trong đó có bữa ăn của công nhân. Do vậy, tôi mong muốn các đại biểu được bầu kỳ này cần chú trọng quan tâm đến đời sống người lao động, đặc biệt là vấn đề ATVSTP. Cần có quyết sách mạnh hơn nữa để bảo vệ môi trường sống và làm việc cho người dân. |
"Quốc hội cũng như HĐND là cơ quan đại diện cho chúng ta, các ĐBQH phải giữ quan hệ với cử tri, nếu không đến với cử tri thì đại biểu đó không hoàn thành trách nhiệm của mình. Do đó, chúng ta đã ủy quyền cho các đại biểu, chúng ta phải kiểm tra, phải giữ mối quan hệ, phải quan tâm để những đại biểu đó phải có trách nhiệm lại với chúng ta.
Có 2 vấn đề mà tôi muốn lưu ý, thứ nhất, là hiện tượng cử bầu cảm tính, nghĩa là khi đi bỏ phiểu, cử tri chỉ tìm hiểu sơ sơ không nắm được thông tin sẽ không bầu được chính xác, chỉ bầu theo cảm tính, cho xong. Nếu như vậy người tốt nhất hoặc người tốt hơn sẽ không được lựa chọn.
Thứ hai là hiện tượng bầu thay. Ví dụ như trong một gia đình một người đi bầu cử cho cả nhà. Nếu chính quyền đó được bầu ra là không hợp pháp nghĩa là không đạt yêu cầu.
Do vậy tôi mong rằng các cử tri nên tự nâng cao ý thức trách nhiệm về quyền công dân của mình. Mỗi lá phiếu chính xác góp phần mang ý nghĩa quyết định đến vận mệnh tương lai của đất nước", ông Dũng nói.
Gần 50 câu hỏi đã được tư vấn, giải đáp trực tiếp
Sau phần giới thiệu về quy định, cơ cấu, công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021, là phần giao lưu trả lời các câu hỏi trực tiếp của công nhân tại hội trường.
Ngày bầu cử, đúng ngày tôi vẫn phải đi làm, nếu tôi nghỉ làm để đi bầu cử tôi có bị trừ lương không? ( Bạn Thoa ở Cty TNHH Canon)
Luật sư Nguyễn Văn Hà – Đoàn Luật sư Hà Nội |
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Ngày bầu cử là ngày chủ nhật, thời gian bầu cử từ 7h sáng – 19h tối, do vậy hầu hết các cơ quan đơn vị đều được nghỉ làm, nếu có một doanh nghiệp nào đó vì lý do đặc biệt cần phải đi làm tăng ca. Tuy nhiên, không có một doanh nghiệp nào tổ chức cho công nhân đi làm cả ngày, vì thế, các bạn có thể để dành thời gian khoảng 15-20 phút để đi bầu cử sau khi kết thúc giờ làm việc.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng (bổ sung) thêm, trường hợp này, phải thương lượng với CĐ và Ban lãnh đạo công ty.
Trước ngày bầu cử bao nhiêu ngày thì cử tri chúng em được nhận lá phiếu cư tri đi bầu cử? (Nguyên Văn Tuân – cty Canon)
TS. Nguyễn Sỹ Dũng |
TS. Nguyễn Sỹ Dũng: Theo quy định, thông thường cử tri không được nhận phiếu bầu trước ngày bầu cử (trừ trường hợp đặc biệt). Vào ngày bầu cử, khi cử tri cầm thẻ cử tri tới điểm bỏ phiếu thì sẽ được nhận phiếu bầu cử. Tại đây bạn sẽ làm công tác lựa chọn ứng viên trong danh sách ứng cử viên niêm yết tại điểm đó.
Trường hợp nào bị xóa khỏi danh sách cử tri? (Nguyễn Thu Hà – KCX Hà Nội)
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Theo luật bầu cử Quốc hội mới nhất đó là những trường hợp người chưa đủ 18 tuổi; người bị kết án tước quyền bầu cử bằng một bản án; người bị kết án tù (tử hình hoặc đang trong quá trình thi hành án); người bị kết án tù giam; người bị mắc bệnh tâm thần (mất hành vi năng lực dân sự).
Chuyên gia trả lời câu hỏi giao lưu của công nhân |
Việc khiếu nại về danh sách cử tri được thực hiện như thế nào? (Nguyễn Thị Hoa - KCX Hà Nội)
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, khi phát hiện sai sót cử tri phải khiếu nại tố cáo chính danh chứ không được khiếu nại nặc danh. Về thời hạn, mọi trường hợp, Uỷ Ban bầu cử sẽ là nơi thực hiện giải quyết khiếu nại đầu tiên, cơ quan cao nhất và cuối cùng là Hội đồng bầu cử Quốc gia, nếu không đồng ý người khiếu nại có quyền khởi kiện ra tòa án. Mọi trường hợp việc thụ lý trước thời hạn 5 ngày, tính từ ngày bầu cử.
Em bận không đi bỏ phiếu có sao không? (Trịnh Văn Đức - Cty Canon)
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Cái đó là quyền lợi và cũng là trách nhiệm của công dân. Ngày bầu cử là chủ nhật, thời gian bầu cử cả ngày, nên các bạn sẽ có thời gian để đi bầu. Có một số nơi do đặc thù địa lý, điều kiện nhất định Nhà nước ta sẽ cho bầu cử sớm như: Trường sa; một số địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi; đội Tổng tư lệnh vùng II Hải Quân (Bà Rịa Vũng Tàu).
Xen kẽ các câu hỏi giải đáp liên quan đến chủ đề Bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân, Ban tổ chức đã có nhiều phần quà tặng cho người hỏi và trả lời hay nhất. Hội trường đã rất sôi động với những câu hỏi đố vui dí dỏm.
Ông Ngô Văn Tuyến, Phó chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội; bà Phan Lan Tú, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; ông Hà Đông, Trưởng Ban Tuyên giáo Liên đoàn LĐTP HN; bà Lê Thị Bích Ngọc, Tổng biên tập Báo LĐTĐ; ông Nguyễn Đình Thắng, Phó chủ tịch Công đoàn các KCN, CX Hà Nội đã trực tiếp trao tặng những phần quà nhỏ ghi nhận sự tham gia nhiệt tình của anh chị em công nhân.
Ông Ngô Văn Tuyến, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội trao quà cho công nhân trong phần giao lưu đố vui có thưởng |
Cử tri đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền bầu cử nơi khác không? (Hoàng Lan Hương Cty Yamaha)
TS. Nguyễn Sỹ Dũng: Cử tri đó vẫn có quyền bằng hình thức cụ thể như sau: Tại địa phương nơi người đó thường trú, nếu họ chuyển khẩu thì phải xuất trình thẻ cử tri đến nơi mới để xóa tên ở nơi cũ, nếu như là công nhân vô tình được biệt phái đi công tác xa, trong trường hợp này, cử tri cầm thẻ cư tri mang đến UB bầu cử địa phương, xin giấy chứng nhận đi bầu cử ở nơi khác. Khi có giấy chứng nhận này, NLD có thể bầu cử ở mọi nơi, nhưng phải báo cáo với chính quyền địa phương trước 24h.
Hoàng Lan Hương Cty Yamaha đặt câu hỏi cho chuyên gia |
Nếu cử tri đúng ngày bầu cử phải đi công tác nước ngoài, thì đây là trường hợp bất khả kháng, nguyên tác trong công tác bầu cử: Phổ thông, bình đẳng, nguyên tắc và bỏ phiếu kín. Nếu phải đi công tác nước ngoài thì sẽ bị mất quyền bầu cử.
Theo luật bầu cử Quốc hội mới nhất đó là những trường hợp người chưa đủ 18 tuổi; người bị kết án tước quyền bầu cử bằng một bản án; người bị kết án tù (tử hình hoặc đang trong quá trình thi hành án); người bị kết án tù giam; người bị mắc bệnh tâm thần (mất hành vi năng lực dân sự).
Bà Phan Lan Tú - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông trao quà cho công nhân trong phần giao lưu |
Làm thế nào để biết được đại biểu nào xứng đáng, đại biểu nào không để bỏ phiếu ? hay cứ theo trào lưu chung là gạch bỏ người trẻ vì chưa có kinh nghiệm. (Trần Thu Hà – Công ty Canon)
TS. Nguyễn Sỹ Dũng: Bỏ phiếu cho ai thì bạn phải có thông tin về ứng cử viên đó. Nếu không chỉ là bỏ phiếu mù như tôi đã trình bày ở trên. Không nhất thiết lựa chọn theo đúng một tiêu chí nào đó là đúng. Ở đây, có các cách sau để tìm hiểu thông tin về ứng viên: tìm hiểu qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp của ứng viên với cử tri; tìm hiểu thông tin ứng cử viên qua các phương tiện truyền thông; qua bảng niêm yết danh sách cử tri tại nơi bỏ phiếu;…
Bà Lê Thị Bích Ngọc, Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô trao quà cho công nhân trong phần giao lưu |
Ở Việt Nam có được vận động bầu cử như ở Mỹ hay không? (Nguyễn Văn Đại – KCX Hà Nội)
Thạc sỹ Nguyễn Đình Thắng, Phó chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội: Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, những ngày qua, Công đoàn các KCN- CX Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền tới công nhân lao động, giúp họ hiểu về những quyền lợi và trách nhiệm của cử tri đối với công tác bầu cử HĐND các cấp cũng như bầu đại biểu Quốc hội. Cụ thể, ngoài phối hợp Sở Tư pháp Hà Nội, chúng tôi đã phối hợp cùng với báo Lao động Thủ đô tổ chức 3 cuộc đối thoại – giao lưu trực tuyến có chủ đề về công tác bầu cử. Sau mỗi cuộc đối thoại, chúng tôi nhận thấy công nhân vô cùng phấn khởi và tự tin để chuẩn bị cho ngày hội toàn dân sẽ diễn ra vào ngày 22/5 sắp tới. |
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Vận động bầu cử ở VN không như vận động ở Mỹ, ở nước ngoài họ vận động tranh cử khi nói về bản thân hoặc đối phương. Ở Việt Nam vận động tranh cử đã được đưa vào luật 2015, quy định một chương về vận động bầu cử cụ thể: Việc vận động tranh cử được thực hiện dưới hai hình thức:
1.Ứng cử viên sẽ vận động tranh cử tại buổi tiếp xúc cử tri, ứng viên sẽ đưa ra kế hoạch hành động, việc này sẽ do UBMTTQ và UBND cùng cấp đó tổ chức. Ngân sách vận động tranh cử sẽ do nhà nước quyết định trên cơ sở công khai minh bạch, nghiêm cấm những hành vi liên quan đến lợi ích vật chất giữa cử tri và ứng viên.
2.Vận động tranh cử thông qua các trang tin điện tử như: Trang tin bầu cử Quốc gia, các trang tin điện tử của các cơ quan nhà nước nếu các trang tin có các chuyên mục dành riêng cho bầu cử, khi đó cử tri có quyền viết bài, đặt câu hỏi… xoay quanh vấn đề bầu cử.
Việc sử dụng trang mạng xã hội để vận động bầu cử thì nhà nước ta không cấm và là một thế mạnh khuyến khích sử dụng trên cơ sở công khai, minh bạch.
Cử tri có nhờ người khác viết hộ phiếu bầu, đi bầu hộ cho mình hay không? (Nguyễn Thị Đẹp – Cty Canon)
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Nếu cử tri không biết chữ, không biết đọc…có thể nhờ người khác đọc, hoặc gạch tên hộ. Tuy nhiên, người viết hộ, đọc hộ cần phải giải thích, hướng dẫn để người đó hiểu về đối tượng ứng viên.
Trường hợp phiếu bầu bị viết hỏng, cử tri có quyền đổi lại phiếu bầu khác hay không? (Nguyễn Văn An – KCN Hà Nội)
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Trong trường hợp phiếu bầu viết sai, bị rách hoặc bị hỏng tri hoàn toàn có quyền đổi phiếu khác. Nhưng phải nộp lại phiếu bầu cũ.
Thạc sỹ Nguyễn Đình Thắng, Phó chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phát biểu bế mạc buổi đối thoại giao lưu trực tuyến |
Sau hơn 2 giờ giới thiệu, trao đổi, đối thoại, nhiều câu hỏi của bạn đọc có mặt tại hội trường cũng như bạn đọc gửi email, điện thoại qua đường dây nóng đã được thông tin, giải đáp thoả đáng.
Ngày 14.5.2016, Báo Lao động Thủ đô tiếp tục phối hợp với Công đoàn Khu công nghiệp- Chế xuất Hà Nội tổ chức đối thoại, trao đổi, hướng dẫn, nhằm thông tin đầy đủ, kịp thời những kiến thức cần thiết để CNLĐ hiểu và thực hiện việc bầu cử dân chủ, đúng luật, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân Thủ đô.
Một số hình ảnh tại buổi giao lưu trực tuyến:
BTC và chuyên gia chụp ảnh lưu niệm cùng người lao động |
Đối thoại giúp công nhân hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình khi bầu ra người đại diện Anh Trần Huy Tiến - Ủy viên BCH Công đoàn Cty Yamaha Việt Nam Thông qua buổi đối thoại về bầu cử do Báo Lao động Thủ đô tổ chức đã giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về bầu cử về quyền và trách nhiệm của mình trước lá phiếu khi bầu ra những người đại diện, để thực hiện tốt quyền công dân của mình. Công nhân tại các khu công nghiệp ngoài giờ làm việc rất mong muốn có những buổi giao lưu, đối thoại để mở rộng, bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng sống. Do vậy, công nhân chúng tôi rất mong được tổ chức những cuộc giao lưu như thế này để được nói lên tiếng nói của mình, học hỏi, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm sống khi xa nhà. Đây thực sự là cây cầy kết nối và gắn kết lại công nhân giữa các Cty trong khu công nghiệp với nhau. Đinh Thu Hà, 26 tuổi, quê Tuyên Quang, hiện đang làm việc tại Công ty Canon Do việc đi học, đi làm nên những lần bầu cử trước em chưa hiểu được quyền và nghĩa vụ trước ngày hội lớn này. Thường thì em chỉ biết đến điểm bầu cử để lựa chọn những đại biểu mà nói thật em không hiểu gì về họ nhiều lắm. Năm nay, khi nghe thấy thông tin về việc Báo Lao động Thủ đô tổ chức đối thoại – giao lưu về bầu cử, em đã đăng ký tham gia ngay. Thông qua cuộc đối thoại lần này, em thấy mình hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ, cũng như biết cách chọn ai đủ đức, đủ tài để bầu vào Quốc hội cũng như Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ tới. |
Bạn đọc có câu hỏi liên quan đến chủ đề bầu cử xin gửi về địa chỉ laodongthudodientu@gmail.com
Bài viết cùng chủ đề
Tọa đàm, Giao lưu trực tuyếnCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39