"Bầu cử quyền và trách nhiệm của công nhân lao động"
Lãnh đạo LĐLĐ TP. Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô tặng hoa cho các chuyên gia |
Buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến diễn ra tại Hội trường tầng 3, Trung tâm thương mại Melinh Plaza km8 đường Bắc Thăng Long- Nội Bài.
Đến dự và chỉ đạo giao lưu trực tuyến có các đồng chí Ngô Văn Tuyến - UVBCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, PCT LĐLĐ TP. Hà Nội; Nguyễn Đình Thắng - PCT Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Về phía Báo Lao động Thủ đô có bà Lê Thị Bích Ngọc - Tổng biên tập; ông Nguyễn Mẫn Nhuệ - Phó tổng biên tập; bà Trịnh Lan Hương - Phó tổng biên tập.
Gần 200 công nhân các đơn vị thuộc Công đoàn Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội đã tham dự buổi giao lưu, tọa đàm trực tuyến tìm hiểu về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021.
Đồng chí Nguyễn Mẫn Nhuệ phát biểu khai mạc |
Đồng chí Phùng Văn Thiệp - PGĐ Sở Nội vụ, ủy viên Ủy ban bầu cử TP. Hà Nội, Luật sư Nguyễn Văn Hà - Văn phòng Luật sư Hà Lan và Cộng sự, Đoàn luật sư Hà Nội sẽ giới thiệu cụ thể về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 cũng như trả lời các câu hỏi bạn đặt ra trong quá trình đối thoại, giao lưu.
Buối đối thoại giao lưu sẽ cập nhật các văn bản pháp luật liên quan đến công tác bầu cử, những thắc mắc của công nhân viên chức lao động sẽ được giải đáp, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ nhất để người lao động hiểu và thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của mình trong công tác bầu cử.
Chuyên gia Phùng Văn Thiệp, Phó giám đốc Sở Nội vụ, Uỷ viên Uỷ ban Bầu cử Tp Hà Nội đã giới thiệu về công tác chuẩn bị bầu cử đến thời điểm hiện tại. Ông cũng nói rõ nguyên tắc bầu cử ba cấp, giải thích rõ mỗi người có quyền bầu cử ở một nơi, cách thức chuyển nơi bỏ phiếu hợp lệ nếu quá trình công tác của mình có sự di chuyển. Nhiều điểm liên quan trực tiếp đền quyền đi bầu cử của công nhân.
Ông Thiệp cũng giới thiệu cho các đại biểu biết về cơ cấu bầu cử của Tp Hà Nội, quá trình hiệp thương của các đại biểu tự ứng cử. Sau 3 vòng hiệp thương, kết quả đã đi được 2/3 thời gian. Chỉ còn 30 ngày nữa sẽ diễn ra bầu cử.
Anh Nguyễn Văn Chỉnh công ty Asti Hà Nội. |
Sau phần giới thiệu về quy định, cơ cấu, công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021, là phần giao lưu trả lời các câu hỏi trực tiếp của công nhân tại hội trường.
Chị Nguyễn Thị Thành, công nhân Công ty Nitori |
Câu hỏi: Tại sao rất ít người trẻ tham gia ứng cử, liệu có phải là do họ không có thời gian hay là công đoàn không có thời gian để giúp họ có điều kiện tự ứng cử (Nguyễn Thị Thanh – KCN & CX)
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Ở đây đối với người trẻ, Đảng và Nhà nước rất coi trọng và đều khuyến khích để phát triển. Lý do người trẻ ít ứng cử: Thứ nhất: Khi tham vào bầu cử phải căn cứ vào tiêu chuẩn theo luật Bầu cử đã quy định. Trong đó, có 5 tiêu chí và của Hội đồng nhân dân là 4 tiêu chí. Trước khi ứng cử, phải xem xét xem mình có đủ tiêu chí hay không? Không phải lớp trẻ không tự ứng cử mà nhiều người trẻ thường phải lo về kinh tế, đời sống gia đình... mà một trong 5 tiêu chí của Ủy ban bầu cử là phải có thời gian dành cho công việc. Đảng và Nhà nước không quan tâm người ứng cửa là trẻ hay già chỉ cần đủ tiêu chẩn (điều kiện, năng lực chuyên môn, uy tín…).
Câu hỏi: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 có ý nghĩa chính trị như thế nào? (Trần Văn Phú - KCN & CX)
Đồng chí Phùng Văn Thiệp: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 diễn ra trong thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vừa kết thúc thắng lợi. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Cuộc bầu cử còn là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và là ngày hội lớn để nhân dân phát huy quyền dân chủ, trực tiếp lựa chọn, giới thiệu và bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
Thông qua cuộc bầu cử này sẽ góp phần tạo sự đồng bộ trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ trong hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng trong các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương; là dịp để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Bạn Nguyễn Thị Xoa công ty Nitori |
Câu hỏi: Quốc hội có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước ta? Tại sao nói Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? (Nguyễn Thị Xoa - công ty Nitori)
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Theo Điều 1 Luật tổ chức Quốc hội quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bởi vì:
- Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
- Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
- Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Bạn Nguyễn Thị Vân Anh - CN Cty Nitori |
Câu hỏi: HĐND có vị trí như thế nào trong bộ máy Nhà nước? (Nguyễn Thị Vân Anh - CN Cty Nitori)
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Theo Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND quy định: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
- HĐND thực hiện quyền giám sát toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật.
Đoàn Thị Tần - CN Cty Nitori |
Câu hỏi: Thế nào là nguyên tắc bầu cử trực tiếp? (Đoàn Thị Tần - CN Cty Nitori)
Đồng chí Phùng Văn Thiệp: Bầu cử trực tiếp là việc cử tri trực tiếp đi bầu cử, tự tay bỏ lá phiếu của mình vào hòm phiếu để lựa chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước. Cử tri không được nhờ người khác bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư.
Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì có thể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; nếu vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu; cử tri do ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và bầu cử theo quy định.
Câu hỏi: Khu vực bỏ phiếu là gì? Việc phân chia khu vực bỏ phiếu được tiến hành như thế nào? (Nguyễn Văn Thanh - KCN Nội Bài)
Đồng chí Phùng Văn Thiệp: Khu vực bỏ phiếu là nơi diễn ra bầu cử, phân chia theo quy định theo cơ sở các đơn vị bầu cử (từ 1 đến nhiều đơn vị bỏ phiếu). Với mỗi nơi có từ 30 đến 4.000 cử tri thì sẽ có một khu vực bỏ phiếu. Số đơn vị có quy định riêng như đơn vị lực lượng vũ trang, giáo dục bắt buộc, cơ sở y tế nếu có từ 50 cử tri trở lên sẽ thành lập khu vực bỏ phiếu riêng. Xác định đơn vị bỏ phiếu trên cơ sở số lượng cử tri, có thể phân ra 1 hay nhiều khu vực bỏ phiếu.
Ngoài ra, còn có sự hướng dẫn các cấp chính quyền nghiên cứu tình hình địa phương có đặc thù không để thành lập khu vực bỏ phiếu riêng hoặc chung cho địa bàn dân cư. Trên cơ sở đó xây dựng báo cáo và làm tờ trình lên UBND cấp huyện để phê chuẩn. Đối với các KCN CX, tập thể các trường đại học cần xác định rõ tiêu chí để lựa chọn hình thức bỏ phiếu sao cho phù hợp giúp cử tri hoàn thành quyền bỏ phiếu.
Bạn Nguyễn Thị Ngọc Tình - KCN&CX |
Câu hỏi: Quốc hội có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước ta? Tại sao nói Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? (Bạn Nguyễn Thị Ngọc Tình - KCN&CX)
Luật sư Nguyễn Văn Hà: QH là cơ quan quyền lực cao nhất và vì sao lại thế. Vì thông qua ngày bầu cử diễn ra vào 22/5 tới, chúng ta sẽ bầu ra 500 người trên tổng số 932. Tất cả các quyết định quan trọng của đất nước đều do Quốc hội và chính là do 500 người do chính các cử tri bầu sẽ có quyền quyết định tất cả những vấn đề trọng đại của đất nước.
Anh Hoàng Ngọc Đức - Đại diện Cty CP Nhôm Việt Dũng. |
Câu hỏi: Những đối tượng cai nghiện không giam giữ có được đi bầu cử? (Anh Hoàng Ngọc Đức - Đại diện Cty CP Nhôm Việt Dũng)
Đồng chí Phùng Văn Thiệp: Đối với các đối tượng đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang cai nghiện bắt buộc, luật quy định, những đối tượng này được thực hiện quyền của cử tri và được bầu 2 cấp là ĐBQH và ĐB HĐND TP. Đối với những đối tượng tự nguyện cai nghiện, ở cơ sở giáo dục bắt buộc thì quyền của họ như cử tri bình thường. Nếu họ ở cơ sở trên 12 tháng sẽ được quyền bầu cử 4 cấp, nếu dưới 12 tháng được quyền bầu cử 3 cấp.
Bạn Lê Thị Ánh Tuyết - CN Cty Asti HN |
Câu hỏi: Đối với công dân già, ốm yếu không đi được đến địa điểm bầu cử thì sẽ thế nào? (Bạn Lê Thị Ánh Tuyết - CN Cty Asti HN)
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Quy định của luật bầu cử đã xác định rõ là công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền đi bầu cử và không hạn chế độ tuổi tối đa. Đối với những đối với những người cao tuổi mà không đi được đến nơi bầu cử thì tổ bầu cử đã có phương án dự phòng đó là có thêm hòm bầu cử phụ.
Tổ bầu cử sẽ mang hòm bầu cử phụ đến tận nơi ở để cho người đó được bầu và bỏ phiếu. Đối với người không đọc được chữ, có thể thông qua người biết chữ đọc cho nghe và bầu cử, còn người không biết chữ mà tay bị tật không gạch được thì có thể nhờ người gạch hộ. Hay người vừa bị khiếm thị, khiếm thính, bị tật ở tay… thì phải nhờ người tin tưởng bầu cử hộ.
Sau hơn 2 giờ giới thiệu, trao đổi, đối thoại, nhiều câu hỏi của bạn đọc có mặt tại hội trường cũng như bạn đọc gửi email, điện thoại qua đường dây nóng đã được thông tin, giải đáp thoả đáng. Ban tổ chức còn dành 5 phần quà lưu niệm cho các câu hỏi và trả lời hay nhất.
Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn Khu công nghiệp- Chế xuất Hà Nội tổ chức thêm hai buổi đối thoại, trao đổi, hướng dẫn, nhằm thông tin đầy đủ, kịp thời những kiến thức cần thiết để CNLĐ hiểu và thực hiện bầu cử dân chủ, đúng luật, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân Thủ đô.
Bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi liên quan đến chủ đề bầu cử về địa chỉ laodongthudo.hn@gmail.com.
Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến sáng 21.4.2016.
Bài viết cùng chủ đề
Tọa đàm, Giao lưu trực tuyếnCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31