Trong mọi thành công đều có vai trò của báo chí
Bảo đảm an ninh thông tin trong hội nhập | |
Trao giải báo chí viết về công tác giảm nghèo |
Về vấn đề quản lý báo chí, Bộ trưởng nêu rõ: Tình trạng báo chí vi phạm sai sự thật là vấn đề nhức nhối.Tuy nhiên vai trò của báo chí đã thể hiện rõ ràng, nếu không có báo chí, mọi mặt của đời sống xã hội không được phản ánh như hiện nay. Cụ thể, những nơi khó khăn nhất đều có vai trò của báo chí, báo chí đi tiên phong đưa đường lối của Đảng vào cuộc sống. Trong mọi thành công của Đảng và đất nước đều có vai trò của báo chí. “Những sai phạm của báo chí gần đây là rất lớn nhưng không làm biến dạng dòng chảy chính của báo chí cách mạng hiện nay” - Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn trả lời chất vấn (ảnh CP) |
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, việc đăng tin sai là hành vi bị cấm trong Luật Báo chí. Thời gian qua, Bộ TTTT thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo để kiểm tra, xử phạt các vi phạm về đăng tải thông tin sai sự thật. Có thời điểm chỉ trong 1 tháng có hơn 70 cơ quan báo chí bị xử lý vì thông tin sai sự thật, vụ nước mắm có 50 cơ quan báo chí bị xử lý. Ngoài ra khi báo chí đưa tin cố ý hay vô tình xâm hại lợi ích của nhà nước và nhân dân đều bị xử lý nghiêm. Trong các cuộc họp giao ban đều nhắc nhở các cơ quan báo chí. Bộ TTTT đã và đang chấn chỉnh việc cấp thẻ và giấy tờ dẫn đến nhầm lẫn là thẻ nhà báo, để xảy ra tình trạng giả mạo giấy tờ, gây nhầm lẫn với thẻ nhà báo. Bộ đã yêu cầu xác minh và phối hợp với cơ quan công an để xử lý theo quy định.
Trước khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã có báo cáo giải trình về một số nội dung chất vấn được gửi đến Bộ TTTT trước phiên chất vấn này. Liên quan đến giải pháp kiểm soát, hạn chế thông tin xấu, độc hại, phản cảm trên mạng xã hội và định hướng thông tin, tuyên truyền văn hóa, đạo đức xã hội, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nêu rõ, các thông tin tiêu cực như xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ, kêu gọi kích động biểu tình, chống phá nhà nước... chủ yếu tồn tại trên các mạng xã hội nước ngoài do nhận thức của người sử dụng cho rằng mạng xã hội là môi trường ảo nên có thể tự do phát ngôn mà không phải chịu trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân.
Thời gian qua, Bộ TTTT đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nội dung thông tin trên mạng, đấu tranh ngăn chặn các thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật, như: Tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường quản lý Internet và thông tin trên mạng. Tăng cường xử lý các đối tượng có hành vi sai trái, phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội.
Trường hợp không xác định được nhân thân của tổ chức, cá nhân vi phạm, Bộ TTTT yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như Google, Youtube, Facebook,... thực hiện các biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ theo quy định tại Thông tư số 38/2016/TT-BTTTT.
Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xác định hành vi, đối tượng và ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm ẩn danh tính hoặc đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trên Internet và mạng xã hội. Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người sử dụng Internet và mạng xã hội.
Trong thời gian tới, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, đảm bảo môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, kịp thời bổ sung, xây dựng các văn bản mới và xây dựng cơ chế chính sách về thông tin điện tử cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng hiệu quả quản lý, bổ sung các chế tài xử lý sai phạm nghiêm khắc hơn.
Xây dựng chính sách quản lý nội dung thông tin trên mạng theo kịp với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của các công nghệ mới. Nghiên cứu phương án xây dựng công cụ quản lý, thu thập, phòng ngừa và cảnh báo; công cụ đánh giá truy cập website để làm căn cứ thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về thông tin trên Internet.
Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người sử dụng về các quy định của pháp luật có liên quan nội dung thông tin trên mạng. Thúc đẩy mạng xã hội do doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch vụ. Tăng cường hợp tác quốc tế và phối hợp với các bộ, ngành chức năng để xử lý các thông tin vi phạm chuyên ngành liên quan đến thuế, thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử.
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55