Trẻ vào lớp 1 dễ bị sang chấn tâm lý do… không dám đi vệ sinh

Sự thay đổi đột ngột thói quen sinh hoạt và môi trường học tập là một trong những khó khăn chính của trẻ khi bước vào lớp 1. Nhiều trẻ bị sang chấn tâm lý từ nguyên nhân rất bất ngờ: các em phải nhịn đi vệ sinh vì e ngại, hoặc không tự tìm được nhà vệ sinh ở trường mới.
tre vao lop 1 de bi sang chan tam ly do khong dam di ve sinh Giải pháp nào giúp trẻ không bị sang chấn tâm lý?
tre vao lop 1 de bi sang chan tam ly do khong dam di ve sinh Hà Nội: Cấm thi tuyển vào lớp 1, lớp 6

Thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Tự tin vào lớp Một” do Báo Nhi Đồng phối hợp với trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu tổ chức ngày 18/6 tại Hà Nội nhằm cung cấp cho các bậc phụ huynh bí quyết chuẩn bị hành trang cho trẻ nhập học lớp 1 năm học 2017-2018 (khoảng 1 tháng tới).

Tại sao cho trẻ đi học đọc, viết trước khi vào lớp 1 là sai lầm?

Khoảnh khắc bước vào lớp 1 vô cùng quan trọng với trẻ. Rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho con trước bước ngoặt này.

Thạc sĩ giáo dục học Hoàng Thị Kim Huệ (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho hay, hiện nay có 3 “trường phái” phổ biến của các phụ huynh có con chuẩn bị đi học lớp 1.

Thứ nhất, bố mẹ cho rằng một đứa trẻ 6 tuổi đã phát triển bộ não (khoảng 90%) và thể chất khá tương đối, cho nên để con tự nhiên vào lớp 1, không can thiệp, chuẩn bị gì cả.

Trường phái thứ hai là những phụ huynh hoang mang, không tin các con có thể đọc, viết, tính toán thành thạo trong 15-30 tuần ở trường. Do đó, họ chọn cách cho trẻ đi học trước (từ 5 tháng thậm chí 1 năm) và nghĩ rằng, đó là sự chuẩn bị cho khởi đầu chắc chắn, bền vững nhất.

Một bộ phận phụ huynh còn lại thì quan điểm chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị cách thức, phương hướng tư duy và tâm thế.

Vậy, trong 3 trường phái này, đâu mới là sự chuẩn bị tối ưu cho con?

Chuyên gia Hoàng Thị Kim Huệ cho biết, trẻ bước vào lớp 1sẽ gặp 3 khó khăn chính.

Đầu tiên là sự thay đổi đột ngột thói quen sinh hoạt. Từ việc ngồi ở trường mầm non với bàn ghế sặc sỡ sắc màu, sắp xếp tự do, con phải ngồi bàn gỗ ngăn nắp, chỉ được học không được chơi. Không ít trẻ thấy việc ngồi bàn học ngay ngắn thực sự ngột ngạt, bí bách.

Đặc biệt, có một chi tiết rất nhỏ nhưng nếu phụ huynh và thầy cô không để ý có thể gây sang chấn tâm lý cho học sinh mới vào lớp 1 đó chính là việc các con không tìm thấy nhà vệ sinh ở trường học mới hoặc e ngại, lo sợ không dám tự đi vệ sinh một mình.

“Nhiều chuyên gia tâm lý cho biết, khi bố mẹ đưa con lớp 1 đến gặp chuyên gia trong trạng thái sang chấn tâm lý, sau tìm hiểu mới biết nguyên nhân sâu xa chính là do trẻ không tìm thấy nhà vệ sinh, không dám/lo sợ đi vệ sinh một mình. Thay đổi thói quen sinh hoạt tưởng dễ nhưng thực sự là khó khăn rất lớn của trẻ”, bà Huệ chia sẻ.

tre vao lop 1 de bi sang chan tam ly do khong dam di ve sinh
Chuyên gia tâm lý Hoàng Thị Kim Huệ.

Khó khăn thứ hai đến từ thay đổi hoạt động trí tuệ từ tư duy trực quan bằng hình ảnh (mầm non) sang tư duy trừu tượng (bậc tiểu học). Điều đó khiến rất nhiều trẻ sợ học, sợ sách vở.

Khó khăn thứ ba là sự thay đổi trong quan hệ giao tiếp. Ở mầm non cô giáo xưng cô - con, dạy trẻ ít nhưng cưng nựng, chăm sóc trẻ là chính. Ở lớp 1, nhiệm vụ của cô là hoàn thành mục tiêu giáo dục nhà trường đề ra cho nên nhiều trẻ cảm thấy e ngại, sợ cô giáo.

Từ việc phân tích trên, Th.S Hoàng Kim Huệ khẳng định trường phái đầu tiên (cha mẹ để con tự nhiên vào lớp 1) không tốt, chắc chắn phụ huynh phải trợ giúp con mình. Trường phái thứ hai (cho con tập đọc, tập viết trước) cũng là sai lầm. Bởi lẽ, khó khăn của con khi vào lớp 1 đến từ sự thay đổi môi trường, bản chất việc học, đặc trưng loại hình tư duy chứ không phải khó khăn ở việc đọc - viết.

Điều tuyệt vời và đúng đắn nhất cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ chính là tâm thế thoải mái trước khi bước vào môi trường mới, khích lệ con học tập qua việc tạo động lực cho trẻ.

“Để con học thật tốt, bố mẹ chỉ việc cười thật tươi”

Bà Trần Vân Anh - Giám đốc Trung tâm tư vấn tâm lý Tâm Việt (Nha Trang) khẳng định, hành trang vào lớp 1 quan trọng nhất là tâm thế của trẻ.

“Cung cấp cho con tâm thế vui vẻ, đó là xuất phát tốt nhất. Vạn sự khởi đầu nan, nếu con từ đầu đã sợ hãi sẽ không học tốt được. Nếu chúng ta làm cho con vui vẻ và muốn học, muốn tiếp nhận kiến thức thì kết quả sẽ tốt”.

Chuyên gia này giải thích, đó chính là cơ chế phát huy bộ não của trẻ. Theo tâm lý học ứng dụng, bộ não con người có 3 phần: não người - đại não (chuyên xử lý các vấn đề ngôn ngữ, tính toán, logic, sáng tạo); não thú (xử lý cảm xúc); não bò sát (phản xạ không điều kiện).

Khi thông tin được tiếp nhận sẽ đi qua não thú đầu tiên, não thú như một cái van. Nếu thông tin tiêu cực, não thú sẽ khóa năng lượng lại không cho đi lên đại não. Đó là lí do khi cha mẹ quát nạt, trách phạt thì trẻ sẽ phản ứng tiêu cực thay vì nghe lời và hợp tác. Ngược lại, nếu cha mẹ nhẹ nhàng, động viên thì thông tin tích cực được não thú mở ra, đưa lên não người giúp trẻ nhận thức, tính toán, logic (tức học tập) thì trẻ sẽ hợp tác, học hành tiến bộ.

Bởi vậy, muốn phát huy bộ não muốn trẻ học tập thì cha mẹ phải tạo môi trường vui vẻ, thân thiện, tích cực, an toàn cho trẻ.

“Mỗi ngày việc đơn giản của bố mẹ chỉ là cười thật tươi. Đi làm về gặp con là cười, trút hết stress trước khi bước vào cánh cửa nhà. Cha mẹ quản lý cảm xúc tốt sẽ giúp con học tập tốt”, bà Vân Anh chia sẻ.

tre vao lop 1 de bi sang chan tam ly do khong dam di ve sinh
Chuyên gia Trần Vân Anh nêu 9 loại hình thông mình ở trẻ.

Chuyên gia tâm lý này lưu ý thêm, bố mẹ không cần quá lo lắng nếu con vào lớp 1 nhưng viết chưa đẹp, học Toán chưa giỏi. Đó là điều rất bình thường.

Bởi lẽ, mỗi đứa trẻ đều có 9 loại hình thông minh nhưng chỉ số của loại thông minh ở mỗi đứa trẻ là không giống nhau. Có đứa trẻ nói nhiều (thông minh ngôn ngữ), vẽ giỏi (thông minh không gian), giỏi Toán (thông minh logic), thích nghịch ngợm chạy nhảy (thông minh vận động)…

Một đứa trẻ nhút nhát chưa hẳn không tốt. Nhút nhát là biểu hiện của loại hình thông minh nội tâm, những đứa trẻ nhút nhát có ưu điểm là cảnh giác cao trước người lạ.

Mỗi đứa trẻ thông minh theo cách của mình. Cha mẹ tuyệt nhiên không nên so sánh con với đứa trẻ khác.

Bí quyết đồng hành cùng con

Các chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, đồng hành cùng con sẽ hiệu quả gấp nhiều lần so với dạy con. Bí quyết để đồng hành cùng con vào lớp 1 là thấu hiểu. Muốn thấu hiểu con thì trước hết phải tạo thiện cảm.

Theo chuyên gia Trần Vân Anh, muốn tạo thiện cảm với con thì cha mẹ nên lưu ý: một là cười với con, hai là khen ngợi khích lệ chúng, ba là hỏi trẻ nhiều hơn và bốn là lắng nghe trẻ… Đừng mắng khi con hỏi nhiều, đừng dập tắt niềm vui khi con đang say mê kể chuyện dù có thể với người lớn, những câu chuyện bé kể rất dài dòng và chẳng có gì quan trọng.

Thay vì dắt con đến gặp cô giáo lớp 1 và nói "cô chú ý giúp kèm cháu, con nhà tôi nhát lắm", cha mẹ nên loại bỏ cụm từ “nhút nhát” ra khỏi từ điển và thường xuyên khích lệ con bằng các cụm từ “con tự tin”, “con tuyệt vời”, “mẹ tin con làm được”…

Chuyên gia Hoàng Thị Kim Huệ khuyên các bậc cha mẹ hãy xin nghỉ làm, đưa con đi tựu trường lớp 1 và làm cho con cảm nhận được sự đặc biệt của dấu mốc này bằng một món quà hay bữa tiệc nhỏ. Đồng hành cùng con, phụ huynh là người tạo động lực tự nhiên giúp trẻ học tốt, nuôi dưỡng đam mê, để con được vui vẻ và muốn khám phá tri thức thay vì dọa nạt, áp gánh nặng kiến thức lên đầu trẻ.

Theo Lệ Thu/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/9, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền 1.823 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối ngày 26/9, tại Công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm), Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương đã được khai mạc, đông đảo người dân, du khách đã đến tham quan, mua sắm.
Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

(LĐTĐ) Ngày 2/10 tới đây, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô” và tôn vinh 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

(LĐTĐ) Chiều 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cựu quân nhân; cựu chiến binh; gia đình chính sách tiêu biểu nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 26/9 tổng số tiền các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội là 200 tỷ 401 triệu đồng.
LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 25/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo “Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

(LĐTĐ) Chiều ngày 26/9, quận Bắc Từ Liêm tổ chức gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp (DN), doanh nhân, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).

Tin khác

Trao giải cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước"

Trao giải cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước"

(LĐTĐ) Ngày 26/9, tại toà nhà Hội Nhà báo Việt Nam, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức Lễ trao giải cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước" và phát động cuộc thi viết "Gia đình học tập".
Tuyển sinh đại học năm 2025: Thay đổi để thích ứng

Tuyển sinh đại học năm 2025: Thay đổi để thích ứng

(LĐTĐ) Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành Giáo dục và Đào tạo khi có lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chính vì vậy, công tác tuyển sinh đại học cũng dự kiến có những thay đổi, đòi hỏi học sinh phải kịp thời nắm bắt để chủ động chuẩn bị, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu mới trong học tập và định hướng nghề nghiệp.
Tập trung khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên

Tập trung khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 3147/UBND-KGVX về việc thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
Quận Ba Đình: Diễn tập xử lý tình huống nhiều học sinh mắc ngộ độc thực phẩm

Quận Ba Đình: Diễn tập xử lý tình huống nhiều học sinh mắc ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Sáng 25/9, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm với tình huống nhiều học sinh mắc phải.
Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Chủ động tiếp cận Chương trình mới

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Chủ động tiếp cận Chương trình mới

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025 là kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên của học sinh học chương trình, sách giáo khoa mới biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, ngành Giáo dục Thủ đô đang tích cực, chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi này.
Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 24/9, toàn Thành phố chỉ còn 4 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (23/9), toàn thành phố Hà Nội còn 20 trường học chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Quận Ba Đình tặng quà 123 học sinh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão

Quận Ba Đình tặng quà 123 học sinh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão

(LĐTĐ) Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình đã tặng quà cho 123 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên địa bàn phường Phúc Xá.
Thanh tra, kiểm tra các khâu trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng

Thanh tra, kiểm tra các khâu trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng

(LĐTĐ) Theo hướng dẫn thanh tra, kiểm tra năm học 2024 - 2025 đối với các cơ sở đào tạo, tất cả các khâu trong công tác tuyển sinh các trình độ của giáo dục đại học và trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non đều được thanh tra, kiểm tra.
Tuyển sinh lớp 10 vượt chỉ tiêu, 5 cơ sở giáo dục ở Hà Nội bị xử phạt

Tuyển sinh lớp 10 vượt chỉ tiêu, 5 cơ sở giáo dục ở Hà Nội bị xử phạt

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Thông báo số 3205/TB-SGDĐT về việc tuyển sinh vào lớp 10 đối với một số cơ sở giáo dục năm học 2024 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động