Trẻ mầm non học tiếng Anh: Vướng mắc ở đội ngũ giáo viên
Ảnh minh họa. |
Đến năm học 2016-2017, cả nước đã có 41/63 tỉnh, thành phố tổ chức cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh. Tổng số trẻ tham gia là trên 192.000 trẻ. Đa số trẻ được làm quen với tiếng Anh là trẻ 5-6 tuổi với trên 90.000 trẻ.
Đây là con số được Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết tại Hội thảo Đánh giá 3 năm triển khai cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh tổ chức sáng 2/11 tại Hà Nội.
Nhu cầu lớn
Việc cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo ra hướng dẫn thực hiện từ năm 2014. Sau 3 năm triển khai, ghi nhận ở các địa phương cho thấy nhu cầu cho trẻ mầm non học tiếng Anh của phụ huynh ngày càng lớn.
Nếu trong năm học 2013-2014, cả nước có 21 tỉnh, thành phố tổ chức cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh thì đến năm học 2016-2017, con số này là 41, tăng 20 tỉnh, thành phố.
Tại TPHCM, số trẻ mầm non được làm quen với tiếng Anh là trên 96.000 trẻ, chiếm 58% tổng số trẻ đến trường. Tỉ lệ này ở Đà Nẵng là 19,2%. Hà Nội có 232 trường thực hiện cho trẻ làm quen với tiếng Anh, chiếm 22% tổng số trường với quy mô 30.000 trẻ.
Việc triển khai cho trẻ mầm non học tiếng Anh không chỉ diễn ra ở các thành phố lớn mà ngay cả các tỉnh miền núi cũng thực hiện như Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn…
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, tài liệu, học liệu được sử dụng cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh rất phong phú và được các sở giáo dục thẩm định trước khi đưa vào nhà trường. Chỉ riêng tại Hà Nội đã có đến 14 trung tâm và 10 hệ thống trường mầm non được phê duyệt tài liệu, học liệu. TPHCM cho phép sử dụng 4 tài liệu trong các trường mầm non.
Do chương trình tiếng Anh vẫn được quy định là nội dung ngoại khóa nên thời gian học được các trường bố trí vào buổi chiều với thời lượng khoảng 30 đến 45 phút/buổi.
Theo ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, kết quả sau 3 năm triển khai cho thấy trẻ tự tin hơn, nghe nói tiếng Anh tốt hơn.
Ông Minh cho biết, những năm đầu đời là giai đoạn vàng để trẻ phát triển ngôn ngữ do trẻ sẽ thẩm thấu một cách tự nhiên. Điều này giúp cho tiếng Anh có khả năng đến với trẻ theo con đường giống như ngôn ngữ mẹ đẻ và trẻ sẽ có xu hướng phát âm chuẩn như người bản địa.
Còn nhiều vướng mắc
Sau 3 năm triển khai, mặc dù việc làm quen với tiếng Anh nhận được rất nhiều sự quan tâm của các phụ huynh và đã đạt những kết quả nhất định, nhưng theo lãnh đạo các địa phương và các trường, vẫn còn rất nhiều khó khăn khi thực hiện.
Trong đó, vướng mắc lớn nhất là đội ngũ giáo viên.
Hiện đa số các địa phương đều liên kết với các trung tâm để triển khai cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Mỗi giờ học sẽ có giáo viên của trung tâm và một giáo viên của trường làm trợ giảng.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo các địa phương, giáo viên của trung tâm chỉ đến dạy khoảng 30-45 phút rồi về nên học sinh không có nhiều cơ hội giao tiếp. Giáo viên trung tâm giỏi tiếng Anh nhưng lại không có nghiệp vụ sư phạm mầm non, đối tượng học sinh vốn có rất nhiều đặc thù riêng về tâm sinh lý. Vì thế, giáo viên bị hạn chế trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động. Giáo viên của trường có năng lực sư phạm nhưng lại không đủ năng lực ngoại ngữ, thậm chí lúng túng ngay cả khi chỉ làm trợ giảng.
Trong khi đó, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có quy định cụ thể về việc ký hợp đồng, tuyển dụng giáo viên cho trẻ làm quen tiếng Anh trong các trường mầm non.
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ chế để trường tuyển giáo viên tiếng Anh dạy hợp đồng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc nhân sự vào các trung tâm và giảm chi phí cho phụ huynh học sinh.
Bên cạnh vấn đề giáo viên, các sở giáo dục và đào tạo cũng cho rằng Bộ cần linh hoạt hơn trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh, thậm chí có thể đưa vào chương trình chính khóa.
“Hiện nay, các trường chỉ được tổ chức trong các giờ học ngoại khóa buổi chiều nên gây nhiều khó khăn trong bố trí lịch học, nhất là khi có rất nhiều học sinh có nhu cầu,” đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội kiến nghị.
Theo Báo điện tử Chính phủ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58