Trẻ bị ẩn tinh hoàn và hướng điều trị
Cấp cứu kịp thời bé trai 3 tuổi bị xoắn tinh hoàn LĐTĐ -Tin từ Bệnh viên Nhi trung ương cho hay, khoa ngoại của bệnh viện vừa cấp cứu thành công cho một bệnh nhi 3 tuổi (ở Tam Nông, Phú Thọ) bị xoắn tinh hoàn. |
Nói về hiện tượng này, theo bác sĩ Hương, trong quá trình hình thành bào thai, cùng với sự phát triển của thai nhi, tinh hoàn sẽ di chuyển từ trong ổ bụng và xuống nằm đúng vị trí trong bìu tại thời điểm ngay trước khi sinh ra. Nhưng vì một số nguyên nhân, quá trình này bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng đứa trẻ đẻ ra bị ẩn tinh hoàn, hay nói chính xác hơn đó là, tinh hoàn chưa xuống bìu.Tuy nhiên, chỉ một nửa trong số tinh hoàn bị ẩn tinh hoàn có thể tự di chuyển trong thời kỳ này. “Nếu sau 6 tháng sau sinh mà tinh hoàn chưa đúng vị trí của nó, trẻ cần phải được điều trị. Nếu không, sự phát triển của tinh hoàn sẽ bị giới hạn, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí tinh hoàn có thể bị ác tính hóa” – bác sĩ Hương nhấn mạnh.
![]() |
Một trường hợp bệnh lý khác, theo như bác sĩ Hương, là tinh hoàn lúc sờ thấy ở bìu, có lúc lại không sờ thấy. Trường hợp này người ta gọi là “tinh hoàn lò xo”, tinh hoàn di động lên lên xuống xuống giữa bìu và bẹn. Thông thường, “tinh hoàn lò xo” không cần phải điều trị, nhưng cần phải được khám và theo dõi thường xuyên vì khi trẻ lớn lên, độ co giãn của “lò xo” không phát triển theo, dẫn đến ẩn tinh hoàn thực sự. Nếu tinh hoàn của trẻ không thể sờ thấy ở bìu sau 6 tháng, cần phải đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa ngoại nhi khám và điều trị. Phương pháp điều trị cơ bản và hiệu quả nhất là phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống bìu.
Nếu trẻ bị một trong những trường hợp trên, bác sĩ Hương khuyên rằng, cần thiết phải tiến hành phẫu thuật. Bởi, khi đó bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở vùng bẹn bệnh nhân, tìm và kéo tinh hoàn ra, đánh giá kích thước và độ dài của bó mạch thừng tinh, sau đó rạch một đường khác dưới bìu, cố định tinh hoàn vào lớp cơ ở bìu sao cho nó không thể co kéo lên trên được nữa. Thời gian nằm viện khoảng 2 ngày và hầu như bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn sau 1 tuần…
Ngọc Thủy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động
Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%
Y tế 27/03/2025 12:16

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025
Y tế 27/03/2025 10:31