Tránh rơi vào “bẫy” xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Sau thảm kịch 39 lao động bị chết tại Anh, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam đã phát đi cảnh báo về tình hình di cư bất hợp pháp, kêu gọi di cư lao động an toàn, có trật tự, hợp thức và dễ dàng.
tranh roi vao bay xuat khau lao dong Người lao động nghèo đi xuất khẩu lao động được vay 100% vốn ưu đãi
tranh roi vao bay xuat khau lao dong Gần 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 7 tháng đầu năm

Tỷ lệ lao động “chui” còn cao

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm nước ta đưa khoảng 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chiếm hơn 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm. Cả nước có khoảng 500.000 lao động đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Thời gian qua tỷ lệ lao động đi xuất khẩu lao động theo kênh chính thức tăng nhưng tỷ lệ lao động đi “chui” cũng tăng theo đáng kể.

tranh roi vao bay xuat khau lao dong
Lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc hợp pháp, sau khi nhập cảnh sẽ có 3 ngày học về Luật Lao động, an toàn sản xuất và văn hóa Hàn Quốc để thích nghi với công việc mới. (Ảnh: Lê Minh Đồng)

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cách “tự đi” thường không thuộc đối tượng điều chỉnh của các Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động được ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước tiếp nhận lao động và họ cũng không thông qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ.

Việc người lao động đi làm việc theo các kênh không chính thống đồng nghĩa với việc họ có thể gặp rủi ro về tính mạng, sức khỏe, tiền bạc mà không được cơ quan chức năng bảo vệ. Hiện trong các bộ luật của Việt Nam chưa có quy định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan nào trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ số lao động này để có thể đảm bảo quyền, lợi ích của họ được bảo vệ khi làm việc ở ngước ngoài cũng như khi về nước. Bên cạnh các đường dây đưa lao động “chui” ra nước ngoài là tình trạng lao động đi theo con đường chính thống, nhưng sau đó bỏ trốn.

Gia tăng nguy cơ bị bóc lột

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Di cư Quốc tế, lao động Việt Nam đã phải trả chi phí cao nhất so với một số nước trong khu vực để đi làm việc ở nước ngoài. Lao động đồng thời cũng phải vay mượn khoản tiền lớn nhất và làm việc trong khoảng thời gian lâu nhất lên đến 11 tháng để có thể chi trả khoản nợ này. Hơn 3/4 lao động Việt Nam được phỏng vấn (77% lao động nam và 75% lao động nữ) trả lời rằng họ bị vi phạm quyền lao động khi làm việc ở nước ngoài.

Trong những năm gần đây, Việt Nam có số lượng người ra nước ngoài làm việc gia tăng. Riêng trong năm 2019 đã có hơn 142.000 người lao động xuất cảnh (trong đó có khoảng 50.000 người là nữ) đi làm việc theo hợp đồng. Theo ước tính người lao động di cư gửi về nhà 2,5 - 3 tỷ USD mỗi năm. Ngoài ra, các báo cáo cũng cho thấy sự gia tăng đối với luồng di cư không hợp thức sang các nước trong khu vực và châu Âu.

Người lao động có rất ít khả năng kiểm soát sự thành công hay thất bại trong quá trình di cư, cho dù quyết định lựa chọn di cư của họ là theo kênh nào. Việc tăng cường kết quả tích cực từ quá trình di cư đòi hỏi sự thay đổi về chính sách và thực tiễn từ những người có trách nhiệm là Chính phủ, người sử dụng lao động, các đơn vị tuyển dụng hơn là hành vi của người lao động di cư.

Chính vì vậy, Tổ chức Lao động quốc tế khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần xem xét sửa đổi pháp luật liên quan đến việc quản trị lao động di cư ra nước ngoài. Đây chính là cơ hội quan trọng để cải thiện khung pháp lý về di cư lao động và giúp các kênh di cư hợp thức trở nên hấp dẫn hơn đối với người dân. Sử dụng các thuật ngữ “di cư lao động”, “dịch chuyển lao động” thay vì “xuất khẩu lao động” bởi “lao động không phải là hàng hóa”.

Đồng thời, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia phái cử, trung chuyển và tiếp nhận để tăng cường và đảm bảo những lựa chọn di cư hợp thức, đặc biệt là đối với lao động nữ, nhằm đảm bảo nhu cầu về việc làm thỏa đáng. Phát triển các kênh di cư hợp thức ít tốn kém tiền của, thời gian và ít phức tạp hơn. Mặc dù di cư hợp thức có thể tăng khả năng đạt được kết quả tích cực và tạo ra lợi nhuận, nhưng lợi ích bị giảm đi rất nhiều bởi chi phí di cư hợp thức hiện quá cao và quy trình mất nhiều thời gian, khiến người dân có ý định di cư lựa chọn những con đường dễ tiếp cận hơn, bao gồm cả thông qua môi giới.

Mở rộng tiếp cận pháp lý cho người lao động di cư, đặc biệc là lao động nữ vốn thường gặp nhiều khó khăn hơn nam giới, tại quê hương và ở nước ngoài. Khả năng người lao động di cư tiếp cận các cơ chế khiếu nại khi bị lạm dụng trong quá trình tuyển dụng và làm việc là yếu tố quan trọng để đảm bảo có các biện pháp khắc phục công bằng và đáp ứng yêu cầu.

Bên cạnh đó, Tổ chức Lao động Quốc tế cũng đề xuất cần đào tạo kỹ năng nghề phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động mà không tạo thêm gánh nặng về thời gian và tài chính đối với người lao động di cư. Điều này có lợi cho cả người sử dụng lao động và người di cư, góp phần tăng năng suất lao động, cải thiện tiền lương và điều kiện làm việc. Mở rộng dịch vụ cho người lao động di cư và gia đình để hỗ trợ họ khi về nước và tái hòa nhập cộng đồng, nhằm đảm bảo rằng người lao động di cư có thể tái hòa nhập thành công cả về phương diện xã hội và kinh tế, không gặp khó khi tìm việc làm khi trở lại Việt Nam.

Những điều quan trọng cần biết

Với mong muốn bản thân và gia đình được “đổi đời”, nhiều người lao động đã tin theo những lời dụ dỗ của các tổ chức môi giới, đường dây “cò mồi” xuất khẩu lao động. Nhiều người chẳng những không giàu lên mà gánh nặng nợ nần đè nặng cả gia đình, lỡ dở tương lai. Về vấn nạn này, cơ quan công an đã khởi tố, truy tố nhiều đường dây, cá nhân đưa người đi lao động trái phép.

Những cách nhận biết công ty xuất khẩu lao động lừa đảo: Không có Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tiền môi giới phải trả vượt quá 1 tháng lương cho 1 năm hợp đồng; tổng mức tiền dịch vụ tối đa phải nộp vượt quá 03 tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng; tiền ký quỹ vượt quá 3.000 USD; hứa hẹn một công việc với mức lương hấp dẫn ở nước ngoài.

Nhằm giúp người dân tránh rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo xuất khẩu lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đưa ra những lưu ý như sau: Trước tiên, cần phải biết tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại văn phòng tư vấn xuất khẩu lao động đưa người đi làm việc ở nước ngoài, tránh thông qua trung gian mập mờ. Cần biết và tìm hiểu kỹ thông tin về nơi mình sẽ đến, công ty nước ngoài sẽ tiếp nhận, việc làm cụ thể như thế nào, thời gian, thu nhập ra sao, các chế độ phúc lợi,... ghi trong các hợp đồng của công ty xuất khẩu lao động; yêu cầu công ty đó cung cấp các giấy tờ pháp lý chứng tỏ họ kinh doanh hợp pháp và được phép tuyển dụng theo quy định của Cục Quản lý lao động ngoài nước; không nên giao tiền hoặc tài sản cho người của doanh nghiệp xuất khẩu lao động hay người đưa đi xuất khẩu lao động khi chưa ký hợp đồng dịch vụ. Khi đóng phải tiền, phải yêu cầu được cung cấp phiếu thu…

Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu và nắm rõ mọi khoản tiền cần phải nộp cho công ty xuất khẩu lao động từ khi đăng kí tham gia đến lúc xuất cảnh gồm tiền dịch vụ, tiền môi giới, tiền đóng quỹ hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài, tiền vé máy bay. Ngoài ra còn có các khoản phí như tiền đặt cọc, tiền học nghề, đồng phục,… Nếu cần phải vay tiền ngân hàng để chi trả cho các khoản chi phí khi đi xuất khẩu lao động, cần nhớ chỉ vay tiền ngân hàng và trả các khoản chi phí sau khi đã ký bản hợp đồng với công ty môi giới xuất khẩu lao động.

Khi ký hợp đồng lao động, cần lưu ý ngày tháng, các nguồn tin trong hợp đồng, chữ ký và dấu. Có thể yêu cầu một bên thứ 3 am hiểu về pháp luật đứng ra làm chứng về hợp đồng và các điều khoản hợp đồng. Phải giữ 1 bản hợp đồng gốc và sao lưu nhiều bản để sử dụng; yêu cầu bên tuyển dụng lao động cung cấp số điện thoại, địa chỉ của người đại diện công ty xuất khẩu lao động tại nước bạn sẽ đến làm việc, người trực tiếp trợ giúp khi cần. Đồng thời, phải tìm hiểu và ghi nhớ cách thức liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ giúp đỡ lao động,… để lên tiếng khi có trường hợp xấu xảy ra.

Khi có tranh chấp với chủ sử dụng lao động, cần gọi điện thoại, gửi thư, email, fax cho công ty môi giới xuất khẩu yêu cầu can thiệp và ghi chép lại nội dung và ngày tháng năm của những trao đổi đó: Với các công ty xuất khẩu lao động uy tín, bạn sẽ được tham gia các khóa học nghề, học tiếng cũng như tìm hiểu về phong tục, văn hóa nước sẽ đến làm việc từ 3 – 4 tháng trước khi bay: Không nên tin những lời hứa hẹn thực tế sẽ tốt hơn quy định trong hợp đồng. Luôn yêu cầu công ty xuất khẩu phải tuân thủ mọi việc theo đúng như hợp đồng và phải được thể hiện trong hợp đồng.

Hà Phong - Công Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

(LĐTĐ) Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

(LĐTĐ) Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

(LĐTĐ) Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xem thêm
Phiên bản di động