Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động do có các vi phạm về ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chậm đóng tiền vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước…
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị xử phạt, đình chỉ hoạt động Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo xuất khẩu lao động, du lịch miễn thị thực Tìm bị hại trong vụ án lừa đảo xuất khẩu lao động theo chương trình Kỹ năng đặc định

Cơ quan quản lý lao động vừa thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và ra quyết định xử phạt đối với nhiều doanh nghiệp có vi phạm.

Cụ thể, Công ty cổ phần Quản lý - Tư vấn đầu tư nhân lực Hoàng Việt (Hà Nội) bị xử phạt 125 triệu đồng do đóng không đúng thời hạn vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; không cập nhật đầy đủ thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Công ty cổ phần Quản lý - Tư vấn đầu tư nhân lực Hoàng Việt cũng không đăng tải hoặc không cập nhật khi có sự thay đổi trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp danh sách nhân viên nghiệp vụ; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Công ty còn thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước với người lao động không theo quy định của pháp luật.

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Trang thông tin điện tử của Công ty cổ phần Quản lý - Tư vấn đầu tư nhân lực Hoàng Việt.

Trường hợp khác là Công ty cổ phần Nhân lực Colecto (Hà Nội) bị xử phạt hành chính 30 triệu đồng do vi phạm ký không đúng mẫu hợp đồng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với 2 lao động.

Thêm một trường hợp nữa là Công ty cổ phần Vận tải và Đầu tư thương mại An Thái (Hải Phòng) thực hiện chưa đầy đủ một số nội dung trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về thời giờ làm việc trong ngày, số ngày trong tuần, số ngày nghỉ phép và nghỉ lễ. Tài liệu giáo dục định hướng cho người lao động chưa đủ một số kỹ năng như chi tiêu, phong tục tập quán, sử dụng phương tiện liên lạc, giao thông mua bán… Công ty cũng đóng không đúng hạn vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Với các vi phạm này, Cục Quản lý lao động ngoài nước xử phạt hành chính công ty 12,5 triệu đồng và yêu cầu khắc phục tồn tại.

Vi phạm về đóng không đúng hạn vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, Công ty cổ phần Việt Nam Hòa Bình (Hòa Bình) và Công ty cổ phần Nhân lực Kim Minh (Hòa Bình) cùng bị xử phạt 12,5 triệu đồng.

Cuối tháng 7 vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã xử phạt Công ty TNHH Lâm sản Việt Nam - Newzealand số tiền 60 triệu đồng. Công ty này bị xử phạt do lỗi không đảm bảo số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện quy định về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trước đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng xử phạt nhiều công ty xuất khẩu lao động với các lỗi như: Ký không đúng mẫu hợp đồng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện không đúng nội dung hợp đồng cung ứng lao động...

Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ Quinn Hà Nội bị xử phạt gần 360 triệu đồng do ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với 11 người lao động (làm việc tại Hàn Quốc); bị đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động 18 tháng (bắt đầu từ tháng 10/2023).

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Một buổi thi tuyển đi xuất khẩu lao động do Công ty TNHH Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ Quinn Hà Nội tổ chức.

Lý do Công ty TNHH Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ Quinn Hà Nội bị xử phạt vì chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Công ty không cam kết bằng văn bản việc ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp về văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận việc chuẩn bị nguồn lao động; không thực hiện đúng nội dung hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký và được chấp thuận.

Công ty cổ phần LMK Việt Nam bị xử phạt 27 triệu đồng vì nộp không đúng thời hạn vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định pháp luật; ký không đúng mẫu hợp đồng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với 1 lao động đi làm việc tại Hungary.

Công ty TNHH Hợp tác giáo dục quốc tế Thời Đại Mới bị xử phạt 102 triệu đồng do vi phạm không ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với 2 lao động. Công ty này chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc tại Nhật Bản khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đóng không đúng thời hạn vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định pháp luật. Công ty bị phạt bổ sung hình thức đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động 18 tháng.

Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau 7 tháng, cả nước có gần 90.000 lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, đạt gần 72% kế hoạch năm. Các thị trường tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam như: Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong nhiều loại hình ngành nghề như: Sản xuất, chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội hướng tới mục tiêu “chính quyền phục vụ, người dân hài lòng, hạnh phúc” qua ứng dụng iHanoi

Hà Nội hướng tới mục tiêu “chính quyền phục vụ, người dân hài lòng, hạnh phúc” qua ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, sau 2 tháng triển khai, ứng dụng iHanoi đã tiếp nhận được 5.700 phản ánh, kiến nghị, trong đó đến nay đã xử lý 3.940 kiến nghị và đạt trên 70%. Hiện nay thành phố đang xử lý 29% phản ánh, kiến nghị trong hạn và chỉ có 69 kiến nghị xử lý quá hạn (chiếm 0,02%). Đây là điểm rất mới so với việc xử lý trên bản giấy.
Để khai giảng năm học mới thực sự là Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường

Để khai giảng năm học mới thực sự là Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường

(LĐTĐ) Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 sẽ được tổ chức thống nhất trên địa bàn Thành phố vào sáng 5/9; các nhà trường chú trọng xây dựng văn hóa học đường, đảm bảo an ninh an toàn trường học ngay từ những ngày đầu năm học… là những nội dung được đề cập tại Công văn số 3001/SGDĐT-VP của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Khách hàng mạnh tay chốt đơn VF 8 Lux để hưởng trọn bộ ưu đãi chưa có tiền lệ

Khách hàng mạnh tay chốt đơn VF 8 Lux để hưởng trọn bộ ưu đãi chưa có tiền lệ

(LĐTĐ) Ưu đãi nối tiếp ưu đãi đang giúp VF 8 Lux và VF 8 Lux Plus nhân đôi sức hút trong mắt khách hàng Việt.
Viettel dành 6 giải Vàng tại Giải thưởng Kinh doanh quốc tế 2024 (IBA 2024)

Viettel dành 6 giải Vàng tại Giải thưởng Kinh doanh quốc tế 2024 (IBA 2024)

(LĐTĐ) Vừa qua, Viettel dành 14 giải tại giải thưởng Kinh doanh quốc tế 2024 (IBA 2024).
Khoản thu nào Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu?

Khoản thu nào Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu?

(LĐTĐ) Chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025, nhằm tăng cường công tác quản lý thu, chi, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu, đối với kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các nhà trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 4134/KH-SYT tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Nghệ An: Các doanh nghiệp rợp cờ đỏ sao vàng chào mừng Tết Độc lập 2/9

Nghệ An: Các doanh nghiệp rợp cờ đỏ sao vàng chào mừng Tết Độc lập 2/9

(LĐTĐ) Theo ghi nhận tại Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An, người lao động phấn khởi khi được doanh nghiệp chi thưởng và không bố trí làm việc trong dịp lễ Quốc khánh 2/9.

Tin khác

Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

(LĐTĐ) Mỗi năm cả nước có khoảng 600.000 - 700.000 học sinh vào đại học. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trên thị trường lao động. Để khắc phục tình trạng này, theo các chuyên gia, giải pháp tiên quyết là cần gắn kết chặt chẽ trường nghề với doanh nghiệp, nâng cao tính thực tiễn trong quá trình đào tạo, gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp… Đó là những nội dung được trao đổi tại buổi Tọa đàm “Xu thế đào tạo nghề: Góc nhìn đa chiều” do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức mới đây.
Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tháng 7 vừa qua, thị trường Hà Nội tiếp tục đà phục hồi và phát triển. Trong tháng 7, Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động.
Hà Nội: Nhà tuyển dụng chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng nghề

Hà Nội: Nhà tuyển dụng chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng nghề

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, với đà phục hồi kinh tế như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới sẽ tiếp tục được duy trì. Các đơn vị tuyển dụng sẽ chú trọng nhiều hơn tới kỹ năng nghề, còn người lao động quan tâm nhiều hơn tới điều kiện phúc lợi, chế độ bảo hiểm.
Xem xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức

Xem xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ triển khai rà soát và xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức, rà soát biên chế, tài chính đặc thù và tình hình biên chế giáo dục, báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ và trình Bộ Chính trị.
Cơ hội việc làm cho hàng trăm sinh viên ngành báo chí, truyền thông

Cơ hội việc làm cho hàng trăm sinh viên ngành báo chí, truyền thông

(LĐTĐ) Sáng 23/8, Trường Cao đẳng Truyền hình tổ chức Ngày hội việc làm VTV College năm 2024, sự kiện thu hút gần 40 cơ quan báo chí, truyền thông, doanh nghiệp tham gia tư vấn, tuyển dụng; cùng sự có mặt của gần 500 sinh viên các ngành/nghề báo chí, truyền thông, quay phim, kỹ thuật viên đa phương tiện, kỹ thuật viên đồ họa tham gia.
Nhiều doanh nghiệp bị phạt vì coi thường an toàn lao động

Nhiều doanh nghiệp bị phạt vì coi thường an toàn lao động

(LĐTĐ) Từ đầu năm tới nay, nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra khiến không ít lao động thiệt mạng. Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) thanh tra việc chấp hành quy định an toàn, vệ sinh lao động, xử phạt doanh nghiệp vi phạm.
Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm

Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định hoạt động doanh nghiệp đồng thời thực hiện nhiều giải pháp giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả thị trường lao động.
TP.HCM: Tuyển dụng công chức, viên chức từ sinh viên xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ

TP.HCM: Tuyển dụng công chức, viên chức từ sinh viên xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ bổ sung vào đội ngũ công chức, viên chức (CCVC) trên địa bàn số lượng 19 người từ sinh viên xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ, trong đó số lượng CC là 14 người, VC là 5 người.
Góc nhìn đa chiều về xu hướng đào tạo nghề

Góc nhìn đa chiều về xu hướng đào tạo nghề

(LĐTĐ) Với sự tham gia thảo luận của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, cơ sở đào tạo, nhà tuyển dụng, tọa đàm trực tuyến ''Xu hướng đào tạo nghề - Góc nhìn đa chiều" do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức chiều ngày 19/8 đã đem tới cái nhìn đa chiều về xu hướng đào tạo, nhu cầu của thị trường và cơ hội việc làm sau đào tạo trong bối cảnh “thừa thầy, thiếu thợ” hiện nay.
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - Nhật Bản

Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - Nhật Bản

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung, hiện có nhiều quốc gia “đặt hàng” Việt Nam cung cấp lượng lớn nhân lực. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm, thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản về lao động để duy trì số lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản tương đương con số của năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động