Tình mẫu tử không theo cách thông thường
Nguy cơ tử vong cao do hạ tiểu cầu vì lầm tưởng do sốt thông thường | |
Phát hiện thú vị: Kiến vàng đẻ trứng... để ăn | |
9 phương pháp “khoa học” giúp nâng cao hiệu suất làm việc |
"Hạnh phúc trong 5 lá thư của mẹ" là một tác phẩm văn học Pháp đặc biệt. Ảnh: L.Q.V |
Lâu nay, nhắc đến những cuốn sách về tình mẹ, người ta thường nghĩ tới những áng văn xúc động khiến người đọc rơi nước mắt. Nhưng, khác với những tác phẩm văn học cùng chủ đề, “Hạnh phúc trong 5 lá thư của mẹ” của nữ nhà văn Pháp Pascale Perrier, NXB Dân trí và YOLOBooks ấn hành, là một tác phẩm văn học Pháp đặc biệt, lại khiến độc giả chia sẻ theo một cách rất riêng. Ðó là một cuốn sách cảm động về tình mẫu tử, tình cảm gia đình không theo cách thông thường, Một cuốn sách chan chứa lạc quan trên nền hiện thực mất mát.
Dịch giả Lise Nguyễn (bên trái, ảnh) và nhà thơ Trần Trương đã chia sẻ nhiều điều thú vị tại buổi tọa đàm. Ảnh: L.Q.V |
Tác phẩm xoay quanh cuộc sống của Chloe, 15 tuổi, bỗng phải học cách sống một mình trước cái chết đột ngột của mẹ, khi bà không qua khỏi cuộc phẫu thuật khối u não. Chloe còn có người chị Joséphine (19 tuổi, sinh viên Y khoa và đồng thời là người bảo mẫu cho những đứa em, theo di chúc của mẹ) và người anh Gaspard (17 tuổi, ham thích trò chơi điện tử và nhạc opera). Bố mẹ họ đã ly dị từ lâu và người cha hiện sống với một người vợ khác ở một nơi xa. Thường ngày, Chloe cảm thấy dường như ai cũng bận rộn, 2 anh chị hình như không bị cái chết của mẹ làm xáo trộn đời sống của họ. Ðôi lúc, Chloe nghĩ rằng mình bị bỏ rơi, và lúc ấy, những kỷ niệm về mẹ lại trỗi dậy cùng với sự tủi thân thường thấy nơi những đứa trẻ đang lớn.
“Hạnh phúc trong 5 lá thư của mẹ” là một tác phẩm văn học Pháp rất thực tế và giàu tính nhân văn. Câu chuyện mở ra những tình huống về chủ đề mất mẹ, về tình yêu và sự tìm kiếm nhân cách của trẻ với triết lý “tôi là ai” thông qua những câu hỏi liên tục và những cuộc phiêu lưu của Chloé. Những lá thư nhẹ nhàng, không mang tính triết học tiên nghiệm, cũng chẳng có những lời yêu thương mà ta thường tìm thấy. Nhưng mỗi lá thư lại khiến bạn đọc mỉm cười, để rồi rơi nước mắt, với tình mẫu tử thiêng liêng.
Tại buổi tọa đàm, nữ dịch giả Lise Nguyễn (từng giảng dạy tại Trường Đại học Sorbonne và Trường Đại học Paris 12, là dịch giả tác phẩm) và nhà thơ Trần Trương đã chia sẻ cùng đông đảo bạn đọc nhiều điều chân tình xoay quanh tác phẩm cảm động này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07