Nguy cơ tử vong cao do hạ tiểu cầu vì lầm tưởng do sốt thông thường
Cứu sống bé trai mắc hội chứng suy hô hấp cấp nguy hiểm | |
Dấu hiệu nhận biết khi bị viêm màng não |
Theo đó, diễn tiến của bệnh nhân này ngày đầu tiên sốt rất cao, đau đầu dữ dội. Sau một ngày bệnh nhân đi khám, xét nghiệm cho kết quả âm tính với SXH, tiểu cầu ở ngưỡng 244. Bệnh nhân được điều trị như một ca sốt vi rút thông thường. Nhưng đang trong mùa dịch SXH, nên bác sĩ chỉ định chỉ sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol, bù điện giải oresol, uống nhiều nước trái cây và chờ xét nghiệm lại.
Đối với bệnh SXH, theo dõi biến chứng hạ tiểu cầu là phải theo dõi thường xuyên chứ không theo dõi một thời điểm. |
Và đến ngày thứ 5, bệnh nhân gọi dịch vụ xét nghiệm tại nhà để kiểm tra thì kết quả vẫn âm tính với SXH, tiểu cầu giảm xuống 144 (vẫn trong mức bình thường). Nhưng đến sáng ngày thứ 9, bệnh nhân bắt đầu có nhiều triệu chứng bất thường như: Chảy máu chân răng, trên da xuất hiện chấm đỏ li ti… Ngay lập tức, bệnh nhân được người nhà đưa đến viện và kết quả xét nghiệm cho thấy tiểu cầu giảm nghiêm trọng và chẩn đoán mắc SXH. Bệnh viện đã truyền tiểu cầu và huy động người nhà bệnh nhân tiếp tục hiến máu để tách tiểu cầu. Bởi theo bác sĩ giải thích, tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu xuống mức thấp rất nguy hiểm cho người bệnh, có thể đe dọa xuất huyết não, nội tạng và gây tử vong nhanh chóng. Sau hơn một ngày điều trị tích cực, hiện bệnh nhân hiện đã qua cơn nguy kịch.
Chia sẻ về ca bệnh đặc biệt này, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng, trường hợp này vẫn có thể gặp nhưng hiếm. Trong thực tế điều trị, có những ca khi xét nghiệm ngày đầu âm tính với SXH, dù các biểu hiện cho thấy dấu hiệu điển hình của căn bệnh này. Bác sĩ Cấp cũng lý giải, điều này không bất thường bởi kết quả âm tính hay dương tính SXH phụ thuộc vào thời điểm lấy máu xét nghiệm và phương thức xét nghiệm.
Không tự ý truyền dịch khi bị SXH Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, khi điều trị SXH tại nhà (cấp độ 1 và 2), người bệnh chỉ uống paracetamol để hạ sốt, ngoài ra không được dùng bất kỳ loại thuốc nào khác. Nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước mát hoặc nước trái cây để giải nhiệt, tránh ăn những thức ăn khó tiêu. Bên cạnh đó lưu ý tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị SXH, chỉ truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì truyền dịch trong SXH khá phức tạp, không giống truyền dịch trong sốt thông thường. Việc chỉ định truyền dịch gì, truyền bao nhiêu phải căn cứ vào từng giai đoạn và mức độ cụ thể của người bệnh. Trong giai đoạn biến chứng nguy hiểm nếu bệnh nhân có tình trạng thoát dịch nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch với liều lượng và chủng loại phù hợp theo phác đồ. Sang giai đoạn hồi phục (từ ngày thứ 7 trở đi), có thể bệnh nhân tái hấp thu lượng dịch đã thoát trong giai đoạn trước, cần tránh tuyệt đối truyền dịch. Truyền dịch không đúng chỉ định, liều lượng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như phù nề, suy hô hấp… |
“Trong 1 – 2 ngày đầu tiên, có một số trường hợp SXH xét nghiệm chưa dương tính bởi số lượng vi rút trong máu chưa quá nhiều, chưa đủ để cho kết quả xét nghiệm dương tính. Những trường hợp này vẫn nghi ngờ SXH thậm chí làm lại. Hay những bệnh nhân làm xét nghiệm ở ngày thứ 5 – 6 thì lúc này trong máu cũng đã hết vi rút, trong khi kháng thể chưa đạt đến nồng độ cao, lúc này làm xét nghiệm vi rút và xét nghiệm huyết thanh nhưng đều âm tính nhưng vẫn là SXH”, bác sĩ Cấp cho biết. Những ca bệnh này muốn khẳng định có nhiễm bệnh hay không, sau ngày thứ 7 làm huyết thanh dương tính là chuẩn xác nhất.
Về biến chứng bệnh nhân gặp phải chảy máu chân răng do hạ tiểu cầu xuống ngưỡng nguy hiểm, bác sĩ Cấp cho biết việc bỏ quãng xét nghiệm công thức máu có thể dẫn đến tình huống này. Bởi khi bị SXH có 2 nguy cơ biến chứng là cô đặc máu và hạ tiểu cầu. Biến chứng hạ tiểu cầu không liên quan đến các biểu hiện mệt mỏi, li bì. Người bệnh vẫn thấy khỏe mạnh bình thường dù tiểu cầu vẫn hạ.
Điều này lý giải có những bệnh nhân đang khỏe mạnh, chủ quan không theo dõi tiểu cầu đột nhiên bị xuất huyết. Trong khi đó, biến chứng cô đặc máu do SXH lại liên quan rất nhiều đến triệu chứng mệt, đau tức vùng gan, nôn, buồn nôn, lơ mơ, li bì. “Vì thế, chúng tôi thường khuyến cáo bệnh nhân xét nghiệm công thức máu của 3 ngày liên tiếp, 4 – 5 – 6, lúc đó sẽ đánh giá được xu thế của tiểu cầu đi xuống hay đi lên. Nếu ngày thứ 6 vẫn có xu thế đi xuống thì ngày thứ 7 vẫn phải làm xét nghiệm. Còn nếu ngày thứ 4 thấp, 5 thấp, thứ 6 bắt đầu tăng lên sẽ không cần làm nữa”- bác sĩ Cấp nói.
Bác sĩ Cấp giải thích thêm, theo dõi biến chứng hạ tiểu cầu là phải theo dõi thường xuyên chứ không theo dõi một thời điểm được. Khi bị SXH, hãy đi tái khám, xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, hiện nay dịch SXH vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp bệnh nhân có diễn tiến nặng lên do chủ quan không đến các cơ sở y tế chẩn đoán kịp thời vì lầm tưởng là sốt siêu vi rút. Bởi vậy, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh SXH cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nguyễn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46