Các làng nghề thủ công truyền thống:

Tìm hướng đi mới

Để tồn tại và phát triển, bên cạnh việc xây dựng mẫu mã, chất lượng, phát triển du lịch đang được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm khai thác thế mạnh của các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam.
tin nhap 20171010095122 Người mẫu ngoại nói gì về áo dài dát vàng của Việt Nam?
tin nhap 20171010095122 Song hành với bảo vệ môi trường
tin nhap 20171010095122 Gốm sứ Bát Tràng: Từ góc nhìn làng nghề truyền thống
tin nhap 20171010095122 Làng hoa Tây Tựu: Thành làng nghề truyền thống

Giàu tiềm năng cho du lịch

Nghề thủ công truyền thống Việt Nam với 11 nhóm nghề chính là: Dệt, gỗ, cói, sơn mài, gốm sứ thủy tinh, thêu ren, mây tre đan, giấy thủ công, tranh in khuôn gỗ, chạm khắc đá, kim khí đúc đồng, chạm bạc đã tạo nên hàng nghìn làng nghề phân bố khắp cả nước, trong đó có hơn 2.000 làng nghề thủ công đã được công nhận.

Theo TS. Nguyễn Thị Lan Hương (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam), với hệ thống các làng nghề phong phú, đa dạng như vậy, rõ ràng du lịch làng nghề đang là một tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam. Đây cũng chính là điểm thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng nhất là khách quốc tế, nó trở thành một ưu thế cho hàng thủ công mỹ nghệ so với các mặt hàng khác. Khi đến với Việt Nam, đa số du khách đều muốn mang theo về nước một món đồ thủ công mỹ nghệ, bởi những sản phẩm này luôn chứa đựng những gì tinh tế nhất của một nền văn hóa.

tin nhap 20171010095122
Sản xuất gốm gắn với phát triển du lịch tại làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Ảnh: NC

Hà Nội là ví dụ điển hình. Suốt hàng nghìn năm qua, Hà Nội là nơi chứa đựng những tinh hoa văn hóa. Hà Nội cũng là nơi có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề trong đó có gần 300 làng nghề được Thành phố công nhận. Thời gian gần đây, với danh xưng là “mảnh đất trăm nghề”, thành phố Hà Nội đã thu hút số lượng lớn khách du lịch đến tham quan các làng nghề truyền thống như làng dệt Vạn Phúc - nơi sản xuất các loại lụa tơ tằm, đặc biệt nổi tiếng với thứ lụa gấm lâu đời (tương truyền có từ thời Cao Biền); làng dệt the lụa La Khê chuyên dệt sa màu và các thứ lụa bạch, lụa vân; làng Nón Chuông nổi tiếng hàng trăm năm với sản phẩm thế mạnh là nón trắng và nón quai thao; hệ thống các làng nghề sơn mài truyền thống như Hạ Thái, Sơn Đồng, Bối Khê với các sản phẩm sơn mài mỹ nghệ độc đáo mang đậm phong cách Việt Nam… và điển hình là làng gốm Bát Tràng đã và đang đón nhiều lượt khách đi tour trong ngày với các hoạt động tham quan nơi sản xuất, tự tay nặn và tô vẽ lên đồ gốm sứ, mua hàng làm quà lưu niệm và đặc biệt thú vị là hình thức du lịch bằng xe trâu kéo tại làng nghề.
Song còn nhiều thách thức

Tuy nhiên, hoạt động du lịch làng nghề hiện vẫn còn nhiều khó khăn, phát triển manh mún, chưa xứng tầm với những lợi thế sẵn có. Nguyên nhân là do yếu tố lịch sử và một số vấn đề mang tính chất địa phương nên hầu hết các làng nghề đều phát triển tự phát, thiếu quy hoạch. Hạ tầng giao thông ở các khu vực làng nghề còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trong xã hội hiện đại vẫn cần tôn vinh, giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống. Bởi giữ gìn, phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ là gìn giữ nét văn hóa tinh hoa của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa mà thông qua đó sẽ giải quyết đáng kể công ăn việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho hàng chục nghìn lao động, góp phần tạo động lực thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Một yếu tố có tác động mạnh đến tâm lý của du khách là tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề hiện nay. Số liệu điều tra của Viện Công nghệ và Môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho thấy 100% mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép. Nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Môi trường không khí bị ô nhiễm bởi bụi, mùi hóa chất. Còn tại Hà Nội, số liệu quan trắc của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên và Môi trường tại 22 cụm và 43 làng nghề, cũng như kết quả của Tổng cục Môi trường cho thấy, từ năm 2007, không khí ở một số làng nghề có nồng độ bụi vượt 1,4 -1,6 lần giới hạn. Các làng nghề cơ khí có nồng độ các kim loại nặng nhiều nơi vượt giới hạn. Nồng độ nhiều chất hữu cơ độc rất cao. Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Tuấn Định cho biết: “Đa số các làng nghề hầu như không có công trình xử lý chất thải phù hợp, chủ yếu xả thẳng ra môi trường dân sinh. Chỉ có khoảng 60% hộ làm nghề có hệ thống xử lý nước thải nhưng còn rất thô sơ”.

Bên cạnh đó, việc thả nổi chất lượng sản phẩm ở một bộ phận hộ dân làng nghề hiện nay đã vô tình kéo lùi sự phát triển của thủ công mỹ nghệ trong phát triển du lịch. Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia, công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu làng nghề cũng chưa thực sự có hiệu quả, nhiều địa phương có tiềm năng du lịch làng nghề rất lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác.

Cần “chắp cánh” cho làng nghề

Theo thống kê của Sở Công thương Hà Nội, các làng nghề Hà Nội thu hút gần 1 triệu lao động với hơn 170 nghìn hộ tham gia sản xuất. Hoạt động trong lĩnh vực này có hơn 2000 công ty cổ phần, hơn 4000 công ty TNHH, gần 1500 doanh nghiệp tư nhân, khoảng 200 hợp tác xã. Chính những công ty, các doanh nghiệp này đã góp phần không nhỏ trong việc vực dậy các làng nghề với những hướng đi chuyên nghiệp. Một số làng nghề có doanh thu cao như dệt La Phù 800 tỷ đồng/ năm, gốm sứ Bát Tràng 350 tỷ đồng/ năm… Trong quy hoạch phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội phấn đấu tạo việc làm cho khoảng 800.000 đến 1 triệu lao động nông thôn với thu nhập bình quân đầu người đạt 35 - 40 triệu đồng/năm vào năm 2020 và 50 - 60 triệu đồng/năm vào năm 2030.

tin nhap 20171010095122

Ông Lương Ngọc Quy, Giám đốc Công ty TNHH Hamico - chuyên xuất khẩu gốm sứ Bát Tràng cho biết, sản phẩm gốm sứ nói riêng và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều nước châu Âu, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc... Có du khách còn tìm đến tận nơi để chiêm ngưỡng việc sản xuất thủ công và mua những mặt hàng độc đáo tại gốc. Tình hình mới, đòi hỏi các hộ sản xuất phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Nếu như trước đây, sản phẩm chủ yếu phục vụ cuộc sống như ấm, chén, bát, đĩa, niêu... thì nay, nhiều hộ đã chú trọng đến sản xuất các sản phẩm trưng bày như lục bình, tranh gốm, lọ hoa, tượng... có giá trị cao hơn nhiều lần.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng, muốn khai thác phát triển du lịch làng nghề theo hướng bền vững thì cần phải đảm bảo hiệu quả trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Trong đó, việc đầu tiên là mỗi người dân làng nghề phải được giáo dục về văn hóa du lịch. Cùng với đó, mỗi làng cần lựa chọn và phục dựng lại những nét văn hóa đặc sắc của làng để tạo điểm nhấn thu hút du khách. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần quan tâm tới việc thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hệ thống khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, viễn thông, các dịch vụ giải trí và đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị du lịch, lữ hành... Đặc biệt, cần phải chú trọng đến công tác vệ sinh môi trường ở các làng nghề. Tạo thiện cảm cho du khách từ không gian sản xuất gọn gàng, sạch sẽ đến những phương án xử lý để không ảnh hưởng đến môi trường chung. Xây dựng các quy định về môi trường ở các làng nghề truyền thống trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường và Luật Du lịch.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phối hợp với Trung tâm Chính trị quận tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tài chính, kiểm tra Công đoàn năm 2024 cho gần 300 cán bộ làm công tác công đoàn và tài chính Công đoàn cơ sở.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

(LĐTĐ) Sáng 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023; nghe nói chuyện chuyên đề về “Xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình trong thời kỳ mới” cho các cán bộ, đoàn viên, người lao động.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

(LĐTĐ) Căn cứ theo quy định pháp luật, người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vẫn sẽ bị phạt vi phạm nồng độ cồn theo quy định.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Chăm lo đời sống đoàn viên

Chăm lo đời sống đoàn viên

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Đức (Hà Nội) đã có nhiều cách làm hay trong việc quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường cũng như nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

(LĐTĐ) Sau thành công khi đăng cai Miss Grand International, Sen Vàng tiếp tục là đơn vị đăng cai tổ chức Mr World 2024 - Nam vương Thế giới 2024 vào tháng 9/2024.
Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

(LĐTĐ) Những đứa trẻ trong độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật có tính chất côn đồ, manh động… gây nhiều nỗi lo, bức xúc trong mỗi gia đình và toàn xã hội. Ngăn chặn xu hướng trẻ hóa tội phạm trước hết cần sự quan tâm đặc biệt từ gia đình.

Tin khác

Để Trường Sa thêm xanh

Để Trường Sa thêm xanh

(LĐTĐ) Giữa trùng khơi bốn bề sóng vỗ, là màu xanh mướt mắt của những cây bàng vuông, cây phong ba, cây tra... làm dịu đi cái khắc nghiệt của nắng, gió. Mỗi cây trên đảo gắn với một phần đời cán bộ chiến sĩ; lớn lên bằng trách nhiệm và yêu thương của những người lính trên quần đảo Trường Sa.
Cảnh giác trước các trang web mạo danh “Cục An ninh mạng”

Cảnh giác trước các trang web mạo danh “Cục An ninh mạng”

(LĐTĐ) Gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện các trang mạng xã hội mạo danh “Cục An ninh mạng”; “Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao” lợi dụng lòng tin của nạn nhân muốn sớm lấy lại tài sản sau khi bị lừa đảo, chiếm đoạt trên mạng nhưng thực tế, các đối tượng sẽ tiếp tục dụ dỗ, lừa tiền của các nạn nhân.
Trao hơn 4,8 tỷ đồng giúp phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh

Trao hơn 4,8 tỷ đồng giúp phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh

(LĐTĐ) Nu Skin Việt Nam vừa tổ chức chuỗi sự kiện thường niên kỷ niệm 11 năm thành lập công ty tại thị trường Việt Nam. Tại sự kiện, Nu Skin Việt Nam đã trao tặng hơn 4,8 tỷ đồng cho Chương trình Nhịp tim Việt Nam thuộc VinaCapital Foundation, nhằm mang đến cơ hội phẫu thuật cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh.
Ước mơ trở thành luật sư của cô gái dân tộc Mông 3 lần bị “kéo vợ”

Ước mơ trở thành luật sư của cô gái dân tộc Mông 3 lần bị “kéo vợ”

(LĐTĐ) Khi bố hỏi: “Con có muốn không?”, Sùng Thị Sơ bật khóc nức nở: “Bố cứu con, con không muốn đâu, con muốn được về nhà”. Những lời cầu cứu trong lần thứ 3 bị kéo về nhà một chàng thanh niên lạ làm vợ đến bây giờ Sơ vẫn không thể quên...
Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: Sống để yêu thương!

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: Sống để yêu thương!

(LĐTĐ) Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 không chỉ là dấu mốc thời gian, mà còn là nguồn cảm hứng sâu sắc, khơi gợi những bài học về việc xây dựng hạnh phúc bền vững trong thời đại mới.
Nồm ẩm kéo dài đến bao giờ?

Nồm ẩm kéo dài đến bao giờ?

(LĐTĐ) Cô nhân viên văn phòng mỗi ngày cảm thấy khó chịu với độ ẩm nồm, từ việc lau nhà cho đến bảo vệ con nhỏ. Với cô việc chống nồm cần phải sáng tạo và kiên trì.
TP.HCM: Hơn 5.500 đối tượng cai nghiện và bảo trợ xã hội chưa được cấp mã định danh cá nhân

TP.HCM: Hơn 5.500 đối tượng cai nghiện và bảo trợ xã hội chưa được cấp mã định danh cá nhân

(LĐTĐ) Nguyên nhân do các đối tượng này thuộc diện nhân khẩu đặc biệt như người lang thang, xin ăn, không nơi nương tựa, người bị lẫn, bại não; tính xác thực thông tin qua lời khai phía người cai nghiện còn thấp, một số trường hợp không nhớ thông tin cá nhân, khai không đúng thông tin ban đầu.
Cần chế tài mạnh để xử phạt người nổi tiếng phát ngôn lệch chuẩn

Cần chế tài mạnh để xử phạt người nổi tiếng phát ngôn lệch chuẩn

(LĐTĐ) Mức xử phạt vài triệu đồng đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng phát ngôn lệch chuẩn trên mạng là chưa đủ sức răn đe, để hạn chế các tình trạng vi phạm cần có quy định xử phạt mới, tăng mức tiền phạt cũng như hình phạt bổ sung với mỗi hành vi vi phạm.
Để không bị chiếm đoạt quyền điều khiển điện thoại

Để không bị chiếm đoạt quyền điều khiển điện thoại

(LĐTĐ) Để không bị chiếm đoạt quyền điều khiển điện thoại, người dùng chỉ nên tải phần mềm từ các kho ứng dụng chính thức và không thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng lạ; không tải bất kỳ phần mềm nào không rõ nguồn gốc, không nằm trên ứng dụng Store; không được cấp quyền cho bất kỳ ứng dụng lạ nào; không click vào các link người lạ gửi.
Khánh thành công trình lớp học Điểm trường Đồng Đờng, Quảng Trị

Khánh thành công trình lớp học Điểm trường Đồng Đờng, Quảng Trị

(LĐTĐ) Điểm trường Đồng Đờng, Trường Mầm non Sơn Ca (xã Mò Ó, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) được khánh thành và đi vào sử dụng, giúp hơn 70 em nhỏ nơi đây được học tập trong môi trường an toàn, sạch đẹp, không còn phải học lớp ghép và lớp tạm nữa.
Xem thêm
Phiên bản di động