Gốm sứ Bát Tràng: Từ góc nhìn làng nghề truyền thống
Nguồn gốc làng gốm Bát Tràng
Người dân trong làng vẫn thường truyền miệng nhau về nguồn gốc của nghề gốm ở đây. Theo lời kể của của cô Phạm Thị Hải – một nghệ nhân gốm sử ở làng nghề vốn từ rất xa xưa vào thời nhà Lý, làng có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay còn gọi là Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay còn gọi là Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống.
Làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng. |
Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước, ba vị Thái học sinh này đi qua Thiều Châu (nay là Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) thì gặp bão nên phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, nhân lúc dừng chân, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật rồi đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho làng Bát Tràng nước men rạn trắng, Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ, còn Lưu Phương Tú thì truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời Đô về Thăng Long và mang theo 36 làng nghề, trong đó có làng gốm sứ Bát Tràng. Tuy nhiên, làng gốm sứ Bát Tràng ra sau nên có lịch sử muộn hơn vào khoảng thế kỷ thứ 14.
Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trên cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng. Chỉ có điều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của Văn hoá Hoà Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn, có sự giao lưu cũng như chịu sự ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc.
Sản phẩm gốm của Làng nghề truyền thống
Không chỉ được biết đến bởi lịch sử hình thành lâu đời, gốm sứ Bát Tràng trở nên nổi tiếng còn nhờ vào chất lượng gốm sứ tốt bởi kỹ thuật làm nghề tinh xảo của người dân làng nghề. Gốm sứ Bát Tràng được làm từ những nguyên liệu chọn lọc nhất. Đất để làm gốm Bát Tràng được tuyển chọn kỹ trước khi sản xuất sản phẩm. Đất sản xuất chủ yếu là đất Trúc Thôn và đất Cao lanh. Đất Cao lanh loại 1 được khai thác từ vùng đất Chí Linh Sao Đỏ, còn đất Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 1650°C được người dân Bát Tràng ưa dùng.
Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả màu ngà, đục.
Đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. |
Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men ngọc cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có màu xám nâu. Những sản phẩm không chỉ đẹp chất lượng mà còn đa dạng từ đồ gốm gia dụng như các loại bát đĩa, chậu hoa, âu… hay đồ gốm dùng làm đồ thờ cùng đồ trang trí mô hình nhà, long đình…
Tất cả các loại hình sản phẩm đều được chế tác tinh xảo theo một quy trình nghiêm ngặt cùng với tay nghề của những người dân dày dạn kinh nghiệm. Để có được một sản phẩm gốm sử hoàn chỉnh cần phải trải qua ba quy trình chính. Đầu tiên là quá trình tạo cốt gốm bao gồm các công đoạn chọn đất, xử lý, pha chế đất, tạo dáng, phơi sấy và sửa hàng mộc. Tiếp theo đó là quá trình trang trí hoa văn và phủ men cũng gồm các bước nhỏ như chế tạo men, tráng men và sửa hàng men. Cuối cùng là quá trình nung, người làm gốm sẽ phải chuẩn bị lò nung, bao nung, nhiên liệu sau đó chồng lò lên rồi vào bước đốt lò.
Theo cô Hải chia sẻ gốm sứ làng Bát có những đặc điểm rất riêng với những kỹ thuật làm gốm là bí quyết riêng của mỗi gia đình. Làng Gia Cao thuộc xã Bát Tràng cũng theo làm nghề gốm hay trên khắp đất nước Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều nơi theo làm nghề gốm, mặc dù vậy với những nét độc đáo khác lạ, bề dày lịch sử và chất lượng siêu Việt của gốm sứ Bát Tràng đã đem đến cho gốm sứ nơi đây vị trí mà hiếm có làng nghề làm gốm nào có được.
Sản phẩm gốm sử Bát Tràng không chỉ được người dân trong nước yêu mến mà còn có được sự ngưỡng mộ của các nước bạn. Trong thời buổi kinh tế hội nhập, các sản phẩm gốm sử Bát Tràng được xuất khẩu với số lượng lớn ra các nước như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc… Danh tiếng làm nghề được mở rộng cũng như đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Theo cô Hải chia sẻ với nghề truyền thống làm gốm có thể đem lại nguồn thu nhập ổn định, những gia đình có điều kiện mở rộng sản xuất còn có thể nhờ việc xuất khẩu để làm giàu.
Làng gốm sứ Bát Tràng còn trở thành một địa danh thăm quan cho khách du lịch trong và ngoài nước. Mỗi năm vào ngày mùa hội, đặc biệt là Ngày thi khóa hội diễn ra vào tháng 2 Âm lịch là lễ hội truyền thống của làng cũng là dịp du khách đến thăm quan với số lượng lớn.
Đến với làng gốm sứ Bát Tràng, du khách sẽ được trải nghiệm với công việc làm gốm và được tìm hiểu về lịch sử của làng truyền thống. Trước kia trong làng có 25 dòng họ, nhưng hiện nay chỉ còn lại 23 dòng họ tiếp tục sinh sống và lưu truyền nghề làm gốm truyền thống.
Thời xưa các lò gốm thủ công tuyệt đối giấu nghề theo phương pháp cha truyền con nối. Nhưng đến nay, trong đời sống cũng như quá trình sản xuất của người Bát Tràng đã có tinh thần cộng đồng cao và ý thức bảo vệ quyền lợi nghề nghiệp.Người dân nơi đây luôn tự hào về làng nghề truyền thống và mong muốn duy trì làng nghề cũng như sản xuất ra những sản phấm gốm sức chất lượng nhất.
Phong Lan
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26